Hướng dẫn điều trị dị ứng xi măng tại nhà hiệu quả

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video cách chữa dị ứng xi măng tại nhà

Dị ứng xi măng hay còn gọi là viêm da tiếp xúc, một tình trạng dị ứng phổ biến xảy ra với các công nhân tại công trường do thường xuyên tiếp xúc với xi măng. Để điều trị tình trạng này, bạn cần tuân theo các hướng dẫn của bác sĩ. Song song với đó, quá trình chăm sóc tại nhà cũng giúp quá trình điều trị dị ứng xi măng hiệu quả hơn. Cùng Nam Long tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này qua bài viết sau.

1/ Ai là đối tượng thường bị dị ứng xi măng?

ai là đối tượng dễ bị dị ứng xi măng nhất

Nguyên nhân dẫn đến dị ứng xi măng đó là vì muối crom trong xi măng khi hòa tan với nước sẽ tạo thành hợp chất có tính ăn mòn mạnh, đây cũng chính là chất gây dị ứng.

Tuy nhiên, các tình trạng quá mẫn của dị ứng xi măng thường xuất hiện muộn do các tế bào lympho đặc hiệu sẽ lưu thông đầy đủ qua tuần hoàn máu như bạch huyết. Đó là lý do, hầu hết những người bị dị ứng xi măng là các công nhân công trường, người thường xuyên tiếp xúc với xi măng trong thời gian kéo dài, từ 3 tháng đến 1 năm mà không phải là những người thi thoảng mới tiếp xúc với xi măng (một số ít có thể gặp phải dị ứng xi măng trong lần đầu tiếp xúc).

Tham khảo: Găng tay cao su giá rẻ phòng tránh được dị ứng xi măng

2/ Biểu hiện của bệnh dị ứng xi măng

Triệu chứng của bệnh dị ứng xi măng không xuất hiện ngay khi tiếp xúc với xi măng mà phải mất từ 1-2 tuần, người bệnh mới cảm nhận được các biểu hiện này. Một số trường hợp triệu chứng sẽ diễn ra nhanh hơn khi bạn tiếp xúc thường xuyên với xi măng trong thời gian dài.

Dưới đây là những triệu chứng thường gặp của bệnh dị ứng xi măng:

  • Da nổi mẩn sần, ngứa ngáy, có mụn nước kèm theo

  • Da trở nên dày hơn, xuất tiết trên nền đỏ, đóng vảy

  • Da bị khô, bong tróc vảy, nứt nẻ, thậm chí là chảy máu

  • Nhiều trường hợp có thể xuất hiện bội nhiễm, bề mặt da lở loét, chảy dịch mủ.

Vì đôi tay là nơi thường xuyên tiếp xúc với xi măng nên các biểu hiện kể trên thể hiện rõ rệt nhất ở đôi tay của người bệnh, chủ yếu là đầu ngón tay và mu bàn tay. Các triệu chứng khiến người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu. Do đó, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để sớm có biện pháp điều trị hiệu quả

>>> Tham khảo: Hướng dẫn cách chăm sóc da tay tại nhà đơn giản.

hướng dẫn điều trị dị ứng xi măng ngay tại nhà rất hiệu quả

Để điều trị bệnh dị ứng xi măng, hầu hết các bác sĩ sẽ yêu cầu bạn sử dụng một số loại thuốc bôi ngoài da và thuốc uống, trường hợp nặng hơn cần kết hợp thuốc tiêm. Nếu tuân thủ tốt quy trình điều trị của bác sĩ, kết hợp với việc ngừng tiếp xúc với xi măng, bệnh tình của bạn sẽ sớm được dứt điểm. Tuy nhiên, thực tế vì cuộc sống mưu sinh, nhiều người chỉ có thể sống dựa vào nghề xây dựng. Chính vì thế, bệnh dị ứng xi măng thường kéo dài và khó dứt điểm.

Để tránh bệnh biến chuyển nặng hơn, người bệnh cần cố gắng hạn chế tiếp xúc với xi măng. Nếu bắt buộc phải tiếp tục công việc với xi măng, bạn cần trang bị các biện pháp bảo hộ như sử dụng găng tay, ủng cao su, quần áo dài tay, khẩu trang, thậm chí là cả kính. Lưu ý khi lựa chọn găng tay, bạn nên chọn găng tay cao su, ít nhất là khi tiếp xúc với xi măng vì chúng chống nước, tránh được hóa chất từ xi măng ngấm vào da. Song song với đó, bạn cần để tay luôn khô, hạn chế tình trạng nhiễm trùng.

Mặt khác, sau khi làm việc, bạn cần chú ý vệ sinh tay chân sạch sẽ, loại bỏ các chất bẩn, xi măng còn bám trên da. Song song với đó cần giặt sạch quần áo lao động, phơi khô ráo dưới ánh nắng mặt trời. Về găng tay, bạn cũng cần vệ sinh sạch và phơi ở nơi thoáng mát để găng tay khô ráo… Cuối ngày bạn nên vệ sinh tay bằng nước sạch, có thể dùng xà bông trung tính, có độ pH thấp… Những điều này sẽ giúp giảm thiểu tình trạng bệnh tái phát. Đối với các trường hợp lâu lâu mới tiếp xúc với xi măng cũng không nên chủ quan. Để tay không bị ăn mòn, bạn nên chủ động đeo găng tay và ủng cao su trong quá trình làm việc.

Dị ứng xi măng không quá nguy hiểm nhưng sẽ khiến người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu, ngứa ngáy liên tục. Chính vì vậy, nếu không thể từ bỏ công việc liên quan đến xi măng, bạn cần chủ động có biện pháp bảo hộ an toàn trong quá trình làm việc. Song song với đó cần có thói quen vệ sinh sạch sẽ sau khi làm việc, để bệnh không tái phát, bạn cần tuân thủ các hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Với trường hợp mới phát hiện dị ứng, bạn cần đến gặp bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời.

>>> Xem thêm: TOP 3 dòng găng tay cao su bảo vệ tay tránh dị ứng xi măng tốt nhất