Bệnh gút có ăn thịt gà được không? Một số lưu ý trong chế biến

Bệnh gút có ăn được thịt gà không là thắc mắc thường gặp của nhiều người trong quá trình điều trị bệnh. Xét về mặt dinh dưỡng, loại thực phẩm này rất giàu protein, Vitamin B, chất chống oxy hóa… Tuy nhiên, thịt gà vẫn chứa purin, có khả năng khiến triệu chứng bệnh gout trở nên nghiêm trọng hơn. Người bệnh có thể thêm vào thực đơn hàng ngày nhưng nên chọn phần thịt ít purin, tiêu thụ với lượng vừa phải và chế biến đúng cách để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

bệnh gút có ăn thịt gà được không

Người bị bệnh gút có ăn thịt gà được không?

Thịt gà là loại thực phẩm giàu protein nạc và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, thành phần dinh dưỡng có chứa purin, có hại cho người mắc bệnh gout. Người bệnh có thể ăn nhưng cần cân nhắc về liều lượng, bộ phận ăn và cách chế biến để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Bởi mỗi bộ phận sẽ chứa hàm lượng purin khác nhau: (1)

  • Gan gà chứa lượng purin cao nhất
  • Phao câu chứa lượng purin thấp nhất
  • Ức, cánh, chân gà… chứa lượng purin vừa phải
  • Khi luộc gà cần loại bỏ phần da, rửa sạch và đun thật sôi
  • Tránh ăn món súp, món hầm từ gà

thịt trắng tốt cho sức khỏe

Giá trị dinh dưỡng của thịt gà

Thịt gà (không đi kèm gia vị) là loại thực phẩm ít natri, không đường, không tinh bột và giàu protein nạc. Thịt gà cũng chứa nguồn dưỡng chất dồi dào, có lợi cho quá trình trao đổi chất của cơ thể, bao gồm:

  • Protein nạc: Giúp ngăn ngừa tình trạng mất xương ở người bệnh bị loãng xương, viêm khớp, bệnh gout.
  • Vitamin B: Tất cả các Vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B5, B6, B12) và nhiều axit amin chứa lưu huỳnh, axit amin chuỗi nhánh có trong thịt gà là nguồn dưỡng chất quan trọng, có lợi cho sức khỏe tim mạch và cơ xương.
  • Khoáng chất (Selen, phốt pho): Selen tham gia vào quá trình trao đổi chất trong cơ thể, phốt pho là khoáng chất thiết yếu, giúp hỗ trợ răng, xương chắc khỏe, có lợi cho người bệnh gout.
  • Chất chống oxy hóa: Hỗ trợ cơ thể chống lại tình trạng mệt mỏi, mất trí nhớ…

Khác với các loại thịt đỏ, ức gà không xương, không da là loại thực phẩm thường được khuyến khích thêm vào thực đơn giảm cân lành mạnh.

Theo báo cáo từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), một khẩu phần ức gà nướng (85 gr) không xương, không da có chứa những thành phần dinh dưỡng quan trọng bao gồm: 128 gr calo; 2,7 gr chất béo, 44 mg natri, 26 gr đạm.

Nguồn dinh dưỡng trong thịt gà có thể giúp kiểm soát cân nặng, nồng độ cholesterol và huyết áp. Tuy nhiên, người mắc bệnh gout nên cân nhắc về lượng thịt ăn mỗi ngày, bộ phận nên ăn và cách chế biến để tránh bệnh tiến triển. (2)

giá trị dinh dưỡng của thịt gà

Hàm lượng purin ở từng bộ phận

Theo báo cáo của Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ, thực phẩm có chứa hàm lượng purin cao sẽ được tính trong khoảng từ 150-1000 mg/100gr. Thành phần dinh dưỡng giữa phần ức, đùi và cánh gà là khác nhau, hàm lượng purin cũng không ngoại lệ. Dưới đây là bảng tổng hợp chi tiết: (3)

Bộ phận gà (100g) Tổng hàm lượng purin Đánh giá Phao câu 68,8 mg Thấp Chân 122,9 mg Vừa phải Cánh 137,5 mg Vừa phải Ức gà không da 141,2 mg Vừa phải Gan

Thịt gà là loại thực phẩm có chứa hàm lượng purin vừa phải. Tuy nhiên, lượng purin trong mỗi bộ phận có sự chênh lệch đáng kể, dao động từ thấp đến cao. Người bệnh bị gout nên tránh ăn gan gà và hạn chế ăn các bộ phận có hàm lượng purin vừa phải để duy trì sức khỏe ổn định.

người bị gút có nên ăn thịt gà

Tham khảo chế độ ăn cho người bị gút tại đây.

Những lưu ý khi chế biến thịt gà cho bệnh nhân gout

Bên cạnh việc chọn bộ phận có hàm lượng purin thấp, người bệnh bị gout nên tham khảo hướng dẫn cách chế biến thịt gà để tránh bệnh tiến triển nặng hơn:

  • Loại bỏ phần da gà vì có chứa purin và chất béo không lành mạnh
  • Luộc gà trong nước sôi hoặc nướng trước khi ăn giúp làm giảm đáng kể hàm lượng purin trong thực phẩm, bao gồm hypoxanthine (cũng là một loại purin).
  • Tránh tẩm rượu, bia khi chế biến thịt gà
  • Tránh chế biến thịt gà với sữa giàu chất béo
  • Tránh ăn gà hầm hay nấu súp vì lượng purin trong quá trình chế biến sẽ giải phóng vào nước sốt, không tốt cho người mắc bệnh gout.
  • Khi chế biến gà, nên chọn dầu thực vật có đặc tính kháng viêm như: dầu bơ, dầu ô liu nguyên chất…
  • Nêm nếm thịt gà với các loại thực phẩm và hương vị có đặc tính kháng viêm như cà chua, nghệ…
  • Hàm lượng purin trong thịt gà bị ảnh hưởng đáng kể bởi nhiệt độ và thời gian bảo quản. Nếu nhiệt độ bảo quản thấp, thời gian đông lạnh ngắn có thể ức chế hoạt động của enzyme, từ đó làm giảm hàm lượng purin trong thịt gà.
  • Nên ăn thịt gà hữu cơ được chăn thả tự nhiên, tránh ăn thịt gà công nghiệp
  • Uống khoảng 250 ml nước trước khi ăn thịt gà
  • Tránh ăn gà rán vì không tốt cho sức khỏe

kiêng ăn gà rán

Thức ăn người bệnh gout nên tránh

Dưới đây là một số loại thực phẩm người bệnh gout nên tránh để bảo vệ sức khỏe: (4)

  • Đường: Các loại đường, đặc biệt là fructose có thể làm tăng nồng độ acid uric trong máu. Fructose là một dạng đường tự nhiên thường được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm như mật ong, nước ép trái cây, trái cây tươi (táo, lê, xoài, dưa hấu), trái cây sấy khô, nước giải khát, nước ngọt, nước tăng lực…
  • Thực phẩm chế biến sẵn: Nhóm thực phẩm này chứa nhiều carbohydrate tinh chế, liên quan trực tiếp đến nguy cơ mắc bệnh gout và hàng loạt vấn đề sức khỏe khác như tiểu đường tuýp 2, bệnh tim mạch, thừa cân, béo phì… Do đó, chế độ ăn nên hạn chế các món nướng, bánh ngọt, bánh quy, bánh mì trắng, kem, thức ăn nhanh, thực phẩm đông lạnh…
  • Thịt đỏ và nội tạng động vật (thịt bò, thịt nai, gan, tim, thận…): Đây là nhóm thực phẩm có chứa hàm lượng purin rất cao, được chứng minh làm tăng nồng độ acid uric, khiến triệu chứng bệnh gout trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Các món súp chế biến từ thịt, nước thịt hoặc thịt chế biến sẵn: Người bệnh gout chỉ nên ăn lượng vừa phải.
  • Protein động vật: Người bệnh gout nên hạn chế tiêu thụ protein động vật, nên thay bằng protein thực vật như đậu, trứng, các loại hạt, sữa ít béo, đậu phụ…
  • Cá và hải sản: Người bệnh nên tránh ăn các loại hải sản có hàm lượng purin cao như cá cơm, cá chim, cá trích, cá thu, con trai, cá mòi, cá hồi, cá ngừ…; hải sản chứa lượng purin vừa phải cũng nên hạn chế như tôm, cua, hàu, sò…
  • Rượu bia: Thói quen uống rượu bia có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout hoặc khiến bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn.
  • Nấm men: Một số loại nấm men và thực phẩm chiết xuất nấm men có hàm lượng purin cao như nước uống có chiết xuất nấm men, món súp, món hầm đóng hộp…

Tham khảo: Người mắc bệnh gút nên ăn gì và kiêng gì?

hàm lượng purine trong gà

Một số thực phẩm có lợi cho người bệnh gout

Chế độ ăn của người mắc bệnh gout nên bổ sung các loại thực phẩm có lợi sau đây:

  • Thực phẩm có nguồn gốc thực vật, ít purin, giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất: các loại đậu, trái cây ít purin (cam, quýt, bưởi…), quả hạch, dầu thực vật nguyên chất, đậu phụ, sữa đậu nành, ngũ cốc…
  • Sữa ít béo
  • Nước
  • Cà phê
  • Thực phẩm giàu Vitamin C: Trái kiwi, dâu tây, dưa lưới, ớt chuông ngọt, các loại rau họ cải (bông cải xanh, súp lơ trắng, bắp cải), cà chua…

thực phẩm có lợi cho người bị gút

Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ ngoại khoa giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình như: TTND.GS.TS.BS Nguyễn Việt Tiến; PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa; TS.BS Tăng Hà Nam Anh; ThS.BS.CKII Trần Anh Vũ; BS.CKI Trần Xuân Anh, ThS.BS.CKI Lê Đình Khoa, TS.BS Đỗ Tiến Dũng; TS.BS.CKII Vũ Hữu Dũng… Đây cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp với kỹ thuật hiện đại theo phác đồ cập nhật quốc tế.

Bệnh viện còn được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, robot Artis Pheno, máy đo mật độ xương, máy siêu âm…; hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet… để có thể phát hiện sớm các tổn thương và điều trị hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp…

BVĐK Tâm Anh còn sở hữu hệ thống phòng khám khang trang, khu nội trú cao cấp; khu vực phục hồi chức năng hiện đại; quy trình chăm sóc hậu phẫu toàn diện giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và ổn định sức khỏe sau phẫu thuật.

Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

Trên đây là tổng hợp tất cả thông tin giải đáp liên quan đến thắc mắc bệnh gout có ăn được thịt gà không? Hy vọng với những chia sẻ này, người bệnh có thể cập nhật nhiều kiến thức hữu ích. Qua đó biết cách xây dựng thực đơn khoa học, lành mạnh, tránh bệnh gout tiến triển nghiêm trọng hơn.