Những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã vươn lên với những thành tựu đáng kể và tăng trưởng vượt bậc khi chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của nhiều tỉnh thành, điều này đã tạo nên những thay đổi quan trọng trong các bảng xếp hạng. Những con số và tên gọi trên đó không chỉ là các dữ liệu khô khan mà còn phản ánh sự cố gắng, đổi mới và quá trình nỗ lực lâu dài của cả nền kinh tế. Hãy cùng nhìn lại những điểm sáng đáng chú ý, thành tựu nổi bật và tiềm năng phát triển của nước ta thông qua xếp hạng top 10 tỉnh thành giàu nhất Việt Nam năm nay dưới đây nhé.
Top 10 tỉnh thành giàu nhất Việt Nam hiện nay
Các tiêu chí đánh giá sẽ tập trung vào nguồn tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng hiện đại, khu công nghiệp phát triển và mức sống của người dân trong những năm gần đây. Hãy cùng chúng tôi điểm qua danh sách top 10 tỉnh giàu nhất Việt Nam để thấy sự phát triển ngày càng bền vững của đất nước ngay sau đây nhé!
10. Khánh Hòa
Nhắc về các tỉnh giàu nhất Việt Nam thì không thể không kể đến Khánh Hòa, đây là một trong những trung tâm du lịch trọng điểm, có sự tăng trưởng nhanh chóng và bền vững đứng top 10 trong nền kinh tế Việt Nam. Theo số liệu thống kê từ Ủy ban nhân dân tỉnh cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh đạt 11,55%, trong đó:
– Giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng tăng 15,5%.
– Giá trị nông lâm thủy sản tăng 2,81%.
– Ngành dịch vụ du lịch tăng 14,5%.
Vào năm 2022, Khánh Hòa đã ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng với GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh) đứng đầu cả nước khi tăng 20,7% so với năm 2021. Mặt khác, theo báo cáo của Cục Thống kê vào quý I/2023, GRDP của tỉnh đạt 13.248,9 tỷ đồng, tăng 9,07% so với cùng kỳ năm trước và đứng thứ 4 trong cả nước.
Kết thúc năm 2022, mức thu nhập bình quân đầu người của tỉnh đạt gần 77 triệu đồng, tuy nhiên, chỉ bằng 80% mức trung bình chung của Việt Nam do bị tác động nhiều bởi dịch bệnh Covid-19, khách du lịch giảm,….
Khánh Hòa nổi bật với bờ biển dài hơn 200km và gần 200 hòn đảo lớn nhỏ cùng nhiều vịnh biển tuyệt đẹp như Vân Phong, Cam Ranh, Nha Trang (được xếp vào danh sách 12 vịnh có phong cảnh thiên nhiên đẹp nhất thế giới),…. Với khí hậu ôn hòa, nhiệt độ trung bình 26⁰C, hơn 300 ngày nắng trong năm, nhiều di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh, Khánh Hòa đã trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách.
Lĩnh vực dịch vụ – du lịch là ngành phát triển mạnh mẽ nhất tại đây, thu hút hơn 2,57 triệu lượt khách lưu trú vào năm 2022 (tăng gần 4,3 lần so với cùng kỳ năm trước). Các hình thức du lịch ở Khánh Hòa cực kỳ đa dạng, bao gồm sinh thái biển đảo, tham quan – vãn cảnh, di tích văn hóa,….
Ngoài ra, Nha Trang – Khánh Hòa còn là nơi đã tổ chức nhiều cuộc thi hoa hậu danh giá như Hoa hậu Việt Nam, Hoa hậu Thế giới người Việt vào các năm 2007 và 2009, Hoa hậu Hoàn vũ năm 2008, Hoa hậu Trái Đất năm 2010,…. Bên cạnh đó, Festival Biển (Nha Trang) cũng diễn ra hai năm một lần đã góp phần quảng bá vẻ đẹp du lịch Khánh Hòa ra thế giới.
9. Thành phố Đà Nẵng – Thành phố du lịch
Đà Nẵng – thành phố trực trực thuộc trung ương, tọa lạc ở Nam Trung Bộ, được biết đến là một trung tâm quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, xã hội, khoa học, công nghệ cũng như y tế chuyên sâu. Ngoài ra, nền kinh tế của Đà Nẵng rất đa dạng, bao gồm cả công – nông nghiệp, dịch vụ, du lịch và thương mại. Đặc biệt, dịch vụ và du lịch là lĩnh vực chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của thành phố.
Từ năm 2011, tỷ trọng của ngành dịch vụ trong GDP là 51%, công nghiệp – xây dựng là 46%, và nông nghiệp là 3%. Nhưng đến năm 2020, ngành dịch vụ đã tăng lên từ 62-65%, công nghiệp – xây dựng giảm xuống 35-37% và nông nghiệp tiếp tục giữ tỷ lệ 1 – 3%.
Theo Cục trưởng Cục Thống kê thành phố Trần Văn Vũ cho biết, tăng trưởng GRDP của Đà nẵng năm 2022 ước đạt là 14,05% so với năm năm trước, đứng thứ 3 cả nước. Trong đó, khu vực dịch vụ đóng vai trò trụ đỡ chính với tốc độ tăng trưởng cả năm là 17,85%. Nếu xem xét trên phạm vi cả nước, vào năm 2022, GRDP của Đà Nẵng đứng thứ 3 trong số 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tốc độ phát triển và đứng thứ 17 về quy mô.
Thương mại cũng phát triển mạnh mẽ với 30 trung tâm thương mại và siêu thị trên địa bàn thành phố. Tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng trưởng với tỷ lệ 21,1% mỗi năm. Đà Nẵng còn có hai chợ lớn là chợ Hàn và Chợ Cồn, cùng với các siêu thị lớn như Metro, BigC, Vincom, Parkson, Lotte Mart, siêu thị Co.opMart, Intimex, Viettronimex, Nguyễn Kim,….
Với vị trí địa lý đặc biệt, nằm ở trung tâm của đất nước và trên trục giao thông Bắc – Nam qua đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, Đà Nẵng có lợi thế giao thông thuận lợi khi cách Hà Nội 764 km về phía Bắc và cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam. Ngoài ra, thành phố còn là nơi tụ hội của các di sản văn hóa thế giới như cố đô Huế, thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An, động Phong Nha – Kẻ Bàng,….
Cầu Vàng – Đà Nẵng
8. Quảng Ninh
Quảng Ninh là một tỉnh nằm ở phía Đông Bắc Bộ, giáp biên giới với Trung Quốc ở phía Bắc, vịnh Bắc Bộ ở hướng Đông, ba tỉnh (Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương) ở phía Tây và Hải Phòng ở phía Nam. Tỉnh này được biết đến với nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng, bao gồm các loại đặc thù như than đá, đất sét, cao lanh tấn mài, cát thủy tinh và đá vôi. Điều đặc biệt mà không phải tỉnh thành phố nào cũng có được là Quảng Ninh sở hữu trữ lượng lớn các loại tài nguyên thiên nhiên.
Với vị trí đắc địa và nguồn khoáng sản phong phú, Quảng Ninh trở thành một tỉnh trọng điểm của vùng kinh tế phía Bắc. Đồng thời, đây cũng là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam, thu hút lượng lớn khách tham quan từ nhiều quốc gia, nổi tiếng với kỳ quan thiên nhiên thế giới – Vịnh Hạ Long, được UNESCO công nhận về giá trị thẩm mĩ và địa chất. Bên cạnh đó, Quảng Ninh cũng đáng chú ý với nhiều khu kinh tế đang phát triển. Trong đó, Trung tâm thương mại Móng Cái đóng vai trò là đầu mối giao thương giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc và các nước trong khu vực.
Vào năm 2022, tỉnh Quảng Ninh ghi nhận tốc độ tăng trưởng GRDP ấn tượng lên tới 10,2%, đạt 10,28%, đứng thứ 4 trong khu vực Đồng bằng sông Hồng, thứ 13 trên 63 tỉnh thành trong cả nước. Đồng thời, kinh tế của cả ba lĩnh vực, bao gồm dịch vụ, công nghiệp – xây dựng,và nông – lâm – ngư nghiệp, đều đã tăng trưởng hơn so với năm 2021.
Trong đó, khu vực dịch vụ đã phục hồi mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng cao, đạt 14,37% và trở thành động lực chính thúc đẩy sự phát triển của Quảng Ninh, đồng thời bù đắp cho sự suy giảm của các ngành, lĩnh vực khác. Đáng chú ý là GRDP bình quân đầu người ước đạt 197,6 triệu đồng / người, đứng thứ hai trong cả nước về mức độ tăng trưởng kinh tế.
Bên cạnh đó, ngành công nghiệp như than, điện, cảng biển, cửa khẩu và du lịch,… đều có mức lương bình quân cao cho lao động, góp phần tăng cường đời sống kinh tế của dân cư.
7. Bắc Ninh
Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất tại Việt Nam, thuộc đồng bằng sông Hồng và nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Thành phố Bắc Ninh nằm cách trung tâm Hà Nội 30km về phía Đông Bắc và tiếp giáp với các tỉnh:
– Hà Nội ở phía Tây và Tây Nam.
– Bắc Giang ở phía Bắc.
– Hải Dương ở phía Đông và Đông Nam.
– Hưng Yên ở phía Nam.
Bắc Ninh từng là trung tâm xứ Kinh Bắc cổ xưa và hiện nay vẫn duy trì khoảng 41 lễ hội đáng chú ý trong năm, chẳng hạn như hội chùa Dâu, Hội Lim, hội đền Đô, hội đền Bà Chúa Kho,….
Theo thông tin từ buổi họp báo của Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh sáng 30/12/2022 cho biết: Năm 2022, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) đã ghi nhận sự tăng trưởng 7,39% so với năm 2021, đây là mức tăng cao nhất trong giai đoạn từ 2019 – 2022. Quy mô GRDP theo giá hiện hành năm 2022 ước đạt 248.376 tỷ đồng, đứng thứ 4 trong khu vực đồng bằng sông Hồng và thứ 9 trên toàn quốc. Trong đó:
– Khu vực nông, lâm, thuỷ sản đã tăng 0,52%
– Công nghiệp – xây dựng tăng 6,49%
– Các ngành dịch vụ ghi nhận mức tăng cao nhất là 13,67%
– Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 2,83%.
Năm 2022, công nghiệp chế biến chế tạo tiếp tục là nguồn động lực chủ đạo cho sự tăng trưởng kinh tế. Tính chung trong cả năm, giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp tăng 6,89%, trong đó, công nghiệp chế biến chế tạo ghi nhận tăng trưởng 6,91%. Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu giữ nguyên vị trí thứ 2 cả nước (chỉ sau Thành phố Hồ Chí Minh) khi tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2021.
Chùa Phật Tích – Bắc Ninh
6. Hải Phòng
Hải Phòng – thành phố cảng quan trọng, là trung tâm công nghiệp và có cảng biển lớn nhất ở phía Bắc Việt Nam. Mặt khác, đây cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học, thương mại và công nghệ của Vùng duyên hải Bắc Bộ. Với vị trí quan trọng này, Hải Phòng trở thành thành phố lớn thứ 3 tại Việt Nam, đứng thứ 2 tại miền Bắc (chỉ sau Hà Nội). Đồng thời là một trong 5 thành phố trực thuộc trung ương, được xếp vào đô thị loại 1 – cấp quốc gia cùng với Đà Nẵng và Cần Thơ.
Xem thêm : Phụ nữ thích loại bao cao su nào nhất? Có thể bạn chưa biết
Không chỉ là một thành phố cảng công nghiệp, Hải Phòng còn có tiềm năng du lịch rất lớn. Thành phố này đặc biệt ấn tượng với nhiều kiến trúc đa dạng, từ truyền thống với các chùa, đình, miếu cổ cho đến tân cổ điển Pháp trên các khu phố cổ phù hợp với du lịch tâm linh. Ngoài ra, Hải Phòng còn sở hữu khu dự trữ sinh quyển thế giới của UNESCO tại Quần đảo Cát Bà cùng với nhiều bãi biển và khu nghỉ dưỡng tại Đồ Sơn. Văn hóa độc đáo và ẩm thực phong phú cũng là điểm đặc biệt của thành phố này.
Về mặt kinh tế, Hải Phòng đã đạt vị trí thứ 3 trong số 5 thành phố trực thuộc trung ương về tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2022. Cụ thể, GRDP của tỉnh đạt khoảng 366 nghìn tỷ đồng, ghi nhận mức tăng 12,32% so với cùng kỳ. Chỉ số này đã giúp cho thành phố vươn lên ở vị trí thứ 8 cả nước và thứ 2 ở vùng đồng bằng sông Hồng về GRDP.
5. Đồng Nai
Đồng Nai là một tỉnh nằm ở miền Đông Nam Bộ với diện tích 5.894,73 km², chiếm 1,76% tổng diện tích tự nhiên của cả nước và 25,5% của vùng Đông Nam Bộ. Vị trí địa lý của Đồng Nai rất thuận lợi khi giáp với nhiều tỉnh thành:
– Bình Thuận về phía Đông.
– Lâm Đồng về phía Đông Bắc.
– Bình Dương và Bình Phước về phía Tây Bắc.
– Thành phố Hồ Chí Minh về phía Tây.
– Bà Rịa – Vũng Tàu về phía Nam.
Theo UBND Đồng Nai, vào năm 2019, thu nhập bình quân đầu người của tỉnh đạt 4.810 USD, vượt xa mục tiêu đã đề ra là 210 USD / người theo Nghị quyết của HĐND tỉnh. Trong nhiều năm qua, Đồng Nai đã duy trì mức tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) từ 8% đến 9%/năm. Mặt khác, tỉnh đã áp dụng nhiều chính sách thành công như thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệp chọn lọc. Bên cạnh đó, Đồng Nai còn được ghi nhận là tỉnh đầu tiên hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới trong cả nước.
Kết thúc năm 2022, Ông Trần Quốc Tuấn – Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai cho biết: Kinh tế của tỉnh Đồng Nai tiếp tục phục hồi mạnh mẽ và đạt được tăng trưởng đáng kể. Cụ thể, thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 133 triệu đồng; tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 233.979,73 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng 9,22% so với 2021, đứng thứ 2 khu vực miền Đông Nam bộ và đứng thứ 4 trên cả nước. Trong đó:
– Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,89%.
– Công nghiệp, xây dựng tăng 9,06%.
– Dịch vụ tăng 13,08%.
– Thuế sản phẩm tăng 6,26%.
Bên cạnh đó, thu ngân sách cũng có kết quả tích cực khi đạt hơn 62 nghìn tỷ đồng, với tỉ lệ 114% so với dự toán năm. Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu ghi nhận mức tăng trên 13% với con số 24,6 tỷ USD và nhập khẩu đạt 18,8 tỷ USD. Nhờ vào lợi thế xuất khẩu, giá trị xuất siêu của tỉnh Đồng Nai đạt 5,75 tỷ USD.
Thác Đá Hàn đẹp tựa chốn bồng lai tiên cảnh ở Đồng Nai
4. Bà Rịa – Vũng Tàu
Bà Rịa – Vũng Tàu là một tỉnh ven biển nằm trong Đông Nam Bộ, thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đồng thời dễ dàng kết nối các địa phương khác qua đường bộ, đường không, đường thủy và đường sắt khi giáp với nhiều tỉnh thành:
– Đồng Nai về phía Bắc.
– Thành phố Hồ Chí Minh về phía Tây.
– Bình Thuận về phía Đông.
– Biển Đông về phía Nam.
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nổi bật với các hoạt động kinh tế chủ yếu là khai thác dầu khí, chiếm tới 93% tổng trữ lượng dầu mỏ và 16% tổng trữ lượng khí thiên nhiên của cả nước. Nơi này cũng đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực du lịch, cảng biển và công nghiệp nặng của Việt Nam.
Với vị trí giáp biển Đông, các dịch vụ cảng biển và logistics ngày càng phát triển mạnh mẽ. Song song đó, lĩnh vực du lịch cũng trở thành một trụ cột tiềm năng góp phần tăng GRDP cho nền kinh tế khi sở hữu các bãi biển nổi tiếng và khu resort cao cấp.
Theo báo cáo của Cục Thống kê Bà Rịa – Vũng Tàu về tình hình kinh tế – xã hội năm 2022, kinh tế địa phương đã vượt qua những khó khăn và thách thức, với tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 224.403 tỷ đồng, tăng trưởng 7,15% so với năm trước, cụ thể theo khu vực kinh tế:
– Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,4%.
– Công nghiệp – xây dựng tăng 5,39%.
– Dịch vụ tăng 21,06%.
Tuy nhiên, công nghiệp vẫn là ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh, trong đó công nghiệp khai thác dầu thô và khí đốt chiếm 41,84% tổng GRDP, công nghiệp chế biến chế tạo chiếm 18,95%. Sự đóng góp ổn định và bền vững của kinh tế công nghiệp được hỗ trợ bởi quy mô lớn của ngành này (chiếm gần 70% GRDP). Bên cạnh đó, các khu công nghiệp được đánh giá cao nhờ sự phát triển của hạ tầng và thế cảng nước sâu, thu hút đầu tư tiếp tục.
3. Bình Dương
Bình Dương là một tỉnh nằm ở khu vực Đông Nam Bộ và thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Theo thông tin từ Khảo sát mức sống dân cư năm 2022 do Tổng cục Thống kê công bố, tỉnh này có thu nhập bình quân đầu người cao nhất trong cả nước, đạt 8,076 triệu đồng / người / tháng. Ngoài ra, chỉ số GRDP đã ghi nhận mức tăng ấn tượng là 8,01%, trong đó, GRDP bình quân đầu người đạt 170 triệu đồng và đứng thứ 5 trong số 63 tỉnh thành.
Bình Dương là một mô hình thành phố công nghiệp đẳng cấp, thể hiện sức mạnh kinh tế dựa trên năng suất, chất lượng và khả năng đổi mới quản trị của các cấp chính quyền để phù hợp trong nền kinh tế số. Với tiềm năng mạnh mẽ, nơi đây đã và đang trở thành hình mẫu độc đáo cho sự phát triển thịnh vượng của Việt Nam cũng như cộng đồng ASEAN.
Tổng cộng có khoảng 28 khu công nghiệp đang hoạt động và nhiều nơi có diện tích cho thuê lớn như Sóng Thần I, Sóng Thần II, Đồng An, Nam Tân Uyên, Tân Đông Hiệp A, Việt Hương, VSIP – Việt Nam Singapore, Mỹ Phước 1, 2, 3, 4, 5,…. Các khu công nghiệp này đã thu hút tổng cộng 938 dự án đầu tư, trong đó có 613 dự án đầu tư từ nước ngoài với tổng vốn đầu tư 3.483 triệu USD và 225 dự án đầu tư trong nước với vốn 2.656 tỷ đồng.
Ngoài ra, tỉnh cũng tập trung vào phát triển mạnh mẽ một số ngành công nghiệp chủ lực như gỗ, giày dép, dệt may, điện tử, linh kiện,…. Những ngành này đã có quy mô lớn và giá trị xuất khẩu cao, góp phần thúc đẩy nguồn lực kinh tế của tỉnh. Bên cạnh đó, nơi này cũng tập trung nhiều trường đại học lớn, trường cao đẳng và trường dạy nghề có uy tín.
