Đầy bụng buồn nôn là triệu chứng thường gặp, có thể xuất phát từ thói quen ăn uống, bệnh lý hoặc một số yếu tố khác. Tình trạng thường cải thiện rõ rệt khi thay đổi lối sống và dùng thuốc điều trị. Tuy nhiên, một số trường hợp kéo dài liên tục, không cải thiện theo thời gian có nguy cơ cảnh báo bệnh lý nghiêm trọng, cần can thiệp y tế kịp thời.
- Tẩy Tế Bào Chết Body Dưỡng Da Sáng Mịn Tức Thì DOVE Moisturizing Body Scrub 298g
- Bé trai sinh năm 2023 hợp màu gì? Cần tránh những màu khắc để khỏi rước họa vào thân
- Lương khô Hải Châu bao nhiêu calo? Ăn có bị béo không?
- Giải đáp thắc mắc: Uống cần tây mật ong có giảm cân không?
- Đói vào ban đêm: Cần chuẩn bị gì trong tủ lạnh để không tăng cân?
Đầy bụng buồn nôn là gì?
Đầy bụng buồn nôn là cảm giác đầy hơi, khó chịu trong bụng kèm cảm giác muốn nôn mửa. Tình trạng này xảy ra phổ biến ở cả trẻ em và người lớn, có thể do thói quen ăn uống hoặc vấn đề bệnh lý, cần thăm khám để chẩn đoán chính xác.
Nguyên nhân đầy bụng buồn nôn
Tình trạng đầy bụng buồn nôn có thể xuất hiện do một số nguyên nhân điển hình sau:(1)
1. Thói quen ăn uống
Thói quen ăn uống không khoa học có thể góp gây gây nên cảm giác đầy bụng, khó chịu sau đó, chẳng hạn như: ăn quá nhiều, quá nhanh hoặc ăn khi đang căng thẳng. Ngoài ra, một số loại thực phẩm nhiều axit, đồ uống có gas cũng có nguy cơ dẫn đến tình trạng này. Với trường hợp do ăn uống, triệu chứng thường có xu hướng cải thiện ngay sau khi điều chỉnh thực đơn, thói quen. Cụ thể như sau:
- Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày.
- Ăn chậm và chỉ tập trung ăn.
- Không ăn khi đang căng thẳng.
- Uống đủ nước.
- Tập thể dục thường xuyên.
- Tránh tiêu thụ thực phẩm có tính axit, nhiều muối, dầu mỡ, chứa chất béo chuyển hóa hoặc chất béo bão hòa.
- Tránh uống đồ uống có gas.
2. Do mắc bệnh lý
Dưới đây là một số bệnh lý có thể gây ra triệu chứng đầy bụng buồn nôn:
2.1 Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một trong những bệnh lý phổ biến gây đầy hơi, khó chịu và buồn nôn. Một số trường hợp còn cảm thấy đau quặn bụng kèm tiêu chảy, táo bón. Nguyên nhân chủ yếu phải kể đến gồm:
- Nhiễm trùng do tác động của vi khuẩn trong đường tiêu hóa.
- Sự phát triển quá mức của vi khuẩn đường ruột.
- Hệ tiêu hóa không dung nạp hoặc dị ứng thực phẩm.
- Tiền sử bị chấn thương hoặc trầm cảm.
Các phương pháp điều trị hiệu quả thường là thay đổi chế độ ăn uống và ổn định sức khỏe tinh thần. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định dùng thêm thuốc.
2.2 Viêm loét dạ dày
Helicobacter pylori là một loại vi khuẩn có thể làm tổn thương lớp niêm mạc dạ dày, dẫn đến viêm loét. Nguyên nhân có thể do chế độ ăn uống, sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) trong một thời gian dài hoặc mắc hội chứng Zollinger-Ellison (khối u phát triển bất thường ở phần trên ruột non). Triệu chứng phổ biến như sau:(2)
- Đầy bụng.
- Buồn nôn.
- Ợ hơi.
- Đau bụng âm ỉ.
- Nóng rát bụng.
- Chán ăn.
Tình trạng này có thể xảy ra trong nhiều ngày, nhiều tuần hoặc nhiều tháng. Các phương pháp điều trị được chỉ định tùy thuộc vào nguyên nhân gây loét. Người bệnh có thể được kê đơn thuốc ức chế bơm proton (PPI), kháng sinh, kháng axit hoặc bismuth subsalicylate.
2.3 Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Xem thêm : Đánh giá “chuẩn đét” về kem chống nắng Maycreate dạng xịt
Nếu chứng đầy bụng buồn nôn đi kèm ợ nóng, ợ chua thường xuyên, người bệnh có nguy cơ đã mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Ngoài ra, triệu chứng hôi miệng, khó nuốt cũng có thể xảy ra ở một số người. Nguyên nhân chủ yếu thường do mang thai, béo phì, thoát vị hoành… làm tăng áp lực lên dạ dày. Một số chỉ định điều trị phổ biến gồm:
- Tránh thực phẩm gây kích ứng dạ dày, chẳng hạn như rượu bia, thức ăn cay.
- Ăn ít nhất 3 giờ trước khi ngủ.
- Duy trì cân nặng hợp lý.
- Từ bỏ thói quen hút thuốc lá.
- Sử dụng thuốc kháng axit, thuốc chẹn H2, prokinetics hoặc PPI.
2.4 Liệt dạ dày
Đây là tình trạng thức ăn trong dạ dày không chuyển vào ruột non một cách bình thường, gây đầy bụng, buồn nôn và no nhanh. Trong trường hợp này, bác sĩ thường chỉ định các phương pháp sau:
- Tập thể dục nhẹ nhàng.
- Giảm lượng chất béo và chất xơ trong thực đơn hàng ngày.
- Chia nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày.
- Tránh tiêu thụ đồ uống có gas và cồn.
- Tránh nằm ngay sau khi ăn.
3. Nguyên nhân khác
3.1 Khó tiêu
Chứng khó tiêu cũng có thể gây đầy bụng, buồn nôn. Nguyên nhân chủ yếu do ăn nhiều thực phẩm có tính axit, chẳng hạn như cà chua, nước cam hoặc lạm dụng caffeine, rượu bia, thuốc lá, thuốc chống viêm không steroid (NSAID)… Một số triệu chứng cụ thể bao gồm:
- Đầy bụng.
- Buồn nôn.
- Đau, nóng rát dạ dày.
- Cảm thấy no ngay sau khi ăn.
- Dạ dày phát ra âm thanh bất thường.
3.2 Táo bón
Táo bón là hiện tượng đi đại tiện ít hơn 3 lần mỗi tuần, gây cảm giác đầy bụng, thậm chí là buồn nôn. Đi kèm với đó, người bệnh có thể nhận thấy một số triệu chứng sau:
- Gặp khó khăn hoặc đau đớn khi đại tiện.
- Phân cứng, khô hoặc vón cục.
- Nhu động ruột không ổn định.
Tình trạng này rất phổ biến. Trong trường hợp nhẹ, người bệnh chỉ cần ăn nhiều chất xơ, uống đủ nước và tập thể dục là có thể cải thiện. Nếu triệu chứng không cải thiện, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc OTC (thuốc không kê đơn), chẳng hạn như thuốc làm mềm phân.
Triệu chứng đầy bụng buồn nôn
Triệu chứng đầy bụng buồn nôn có thể nhận thấy rõ ràng như sau:
- Luôn cảm thấy bụng đầy, căng phồng như thể đã ăn quá nhiều thức ăn.
- Căng tức dạ dày, nặng nề khó chịu.
- Tăng áp lực vùng bụng.
- Đau bụng.
- Chuột rút.
- Buồn nôn.
- Ợ nóng, ợ hơi hoặc ợ khí.
- Thay đổi nhu động ruột.
Nguyên nhân chủ yếu là do lối sống, cách ăn uống thiếu khoa học, điển hình như ăn kiêng. Với trường hợp triệu chứng xuất hiện liên tục, không cải thiện, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý tiềm ẩn.
Cách trị đầy bụng buồn nôn
Dưới đây là một số giải pháp điều trị hiệu quả đối với chứng đầy bụng buồn nôn thường gặp:
1. Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống
Triệu chứng có khả năng cải thiện tích cực khi người bệnh áp dụng các giải pháp sau:
- Kiểm soát tâm lý, giảm căng thẳng và lo lắng.
- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.
- Tránh ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ.
- Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày.
Tuy nhiên, những giải pháp này không mang lại hiệu quả với một số tình trạng nhất định, chẳng hạn như bệnh lý viêm loét dạ dày hay liệt dạ dày. Thay vào đó, người bệnh cần can thiệp điều trị y tế.
2. Dùng thuốc điều trị
Xem thêm : Tài khoản định danh điện tử mức 2 là gì? Có đăng ký tại nhà được không?
Nếu đầy bụng buồn nôn xảy ra do trào ngược axit, táo bón hoặc các rối loạn nghiêm trọng hơn như: suy tim sung huyết, hội chứng Dumping…, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc, thậm chí can thiệp các phương pháp phức tạp hơn.(3)
Cách phòng tránh đầy bụng buồn nôn
Chứng đầy bụng buồn nôn có thể được phòng ngừa hiệu quả thông qua một số giải pháp hữu ích sau:
- Thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày, đảm bảo lành mạnh và khoa học, ưu tiên ăn trái cây ít axit, rau củ quả nấu chín, cơm…
- Tập thể dục thường xuyên để giảm đầy bụng, ngăn ngừa táo bón.
- Từ bỏ thói quen hút thuốc lá.
- Tránh uống đồ uống có gas.
- Bổ sung đủ nước mỗi ngày.
Thắc mắc về chứng đầy bụng buồn nôn
Dưới đây là một số thắc mắc thường gặp liên quan đến chứng đầy bụng buồn nôn:
1. Khi nào thì cần gặp bác sĩ?
Khi nhận thấy các triệu chứng ngày càng nghiêm trọng, người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ để tránh biến chứng nguy hiểm. Một số biểu hiện đáng lo ngại gồm:
- Đau ngực.
- Xuất hiện máu trong phân.
- Đau đầu dữ dội.
- Cứng cổ.
- Nôn ra máu.
- Mất nước do nôn liên tục.
- Chóng mặt.
- Các triệu chứng đầy bụng, buồn nôn không có dấu hiệu cải thiện trong vòng vài ngày.
2. Đầy bụng buồn nôn là bệnh gì?
Triệu chứng đầy bụng buồn nôn có thể liên quan đến một số bệnh lý đáng lo ngại sau:
- Viêm loét dạ dày.
- Hội chứng ruột kích thích.
- Liệt dạ dày.
3. Bị đầy bụng buồn nôn nên ăn gì?
Người bệnh có thể tham khảo các loại thực phẩm sau để bổ sung vào thực đơn hàng ngày, giúp làm giảm triệu chứng buồn nôn, đầy hơi hiệu quả:
- Gừng.
- Dưa leo.
- Chuối.
- Cần tây.
- Trà hoa cúc.
- Trà bạc hà.
- Đu đủ.
4. Đầy bụng buồn nôn có nguy hiểm không?
Chứng buồn nôn, đầy bụng thường có xu hướng cải thiện đáng kể sau khi thay đổi thói quen ăn uống hợp lý. Với những trường hợp do táo bón hoặc khó tiêu, dùng thuốc điều trị sẽ mang đến hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài liên tục và không có nguyên nhân rõ ràng, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý tiềm ẩn. Người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ để được chẩn đoán kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm về sau.
Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa (BVĐK Tâm Anh TP.HCM) và Khoa Ngoại Tổng hợp (BVĐK Tâm Anh Hà Nội) là những trung tâm y tế chuyên khoa Tiêu hóa uy tín, cung cấp dịch vụ thăm khám và điều trị cao cấp, hiệu quả cho các bệnh nhân mắc các vấn đề về gan từ nhẹ đến nặng (gan nhiễm mỡ, viêm gan cấp tính, mạn tính, xơ gan, ung thư gan…). Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ bác sĩ Nội khoa – Ngoại khoa – Nội soi tiêu hóa chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, bên cạnh đó là sự hỗ trợ của hệ thống thiết bị y tế hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài, phục vụ tối đa nhu cầu thăm khám và điều trị của khách hàng.
Để đặt lịch thăm khám và điều trị các bệnh về gan với các chuyên gia bác sĩ về Tiêu hóa của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, xin vui lòng liên hệ:
Trên đây là tổng hợp tất cả các thông tin liên quan đến chứng đầy bụng buồn nôn, nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả. Hy vọng thông qua những chia sẻ này, bạn đã có thêm nhiều cập nhật hữu ích để chủ động theo dõi, phát hiện bệnh từ sớm, nhằm hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp