Gặp biển báo cấm rẽ trái có được quay đầu không?

Khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện thường phải đối mặt với nhiều tình huống khó khăn và cần tuân theo các quy định để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như những đối tượng tham gia giao thông khác. Một trong những quy định giao thông đang nhận được sự quan tâm của nhiều người là cấm rẽ trái bởi lẽ họ không biết liệu rằng gặp biển báo cấm rẽ trái có được quay đầu không? Để giải đáp thắc mắc này một cách chính xác theo quy định của pháp luật, hãy cùng chúng tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Gặp biển báo cấm rẽ trái có được quay đầu không?

Quy định về biển báo cấm rẽ trái và cấm quay đầu xe

Theo luật giao thông đường bộ tại Việt Nam thì biển báo giao thông được chia thành 05 nhóm cụ thể như sau:

Biển báo cấm: nhắc nhở về các hành động cấm mà người tham gia giao thông không được vi phạm.

Biển báo hiệu lệnh: chỉ dẫn các hành động mà người điều khiển phương tiện bắt buộc phải thi hành khi tham gia giao thông.

Biển báo nguy hiểm và cảnh báo: thông báo về những tình huống nguy hiểm hoặc yêu cầu sự chú ý đặc biệt.

Biển báo chỉ dẫn: hướng dẫn về hướng đi hoặc cung cấp thông tin hữu ích để người tham gia giao thông có thể di chuyển an toàn.

Biển phụ, biển viết bằng chữ: bổ sung thông tin cho các nhóm biển báo khác.

Trong những loại biển trên thì biển báo cấm đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn an toàn giao thông và trật tự. Biển cấm thường có hình tròn với viền màu đỏ và nền màu trắng, chứa các hình vẽ hoặc chữ số màu đen để thể hiện nội dung cấm (ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt). Mã của biển cấm thường là P (cấm) và DP (hết cấm).

Như vậy, biển cấm quay đầu xe là một loại biển báo cấm, bao gồm các loại biển như cấm quay đầu xe (P.124a, b), cấm rẽ trái và quay đầu xe (P.124c), cấm rẽ phải và quay đầu xe (P.124d), cấm ô tô rẽ trái và quay đầu xe (P.124e), cấm ô tô rẽ phải và quay đầu xe (P.124f).

Cấm rẽ trái có cấm quay đầu không?

Gặp biển cấm rẽ trái có được quay đầu không?

Tính từ ngày 01/7/2020, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông cần tuân thủ các quy định về biển báo đường bộ theo Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT được ban hành cùng với Thông tư 54/2019/TT-BGTVT vào ngày 31/12/2019.

Theo quy định này: biển số P.123a được sử dụng để “Cấm rẽ trái” và biển số P.123b dùng để “Cấm rẽ phải”. Chúng có hiệu lực đối với tất cả các loại xe (gồm cơ giới và thô sơ) trừ các xe ưu tiên theo quy định của pháp luật, được đặt ở những điểm giao nhau để cảnh báo về việc cấm rẽ theo hướng mũi tên.

Do đó, biển cấm rẽ trái vẫn được phép quay đầu xe. Khi gặp phải biển cấm rẽ trái, người tham gia giao thông có thể lựa chọn quay đầu xe, tiếp tục đi thẳng hoặc tuân theo hướng chỉ dẫn khác mà cơ quan chức năng đã thiết lập trước khi đặt biển cấm rẽ. Mặc dù quy định này đã được cập nhật hơn 03 năm trở lại đây nhưng nhiều người vẫn chưa có hiểu biết đầy đủ về việc biển cấm rẽ trái có cấm quay đầu không.

Biển cấm quay đầu có được rẽ trái hay không?

Quay đầu xe là hành động mà người điều khiển phương tiện thực hiện khi tham gia giao thông nhằm thay đổi hướng di chuyển của xe theo chiều ngược lại so với hướng di chuyển của các phương tiện khác đang đi cùng chiều. Theo quy định mới của Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT được công bố kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về biển báo đường bộ đã quy định rõ những điều sau đây:

– Để cấm tất cả các loại xe (cơ giới và thô sơ) quay đầu thì đặt biển báo số P.124a với mũi tên chỉ hướng phải phù hợp với chiều cấm quay đầu của đường.

– Để cấm riêng xe ô tô (ô tô và xe máy ba bánh) quay đầu thì đặt biển số P.124b với mũi tên chỉ hướng phải phù hợp với chiều cấm quay đầu của xe ô tô.

– Để cấm tất cả các loại xe rẽ trái và cấm quay đầu thì sử dụng biển báo số P.124c.

– Để cấm tất cả các loại xe rẽ phải và cấm quay đầu thì sử dụng biển báo số P.124d.

– Chỉ cấm riêng phương tiện là ô tô không được phép rẽ trái và quay đầu thì đặt biển báo số P.124e.

– Chỉ cấm riêng phương tiện là ô tô không được phép rẽ phải và quay đầu thì đặt biển báo số P.124f.

Đặc biệt, tại điểm g của B.24 trong Phụ lục B của quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT, quy định chi tiết như sau: Biển số P.124a có hiệu lực cấm mọi loại xe (cả cơ giới và thô sơ), trong khi biển số P.124b chỉ cấm xe ô tô và xe máy ba bánh quay đầu (theo dạng chữ U), ngoại trừ những xe được ưu tiên theo quy định. Cần lưu ý rằng, các biển này không có giá trị cấm rẽ trái để chuyển hướng sang đường khác.

Đặc biệt, tại điểm g của B.24 tại Phụ lục B trong quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT có quy định rõ: đối với Biển số P.124a có hiệu lực cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) và biển số P.124b có hiệu lực cấm xe ô tô và xe máy 3 bánh quay đầu (theo kiểu chữ U) trừ các xe được ưu tiên theo quy định. Biển không có giá trị cấm rẽ trái để đi sang hướng đường khác.

Do đó, theo quy định của QCVN 41:2019/BGTVT, khi trên một tuyến đường được đặt biển báo cấm quay đầu xe (bao gồm cả biển P.124a và P.124b) thì tất cả các phương tiện sẽ chỉ bị cầm quay đầu theo hướng mũi tên trên biển báo nhưng vẫn được phép thực hiện hành động rẽ trái để chuyển hướng sang đường khác.

Cấm rẽ trái có được quay đầu không

Mức xử phạt khi quay đầu xe và rẽ trái không đúng nơi quy định

Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ 2008, người điều khiển phương tiện giao thông chỉ được quay đầu xe tại đường giao nhau và những khu vực có biển báo cho phép quay đầu. Ngoài ra, việc quay đầu xe không được thực hiện trên phần đường dành cho người đi bộ, đầu cầu, trên cầu, trong hầm đường bộ, đường cao tốc, gầm cầu vượt, ngầm, điểm giao nhau giữa đường bộ với đường sắt, đường dốc, đường hẹp và các đoạn đường cong với tầm nhìn bị che khuất.

Nếu bạn quay đầu xe và rẽ trái không đúng nơi quy định thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định hiện hành như sau:

– Tại điểm p khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, đối với hành vi quay đầu xe tại nơi không được phép, mức phạt tiền dao động từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

– Tại điểm d khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm g của khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, mức phạt tiền cho hành vi quay đầu xe trong hầm đường bộ là từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

– Tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển xe sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng khi thực hiện các hành vi liên quan đến điểm k của khoản 3 này. Theo đó, hành vi bị cấm tại điểm k khoản 3 Điều 5 của Nghị Định 100/2019/NĐ-CP được điều chỉnh bởi Nghị định số 123/2021/NĐ-CP, đặc biệt quy định như sau: quay đầu xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; quay đầu tại nơi đường dốc, đường hẹp, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất; hành vi rẽ trái hoặc rẽ phải tại các đoạn đường có biển báo hiệu cấm rẽ trái hoặc cấm rẽ phải đối với loại phương tiện đang điều khiển.

Do đó, việc quay đầu xe không đúng nơi quy định sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của luật giao thông đường bộ, tùy thuộc vào loại vi phạm và mức độ nghiêm trọng của hành vi.

Biển cấm rẽ trái có được quay đầu không?

Như vậy qua bài viết này, Sao Tháng Năm đã giúp bạn trả lời cho câu hỏi gặp biển báo cấm rẽ trái có được quay đầu không. Có thể nói, đây là hai quy định giao thông khác biệt, mang tính chất độc lập nên bạn hoàn toàn có thể điều khiển xe quay đầu nếu gặp phải biển báo chỉ cấm rẽ trái. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho tất cả người tham gia giao thông, các tài xế cần phải hiểu rõ quy định của pháp luật và luôn tuân thủ các quy tắc giao thông khi thực hiện quay đầu xe. Bởi lẽ việc vi phạm quy định giao thông có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng của người tham gia. Vì vậy, mọi người cần có trách nhiệm và ý thức để giữ gìn an toàn giao thông cho cộng đồng.