Nhà Thờ Phú Cường – Bình Dương
2. Thủ đô Hà Nội
Hà Nội – thủ đô của Việt Nam và là thành phố giàu có thứ hai trong cả nước với chỉ số GRDP xấp xỉ 1.196 nghìn tỷ đồng trong năm 2022, tăng 8,89% so với năm 2021, vượt kế hoạch đề ra (7,0% – 7,5%). Hà Nội có thu nhập bình quân đầu người đứng ở vị trí thứ hai với con số là 6,423 triệu đồng / người / tháng (chỉ sau Bình Dương và TP, HCM). Hơn nữa, với vị trí địa lý thuận lợi, tiếp giáp sông Đà và hai bên sông Hồng đã giúp thành phố phát triển thành một trung tâm quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, giao thông trong nước,….
Bên cạnh đó, chất lượng cuộc sống tại Hà Nội khá cao, điều này đã thúc đẩy việc xây dựng nhiều trung tâm thương mại lớn như Times City, Royal City, AEON Mall,… để đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân. Thành phố cũng có nhiều địa điểm du lịch và dịch vụ vui chơi, giải trí đa dạng và phong phú, thu hút nhiều khách du lịch cả trong và ngoài nước.
Giáo dục và y học tại Hà Nội cũng được đánh giá là tiên tiến và hiện đại. Điều này đã làm cho thành phố trở thành điểm đến lý tưởng cho nhiều người đến sinh sống, làm việc và học tập.
1. Thành phố Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh là thành phố giàu nhất Việt Nam cũng như có nền kinh tế phát triển hàng đầu tại nước ta, khi thu hút rất nhiều đầu tư nước ngoài. Thành phố chiếm 0,6% diện tích, 8,34% dân số của cả nước nhưng lại đóng góp đến 20,5% tổng sản phẩm GDP, 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp và 37,9% số lượng dự án nước ngoài. Nền kinh tế đa dạng với nhiều lĩnh vực kinh doanh như khai thác mỏ, thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp, chế biến, du lịch, xây dựng và tài chính. Bên cạnh đó, mức tiêu thụ của nơi này cũng cao hơn rất nhiều so với các tỉnh khác của Việt Nam, gấp 1,5 lần so với thủ đô Hà Nội.
Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, thành phố đã trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và Đông Nam Á, bao gồm các loại hình giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không. Thành phố cũng là điểm đến hấp dẫn với khoảng 3.4 triệu khách du lịch quốc tế vào năm 2022, tăng 100% so với cùng kỳ năm 2021. Ngoài ra, các lĩnh vực giáo dục, truyền thông, thể thao và giải trí cũng đóng vai trò quan trọng tại thành phố này.
Nhà thờ Đức Bà – Thành phố Hồ Chí Minh
Danh sách các tỉnh, thành phố giàu nhất theo từng khu vực
Trong nền kinh tế của một quốc gia, các khu vực thường không được phân bố đồng đều về tài nguyên nên tiềm năng phát triển cũng khác nhau. Hãy cùng chúng tôi khám phá danh sách các tỉnh, thành phố giàu nhất theo từng khu vực, nơi đóng góp quan trọng vào sự thịnh vượng của quốc gia trong nội dung dưới đây nhé.
1. Tỉnh nào giàu nhất miền Bắc?
Miền Bắc Việt Nam là một vùng đất đầy tiềm năng phát triển với tài nguyên thiên nhiên phong phú, điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các nguồn năng lượng tái tạo như điện mặt trời và gió. Bên cạnh đó, khu vực này cũng có vị trí địa lý thuận lợi, nền văn hóa, du lịch đa dạng và nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn. Việc khai thác và phát triển bền vững các tiềm năng này sẽ đem lại nhiều cơ hội cho sự phát triển và thịnh vượng của miền Bắc Việt Nam trong tương lai.
Dưới đây là danh sách 10 tỉnh giàu nhất miền Bắc Việt Nam theo GRDP năm 2022:
– Thành phố Hà Nội
– Tỉnh Bắc Ninh
– Tỉnh Hải Dương
– Tỉnh Hải Phòng
– Tỉnh Quảng Ninh
– Tỉnh Vĩnh Phúc
– Tỉnh Phú Thọ
– Tỉnh Bắc Giang
– Tỉnh Hưng Yên
2. Các tỉnh giàu nhất miền Trung
Miền Trung Việt Nam là một vùng đất đa dạng về tài nguyên thiên nhiên, văn hóa, kinh tế và có tiềm năng phát triển rất nhanh chóng. Khu vực này có nhiều cảng biển lớn như Đà Nẵng, Cẩm Ranh, Quy Nhơn,… tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động giao thương, xuất nhập khẩu và du lịch biển. Bên cạnh đó, nơi đây cũng có tiềm năng phát triển mạnh mẽ về các ngành công nghiệp liên quan đến biển như chế biến thủy sản, du lịch biển và hàng hải. Nhìn chung, sự khai thác và phát triển bền vững những tiềm lực này sẽ đem lại cơ hội phát triển mạnh mẽ và bền vững cho miền Trung Việt Nam.
Dưới đây là các tỉnh thành ở miền Trung đang có mức GRDP cao nhất năm 2022, hứa hẹn sẽ có bước phát triển tăng vọt trong tương lai:
– Thành phố Đà Nẵng
– Tỉnh Khánh Hòa
– Tỉnh Bình Thuận
3. Các tỉnh giàu nhất miền Nam
Miền Nam nước ta là vùng đất có tiềm lực kinh tế đáng kể, đóng góp quan trọng vào sự phát triển và thịnh vượng của cả quốc gia. Trong đó, những yếu tố quan trọng đưa miền Nam trở thành một trong những khu vực trọng điểm hàng đầu của Việt Nam là:
– Cơ sở hạ tầng phát triển, bao gồm đường cao tốc, đường sắt, cảng biển, sân bay,….
– Tập trung nhiều trung tâm tài chính, thương mại, công nghiệp hàng đầu Việt Nam.
– Ngành công nghiệp đa dạng, bao gồm chế biến nông sản, sản xuất điện tử, công nghệ thông tin, công nghiệp dầu khí, công nghiệp gỗ và may mặc,….
– Tiềm năng về năng lượng tái tạo như mặt trời và gió.
– Diện tích đất đai phong phú và khí hậu thuận lợi cho việc canh tác nhiều loại cây trồng và chăn nuôi.
Dưới đây là danh sách 10 tỉnh giàu nhất miền Nam Việt Nam theo GRDP năm 2022:
– Thành phố Hồ Chí Minh
– Tỉnh Bình Dương
– Tỉnh Đồng Nai
– Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
– Tỉnh Long An
– Tỉnh Tiền Giang
– Tỉnh An Giang
– Tỉnh Kiên Giang
– Tỉnh Cần Thơ
– Tỉnh Đồng Tháp
Biển Long Hải – Vũng Tàu
Nhìn chung, không chỉ top 10 tỉnh giàu nhất Việt Nam mà trên toàn đất nước, Chính phủ luôn nỗ lực hỗ trợ từng địa phương phát triển để làm giàu và gia tăng sự thịnh vượng, từ đó góp phần cải thiện thu nhập bình quân đầu người, nâng cao chất lượng cuộc sống, giúp người dân có một cuộc sống an lành, hạnh phúc hơn. Hy vọng rằng với bảng xếp hạng top 10 tỉnh thành giàu nhất Việt Nam hiện nay mà Phương Nam 24h đã cung cấp sẽ mang lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích và thú vị về tình hình phát triển của nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp