Cá phát tài nuôi chung với cá gì? Chăm sóc có khó không?

Cá phát tài nổi tiếng là giống cá vô cùng khôn ngoan, mang ý nghĩa phong thủy tốt. Vảy cá lấp lánh tượng trưng cho màu của kim tiền, đại diện cho tài lộc, thịnh vượng, sung túc đến với gia chủ. Nhiều gia đình muốn có một bể nuôi cá phát tài trong nhà cũng bởi lý do này. Vậy, kỹ thuật chăm sóc chúng có khó hay không, cá phát tài nuôi chung với cá gì? Cùng Chợ Tốt thú cưng tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

ca-phat-tai-nen-nuoi-voi-ca-gi-1

Cá Phát tài nuôi chung cá gì là thắc mắc của nhiều người

Nuôi cá phát tài có khó không?

Để nuôi được cá phát tài, trước hết chúng ta cần hiểu về tập tính, thói quen của chúng, từ đó thiết kế được môi trường nuôi phù hợp với chúng nhất.

Đặc tính của cá phát tài

Cá phát tài mang vẻ đẹp nhẹ nhàng, tinh tế, tuy nhiên, trên thực tế chúng lại là loài rất hung dữ, nhất là ở giai đoạn trưởng thành, chúng sẽ rất hung hăng nếu môi trường nuôi nhốt quá chật hẹp.

Giống cá này có thân hình bầu dục, đầu nhỏ, khi trưởng thành chúng sẽ có môi dày, đầu có cục nhỏ, thân hình có thể dài tới 70cm khi trưởng thành. Điều này có nghĩa là khi lớn, chúng có thể đạt được trọng lượng lớn tới 10kg. Bạn cần chuẩn bị một bể nuôi thật tốt cho chúng.

Cá phát tài ăn tạp, có thể ăn được nhiều loại thức ăn trong đó có cả thịt, cá nhỏ, thức ăn từ động vật tươi sống, do đó, nếu muốn nuôi cá cộng đồng thì chúng ta phải cho cá ăn thức ăn phù hợp, tránh cá phát tài tấn công những loại cá khác.

Cá phát tài rất khỏe mạnh, dễ nuôi, không cần quá coi trọng vấn đề nguồn nước nuôi, tuy nhiên, nếu bạn muốn nuôi ghép chúng với những loại cá khác thì cần chú ý tới môi trường nước để các loài khác có thể sống tốt.

Từ những đặc tính này, chúng ta hãy cùng xem kỹ thuật nuôi hợp lý đối với giống cá này, đồng thời xác định cá phát tài nuôi chung với cá gì.

ca-phat-tai-nen-nuoi-voi-ca-gi-3

Cá Phát tài là giống cá cảnh đẹp với ý nghĩa phong thủy may mắn

Cá Phát tài đẹp, giá tốt đang được rao bán trên Chợ Tốt!

Cách nuôi cá phát tài

  • Chuẩn bị bể nuôi cá

Bể nuôi cá phát tài nên có chiều dài tối thiểu 150cm, rộng 60cm. Kính bể nuôi nên chọn loại kính dày từ 10 ly đến 12 ly và thiết kế có nắp đậy. Giống cá này vùng vẫy rất khỏe, để tránh chúng làm bục bể kính hoặc nhảy ra ngoài, nên chuẩn bị loại bể tốt và rộng.

Trong bể cá nên có hệ thống lọc nước, sục khí để làm sạch môi trường nước nếu bạn muốn nuôi chung cá phát tài với loại cá khác. Bởi loài này rất dễ sống, dễ thích nghi, nhưng thức ăn thừa của chúng có thể gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng tới các loại cá thả chung.

Trong bể nên có một số tiểu cảnh hốc đá, mỏm đá để cá có điểm bơi lượn, nhất là với những bể cá cộng đồng lớn.

  • Nước trong bể nuôi

Nước trong bể duy trì ở mức nhiệt độ từ 25 đến 30 độ C là phù hợp, độ pH từ 6.5 đến 7.0. Muốn biết được cá phát tài nuôi chung với cá gì thì bạn cần lưu ý tới điều kiện môi trường nước này để chọn giống cá cho hợp.

Nước cần được làm vệ sinh sạch, lọc nước khi có dấu hiệu thức ăn dư thừa. Các loại cá tầng đáy ăn thức ăn thừa thường khó thả chung được với cá phát tài, do đó bạn sẽ cần lọc nước để làm vệ sinh.

  • Thức ăn nuôi cá phát tài

Cá có thể ăn tạp được nhiều loại thức ăn, tuy nhiên, nếu muốn nuôi ghép cộng đồng, bạn cần hạn chế cho chúng ăn thức ăn sống từ cá, bởi chúng rất dễ hình thành thói quen hiểu nhầm các con cá khác là thức ăn của chúng và tấn công. Nên cho cá phát tài ăn cám viên làm sẵn, xen kẽ với các bữa ăn từ thịt, tôm, rau xà lách,… Một ngày cho chúng ăn 1 đến 2 lần, ăn lượng vừa phải, thấy chúng ăn hết mới cho tiếp.

ca-phat-tai-nen-nuoi-voi-ca-gi

Nuôi cá phát tài cần lưu ý môi trường sống, thức ăn

Cá phát tài nuôi chung với cá gì?

Căn cứ vào đặc tính và các điều kiện nuôi cá phát tài trên đây, chúng ta sẽ xác định được cá phát tài nuôi chung với cá gì. Chúng ta sẽ cần lựa những loài cá có chung điều kiện môi trường sống như cá phát tài, đồng thời chúng cũng cần có kích thước cơ thể tương đối lớn, tính tình không dễ bắt nạt.

Giống cá hợp nuôi với cá phát tài nhất là cá rồng và cá tai tượng đuôi đỏ. Cả hai giống này khi trưởng thành đều đạt tới kích thước tương đối lớn, đều có thể nuôi theo kiểu cá thể đơn lẻ. Khi nuôi theo dạng cộng đồng từ trên 5 con, chúng sẽ trở nên hiền hòa hơn. Cá rồng và cá tai tượng đuôi đỏ vừa đẹp, sinh động, lại vừa thích nghi tốt với điều kiện môi trường nước như cá phát tài, vì thế đây là cách kết hợp nuôi hợp lý nhất.

Như vậy, nếu bạn đang muốn có một bể nuôi cá phát tài trong nhà thì bạn hãy hoàn toàn yên tâm là loài cá này nuôi không hề khó. Chỉ cần nắm được đặc tính của chúng bạn sẽ chăm sóc được cho cá theo cách tốt nhất, đồng thời biết được cá phát tài nuôi chung với cá gì để chọn giống cá thả nuôi chung cho bể cá thêm sinh động, sung túc.