5 tác hại của việc bỏ bữa sáng khiến bạn phải suy ngẫm

Một nghiên cứu khác thực hiện với 4000 học sinh ở độ tuổi từ 9 – 10 của các nhà khoa học thuộc các trường đại học Cambridge, St George’s London, Oxford và Glasgow cũng khẳng định điều này.

3. Ảnh hưởng tiêu cực đến trạng thái tinh thần và khả năng tập trung

tác hại của việc bỏ bữa sáng

Rất nhiều nghiên cứu được thực hiện với trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn cho thấy ăn sáng đầy đủ có thể giúp cải thiện trí nhớ ngắn hạn và nâng cao khả năng nhận thức. Nguyên nhân là do bỏ bữa sáng có thể gây hạ đường huyết, giảm năng lượng cung cấp cho não bộ và cơ thể từ đó dẫn đến cảm giác mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, giảm sự tập trung.

Không những vậy, tác hại của việc bỏ bữa sáng còn ảnh hưởng đến tinh thần, khiến tâm trạng bạn trở nên tồi tệ, bạn có thể cực kỳ căng thẳng, cáu kỉnh và khó chịu. Lúc này, bạn sẽ có xu hướng thèm các món ăn nhiều đường để lấy lại năng lượng và từ đó có thể dẫn đến nhiều hệ lụy.

4. Tác hại của việc bỏ bữa sáng: Thiếu hụt dưỡng chất

Ăn sáng là cách để bổ sung dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể sau khoảng thời gian dài. Giả sử, nếu bạn ăn tối tầm khoảng 6 – 8 giờ chiều, sau đó ngủ khoảng 7 – 8 tiếng thì có nghĩa là bạn đã không ăn gì trong khoảng nửa ngày. Nếu bỏ bữa sáng, cơ thể có thể bị thiếu hụt dưỡng chất, về lâu dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ngoài ra, việc ăn sáng đầy đủ để bổ sung dưỡng chất cũng rất có lợi cho hệ miễn dịch. Hệ miễn dịch được xem là “lá chắn” bảo vệ cơ thể, khi hệ miễn dịch vững vàng, bạn sẽ khỏe mạnh hơn, hạn chế nhiễm trùng và ít khi bị bệnh.

5. Bỏ bữa sáng có thể dẫn đến các bệnh lý về tiêu hóa

Bệnh dạ dày là một trong những tác hại của việc không ăn sáng. Bởi nếu để bụng đói trong thời gian dài, dịch vị dạ dày sẽ tiết ra nhiều mà không có gì để tiêu hóa. Điều này khiến axit dạ dày có thể “tấn công” ngược lại niêm mạc dạ dày, gây ợ chua, viêm, loét dạ dày.