Chúng ta thường biết rằng 1 năm sẽ có 365 ngày nhưng không phải năm nào cũng vậy và sẽ có năm nhuận với 366 ngày. Vậy mấy năm nhuận một lần và cách tính năm nhuận như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.
- Dịch biển số xe 04104 (Bất Tứ Nhất Bất Tứ)
- Lyn là thương hiệu của nước nào? Giới thiệu về túi xách thương hiệu Lyn
- Giải đáp thắc mắc: Bị tuột bao cao su khi rút ra có thai không?
- Nguồn Gốc HOA TULIP ở Hà Lan ư? KHÔNG! Bạn Nhầm Rồi! Khám Phá Từ A-> Z về Hoa Tulip!
- Bị bỏng nên làm gì? 6 cách sơ cứu và trị bỏng tại nhà hiệu quả
1. Năm nhuận là gì? Mấy năm nhuận một lần?
Năm nhuận là năm có số ngày, số tháng tăng lên so với năm thông thường. Cụ thể:
– Năm nhuận Âm lịchlà năm có thêm 1 tháng. VD: Một số quốc gia ở châu Á sử dụng lịch âm như Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc sẽ tính thêm một tháng âm lịch trong năm nhuận như năm 2017 có hai tháng 6 âm lịch, năm 2020 có hai tháng 4 âm lịch.
– Năm nhuận Dương lịch là một năm có tổng cộng 366 ngày. Ngày nhuận chính là ngày 29 tháng 2 và hầu hết các nước trên thế giới đều công nhận và sử dụng ngày này.
Trong lịch Dương thì 4 năm nhuận một lần còn trong lịch Âm thì 3 năm nhuận một lần. Chi tiết cách tính và diễn giải về năm nhuận ở trong mục sau.
2. Cách tính năm nhuận
2.1. Tính năm nhuận Dương lịch
Lịch Dương được tính theo vòng quay Trái đất quanh mặt trời. Trái đất quay quanh mặt trời hết 365 ngày 6 giờ được tính là 1 chu kỳ và gọi là 1 năm Dương lịch. Mỗi năm sẽ dư 6 tiếng và 4 năm cộng dồn sẽ thành 24 tiếng (một ngày) và năm thứ 4 của chu kỳ sẽ tính thêm 1 ngày vào tháng 2 (ngày 29) gọi năm đó là năm nhuận. Có một mẹo tính năm nhuận Dương lịch đó là chúng ta lấy số năm cần tính chia cho 4. Nếu chia hết cho 4 thì năm đó nhuận còn không chia hết cho 4 thì năm đó không nhuận.
Ví dụ:
– Năm 2016, năm 2020 là năm nhuận vì 2016, 2020 chia hết cho 4.
– Năm 2018, năm 2021 không phải là năm nhuận vì 2018, 2021 không chia hết cho 4.
Ngoài ra, những năm có hai số 0 ở cuối (thế kỷ) thì chúng ta sẽ chia số năm cho 400 để tính năm nhuận. Nếu chia hết cho 400 thì năm đó nhuận và ngược lại thì năm đó không nhuận khi không chia hết cho 400.
Ví dụ:
– Năm 1600, năm 2000 là năm nhuận vì 1600, 2000 chia hết cho 400.
– Năm 1800, năm 2200 là năm không nhuận vì 1800, 2200 không chia hết cho 400.
2.2. Tính năm nhuận Âm lịch
Lịch Âm được tính theo vòng quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất. Mặt Trăng sẽ quay quanh Trái Đất hết 29,53 ngày (gọi là một chu kỳ) và một năm Âm lịch có 354 ngày (ít hơn Dương lịch 11 ngày). Với cách tính như vậy thì 3 năm Âm lịch sẽ ít hơn 33 ngày (hơn một tháng).
Để cân bằng giữa tuần trăng với thời tiết 4 mùa, cứ 3 năm Âm lịch người ta phải cho thêm một tháng nhuận để năm Âm lịch và Dương lịch không sai nhau nhiều. Nếu tính như vậy thì năm Âm lịch vẫn chậm so với năm Dương lịch. Để cân bằng lịch Âm – Dương, cứ 19 năm lại có một lần cách 2 năm thêm một tháng nhuận.
Xem thêm : Pháp luật là gì? Khái niệm và đặc trưng cơ bản của pháp luật?
Trong 19 năm Dương lịch có 228 tháng và 19 năm Âm lịch sẽ có 235 tháng, lịch Âm và Dương vẫn chênh lệch nhau 7 tháng. Trong 7 tháng chênh lệch này sẽ tính nhuận vào năm thứ 3, 6, 9, 11, 14, 17, 19 của chu kỳ 19 năm Âm lịch.
Để tính năm nhuận Âm lịch, người ta sẽ lấy số năm Dương lịch tương ứng chia cho 19, nếu chia hết hoặc cho ra các số dư 3, 6, 9, 11, 14, 17 thì năm đó sẽ có tháng nhuận.
Ví dụ:
– Năm 2017 Âm lịch sẽ nhuận vì 2017 chia 19 được 106 dư 3, có nghĩa 2017 có 1 tháng nhuận.
– Năm 2021 Âm lịch không phải năm nhuận vì 2021 chia cho 19 dư 7.
Nếu như bạn đã biết năm nào nhuận qua cách tính trên thì tháng nào sẽ nhuận là điều khá phức tạp và liên quan đến thiên văn học. Để đơn giản hóa thì bạn hãy theo dõi bảng liệt kê năm nhuận và tháng nhuận (từ năm 1995 – 2031) sau đây:
Năm
1995
1998
2001
2004
2006
2009
2012
Tháng nhuận
8
5
4
2
7
5
4
Năm
2014
2017
2020
2023
2025
2028
2031
Tháng nhuận
9
6
4
2
6
5
3
Với những chia sẻ trong bài viết, bạn sẽ hiểu hơn về cách tính năm nhuận và những chi tiết thú vị về cách tính này. Chúc các bạn thành công!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp