Vi phạm pháp luật phải là hành vi xác định của con người, tức là xử sự thực tế, cụ thể của cá nhân hoặc tổ chức nhất định, bởi vì pháp luật được ban hành để điều chỉnh hành vi của các chủ thể mà không điều chỉnh suy nghĩ của họ. Mác đã từng nói: ngoài hành vi của tôi ra, tôi khòng tồn tại đối với pháp luật, không phải là đối tượng của nó. Vì vậy, phải căn cứ vào hành vi thực tế của các chủ thể mới có thể xác định được là họ thực hiện pháp luật hay vi phạm pháp luật. Để hiểu rõ hơn về vi phạm pháp luật, có mấy loại vi phạm pháp luật? Mời quý vị đọc bài viết dưới đây của ACC nhé!
I. Vi phạm pháp luật là gì?
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật và có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
*Cấu thành của vi phạm pháp luật
- Mặt khách quan của vi phạm pháp luật
Là toàn bộ những biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan bao gồm các hành vi trái pháp luật, hậu quả của hành vi đó và những yếu tố như thời gian, địa điểm, cách thức, thủ đoạn, công cụ,……
- Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật
Mặt chủ quan của VPPL bao gồm lỗi, động cơ và mục đích
Xem thêm : 100g khoai lang mật luộc bao nhiêu calo? Cách ăn hiệu quả để giảm cân
– Là lỗi phản ánh thái độ tâm lí bên trong của chủ thể đó với hành vi trái pháp luật và hậu quả của hành vi đó.
+ Lỗi cố ý trực tiếp
+Lỗi cố ý gián tiếp
+ Lỗi vô ý vì quá tự tin
+ Lỗi vô ý do cẩu thả
– Động cơ vi phạm là động lực bên trong thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật
Xem thêm : Sữa bột Enfamil A+ 1 có tốt không, có tăng cân không ?
– Mục đích vi phạm pháp luật là kết quả trong ý thức mà chủ thể vi phạm pháp luật đặt ra và mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
- Chủ thể của vi phạm pháp luật
Là những cá nhân hay tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lí, đã có hành vi vi phạm pháp luật.
- Khách thể của vi phạm pháp luật
Là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nhưng bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại. Khách thể là yếu tổ phản ánh tính chất nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật
II. Có mấy loại vi phạm pháp luật
Vi phạm pháp luật hình sự hay còn gọi là tội phạm
Vi phạm hành chính
Vi phạm dân sự
là hành vi trái pháp luật và có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm dân sự xâm hại tới các quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân phi tài sản, quan hê nhân thân gắn vơi với tài sản. Đây là vi phạm pháp luật trong trường hợp chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của họ trong một quan hệ pháp luật dâ sự cụ thể.
Vi phạm kỷ luật nhà nước
là hành vi có lỗi của chủ thể trái với các quy chế, quy tắc xác lập trật tự trong nội bộ cơ quan, tổ chức, tức là không thực hiện đúng kỷ luật lao động, học tập, công tác hoặc phục vụ được đề ra trong nội bộ cơ quan, tổ chức đó. Chủ thể vi phạm kỉ luật nhà nước là cá nhân, tổ chức có quan hệ ràng buộc với một cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lí nhà nước.
Vi phạm Hiến pháp
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp