1. Độ tuổi Hamster có thể giao phối và mang thai Hamster có thể bắt đầu được nuôi từ khi còn nhỏ ở 4-6 tuần tuổi. Tốt nhất bạn không nên ghép đôi hamster trong thời gian này vì nó còn chưa hoàn toàn trưởng thành, việc mang thai có thể gây ảnh hưởng không tốt cho sức khoẻ. Điều này cũng có nghĩa là bạn cần phải tách đàn hamster riêng ra hai nhóm đực và cái để tránh tình trạng kết đôi quá sớm và tình trạng giao phối cận huyết
2. Thời gian ghép đôi đực cái Hamster thông thường có chu kỳ mang thai trong khoảng 16 – 22 ngày, do đó nếu hamster cái sống cùng hamster đực trong khoảng thời gian này thì sẽ có khả năng có thai. Trường hợp hamster cái ở một mình dài hơn 4 tuần thì chắc chắn không phải nó sắp sinh baby.
3. Uống nhiều nước : Thông thường vài ngày trước lúc sinh Hams mẹ uống nước đặc biệt nhiều. Nếu uống càng nhiều so với lúc bình thường thì số lượng Hams con cũng sẽ nhiều do vậy cần có sự chuẩn bị tâm lý. 4. Đi tiểu nhiều lần : Uống nước nhiều thì số lần đi tiểu cũng nhiều. Hình như đây là sự liên hệ tất nhiên, không cần phải giải thích. Nhưng Hams mẹ trước lúc sinh thì số lần đi tiểu tương đối nhiều, chốc chốc lại thấy nó đến nơi cố định để đi tiểu. Điều này được khoa học giải thích như sau: trọng lượng của Hams con làm cho tử cung của Hams mẹ bị sa xuống và ép sát vào hệ thống bài tiết của Hams mẹ, từ đó làm cho số lần bài tiết của Hams mẹ tăng lên.
5. Cơ thể hình quả lê : Dấu hiệu này tương đối rõ với Hams mẹ trước lúc sinh vài ngày. Đôi lúc chúng ta có cảm giác là bụng của Hams mẹ đột nhiên lớn ra sau một đêm. Bụng của Hams mẹ lúc mang thai tương đối lớn, đi lại chậm chạp. Nếu chúng ta bế Hams mẹ lên tay, dùng ngón trỏ đăt nhẹ lên bụng thì có lúc sẽ cảm nhận được có một khối cứng nhỏ nhưng không rõ ràng lắm. Nhưng đừng làm như vậy vì dễ dẫn đến vấn đề lưu sản. 6. Hai hàng vú xếp thẳng hàng : Dấu hiệu này cũng dễ thấy vào mấy ngày trước lúc Hams mẹ sinh. Trước đây đầu vú của Hams mẹ do bị lông che phủ nên không nhìn thấy rõ còn bây giờ chúng ta sẽ dễ dàng thấy được. Hams mẹ có 8 đầu vú, phân bố gần tứ chi, mỗi bên có 2 cái và đối xứng đều 2 bên. Nhưng lúc mang thai chúng ta chỉ nhìn thấy 6 đầu vú bên dưới, mỗi bên có 3 cái, giống như hàng nút xếp thẳng hàng ở những kiểu y phục cũ. Nhưng đừng có cho rằng lúc nhìn thấy hiện tượng này là Hams mẹ mang thai vì lúc chuột rụng lông thì chúng ta cũng dễ dàng nhìn thấy đựơc đầu vú.
7. Để ý hamster mẹ bắt đầu làm tổ Không phân biệt đực hay cái, Hams tương đối tích làm tổ. Có lúc chúng ta sẽ cho chúng loại tổ chuyên dụng nhưng chúng sẽ làm như không thấy để tự mình làm một cái tổ theo ý thích của mình. Lúc Hams mẹ mang thai thì nó sẽ cảm thấy cái tổ hiện tại không đủ yên tĩnh hoặc không đủ lớn và nó sẽ tích cực chọn một nơi khác để xây cho mình một cái tổ khác. Lúc này chúng ta hãy cung cấp dăm gỗ hay gỗ vụn cho nó để nó có đủ vật liệu xây cho mình nơi sinh lý tưởng.
Xem thêm : THỜI GIAN NGHỈ TẾT 2024 CỦA CÁC ĐƠN VỊ VẬN CHUYỂN
8. Nhận thấy hams mẹ bắt đầu cất giấu thức ăn Hamster sắp sinh có thể bắt đầu ăn ít hơn bình thường, và cũng ẩn giấu đi nhiều thức ăn hơn đi, có lẽ ở trong tổ. Rõ ràng, bản thân điều này không xác nhận việc mang thai, nhưng nó sẽ làm đầy đủ hơn các dấu hiệu. Không phải chỉ có Hams mẹ trong thời gian mang thai mới có hành động tích trữ lương thực, nhưng với Hams mẹ thì tương đối rõ. Sau khi đã xây cho mình một cái tổ lý tưởng thì thông thường nó sẽ chuẩn bị nhiều lương thực trong tổ của mình, chủ yếu là những thức ăn dễ ăn. Trước lúc sinh 2 ngày Hams mẹ không ra khỏi tổ do nguyên nhân tổn hao thể lực và cũng do nguyên nhân bảo vệ Hams con. Chúng ta cần chú ý một điều là: đừng cho rằng đây là hành động lãng phí và lấy bớt lương thực đi. Vì Hams mẹ sẽ phán đoán số lượng chuột con và lượng thức ăn mà nó tích trữ được để ” giải quyết” những Hams con có thể chất kém.9. Hiện tượng đau từng cơn : Hams con không nằm yên trong bụng mẹ mà cứ cựa quậy liên túc, cứ thích duỗi chân và tay làm cho Hams mẹ cảm thấy không yên tâm. trong thời gian nghỉ ngơi, toàn thân của Hams mẹ cứ thỉnh thoảng lại run lên đó là do hiện tượng đau từng cơn và lúc sắp sinh thì số lần xuất hiện của hiện tượng này càng nhiều. 10. Liếm phần bên dưới : Hams mẹ cúi đầu liếm phần đó là do nó đang tự mình kiểm tra xem Hams con đã chào đời hay chưa. Tất nhiên liếm phần bên dưới là một trong những thói quen của chuột nhưng nếu để ý thì chúng ta sẽ thấy thời gian liếm lúc này lâu hơn so với bình thường.
LƯU Ý : Nếu bụng sưng to kéo dài hơn 7-10 ngày mà hamster không sinh sản (hoặc nếu nó không thể hiện thêm các dấu hiệu khác của việc mang thai), hãy đưa nó đến shop Hamster để được khám vì có khả năng nó đang mắc bệnh nào đó.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp