Biên giới quốc gia trên không được xác định như thế nào?

Biên giới quốc gia Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Biên giưới quốc gia bao gồm: Biên giới quốc gia trên đất liền, Biên giới quốc gia trên biển, Biên giới quốc gia trong lòng đất và Biên giới quốc gia trên không. Bài viết sau đây, Luật ACC xin chia sẻ đến bạn những thông tin về Biên giới quốc gia trên không. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau đây:

Slide16 L

Biên giới quốc gia trên không được xác định như thế nào?

1. Biên giới quốc gia trên không là gì?

Theo Điều 5 Luật Biên giới quốc gia 2003 thì biên giới quốc gia Việt Nam được xác định bằng điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập hoặc do pháp luật Việt Nam quy định, trong đó bao gồm các bộ phận cấu thành như sau: Biên giới quốc gia trên đất liền, Biên giới quốc gia trên biển, Biên giới quốc gia trong lòng đất và Biên giới quốc gia trên không.

Vậy, Biên giới quốc gia trên không là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên vùng trời.

Khu vực biên giới trên không gồm phần không gian dọc theo biên giới quốc gia có chiều rộng mười kilômét tính từ biên giới quốc gia trở vào.

2. Khu vực biên giới quốc gia Việt Nam

Khu vực biên giới quốc gia Việt Nam theo Điều 6 Luật Biên giới quốc gia 2003 bao gồm:

– Khu vực biên giới trên đất liền gồm xã, phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng hợp với biên giới quốc gia trên đất liền;

– Khu vực biên giới trên biển tính từ biên giới quốc gia trên biển vào hết địa giới hành chính xã, phường, thị trấn giáp biển và đảo, quần đảo;

– Khu vực biên giới trên không gồm phần không gian dọc theo biên giới quốc gia có chiều rộng mười kilômét tính từ biên giới quốc gia trở vào.

3. Các hành vi bị nghiêm cấm đối với biên giới quốc gia Việt Nam

Các hành vi bị nghiêm cấm đối với biên giới quốc gia Việt Nam được quy định tại Điều 14 Luật Biên giới quốc gia 2003 như sau:

– Xê dịch, phá hoại mốc quốc giới; làm sai lệch, chệch hướng đi của đường biên giới quốc gia; làm đổi dòng chảy tự nhiên của sông, suối biên giới; gây hư hại mốc quốc giới;

– Phá hoại an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới; xâm canh, xâm cư ở khu vực biên giới; phá hoại công trình biên giới;

– Làm cạn kiệt nguồn nước, gây ngập úng, gây ô nhiễm môi trường, xâm phạm tài nguyên thiên nhiên và lợi ích quốc gia;

– Qua lại trái phép biên giới quốc gia; buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ, vũ khí, ma tuý, chất nguy hiểm về cháy, nổ qua biên giới quốc gia; vận chuyển qua biên giới quốc gia văn hoá phẩm độc hại và các loại hàng hoá khác mà Nhà nước cấm nhập khẩu, xuất khẩu;

– Bay vào khu vực cấm bay; bắn, phóng, thả, đưa qua biên giới quốc gia trên không phương tiện bay, vật thể, các chất gây hại hoặc có nguy cơ gây hại cho quốc phòng, an ninh, kinh tế, sức khoẻ của nhân dân, môi trường, an toàn hàng không và trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới;

– Các hành vi khác vi phạm pháp luật về biên giới quốc gia.

4. Cách xác định biên giới quốc gia trên không

Ngày 17/6/2003, Quốc hội ban hành Luật Biên giới Quốc gia 2003. Luật này quy định về biên giới quốc gia; chế độ pháp lý về biên giới quốc gia; xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và khu vực biên giới.

Theo đó, biên giới quốc gia được tạo thành từ 4 bộ phận bao gồm: biên giới quốc gia trên đất liền, biên giới quốc gia trên biển, biên giới quốc gia trong lòng đất và biên giới quốc gia trên không.

Cách xác định biên giới quốc gia trên không là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Khoản 5 Điều 5 Luật Biên giới Quốc gia 2003. Cụ thể như sau:

Biên giới quốc gia trên không là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên vùng trời.

– Cũng theo quy định này, biên giới quốc gia trên đất liền được hoạch định và đánh dấu trên thực địa bằng hệ thống mốc quốc giới.

Biên giới quốc gia trên đất liền giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước láng giềng được xác định bằng hệ thống mốc quốc giới, Hiệp ước về hoạch định biên giới giữa Việt Nam với các nước láng giềng cùng các bản đồ, Nghị định thư kèm theo các Hiệp ước đó.

Các đường ranh giới phía ngoài vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa xác định quyền chủ quyền, quyền tài phán của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan.

– Biên giới quốc gia trên biển được hoạch định và đánh dấu bằng các toạ độ trên hải đồ là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo của Việt Nam được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan.

– Biên giới quốc gia trong lòng đất là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất.

Ranh giới trong lòng đất thuộc vùng biển là mặt thẳng đứng từ các đường ranh giới phía ngoài của vùng đặc quyền về kinh tế, thềm lục địa xuống lòng đất xác định quyền chủ quyền, quyền tài phán của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan.

Trên đây là nội dung hỗ trợ của Luật ACC đối với thắc mắc của bạn về cách xác định biên giới quốc gia trên không. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm các quy định cụ thể tại Luật Biên giới Quốc gia 2003. Mọi thông tin hay thắc mắc cần được hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi. Công ty Luật ACC là đơn vị hàng đầu trong hỗ trợ tư vấn pháp lý với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp sẽ hỗ trợ bạn kịp thời nhất.