1. Đặc điểm của cây mộc hương
Mộc hương là cái tên được nhiều người biết đến nhưng để tránh nhầm lẫn, bài viết này nói đến cây mộc hương dược liệu chứ không phải mộc hương thân gỗ được trồng để làm cảnh. Loài thảo dược này có đặc điểm:
Cây mộc hương thảo dược được dùng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh đường tiêu hóa
– Là cây thân thảo, cao 1,5 – 2m, sống lâu năm, mọc thẳng và không phân cành, vỏ ngoài của thân màu nâu nhạt.
– Lá cây được mọc so le, dài 12 – 30cm và rộng 6 – 15cm, cả hai mặt lá đều có lông, phần mép lá hơi lượn sóng kèm theo răng cưa nhỏ, càng đến gần ngọn thì lá càng nhỏ và phần cuống lá cũng ngắn lại dần.
– Hoa mọc thành từng cụm, màu lan tím, nở vào tháng 7 – 9.
– Quả hơi dẹt và cong, màu nâu nhạt hoặc có thêm ít đốm màu tím.
– Rê mập, dài 5 – 15cm, hình trụ, đường kính 0.5 – 5cm, mùi thơm hắc.
2. Công dụng và bài thuốc chữa bệnh đường tiêu hóa từ cây mộc hương
2.1. Bộ phận được sử dụng để làm thuốc của cây mộc hương
Cây mộc hương dược liệu được thu hái phần rễ để đem vào sử dụng. Thời gian thích hợp để thu hái rễ cây là vào mùa đông. Sau khi được đào lên, rễ cây được đem đi rửa sạch đất rồi cắt thành khúc ngắn khoảng 6.6 – 13.3cm và phơi khô.
Để bào chế dược liệu, phần rễ sẽ được ngâm nước rồi vớt lên, ủ trên vải ướt đến khi nước ngấm vào làm cho rễ mềm thì đem thái thành từng phiến, phơi khô hoặc dùng sống hoặc trộn cùng với bột mì rồi bọc lại để nướng dùng dần. Ngoài ra, phần rễ khô cũng được đem đi tán bột và dùng.
Cách thức dùng cây mộc hương như một loại dược liệu gồm:
– Đem sắc để lấy nước uống.
– Tán thành bột sau đó pha cùng nước uống hoặc vo thành những viên nhỏ dùng mỗi ngày.
– Mài thành bột hoặc đem nhai nuốt cùng nước.
Rễ mộc hương cắt khúc ngắn, phơi khô dùng làm dược liệu
Hàm lượng sử dụng cây mộc hương thảo dược phù hợp theo dạng chế biến được khuyến cáo là 0.5 – 1g (khi mài nước hoặc nhai nuốt); 3 – 5g (khi tán bột hoặc sắc lấy nước uống). Tuy nhiên, để tránh những hệ lụy ảnh hưởng đến sức khỏe, trước khi sử dụng mộc hương, người bệnh cần tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
2.2. Những công dụng tuyệt vời của cây mộc hương với đường tiêu hóa
Y học cổ truyền cho rằng cây mộc hương có tính ấm, vị đắng, có nhiều tác dụng với sức khỏe trong đó điển hình phải kể đến tác dụng lý khí dùng để hành khí, chỉ tả, kiện tỳ, giảm đau. Nướng mộc hương lên dùng sẽ hoãn hành khí, trợ sức đại tràng, chỉ tả lỵ. Cũng vì thế mà dược liệu này hay được dùng để trị chứng khó tiêu, đau bụng, trướng đầy, ngừng nôn, lỵ,…
Đối với các bệnh lý đường tiêu hóa, việc sử dụng mộc hương giúp cải thiện triệu chứng rõ rệt. Một số bài thuốc chữa bệnh đường tiêu hóa từ cây mộc hương như sau:
– Chữa chứng lỵ cấp
Dùng 8g mộc hương, 20g hoàng liên, 12g bạch thược, 12g khổ sâm , 8g chỉ xác, 4g cam thảo đem tán bột rồi làm thành viên hoàn, mỗi ngày uống khoảng 10 – 20g.
– Chữa tiêu chảy do tích trệ thức ăn ở trẻ em
Lấy 12g mỗi vị sau: mộc hương, chỉ thực, bạch truật, hoàng liên, mạch nha, sơn tra, thần khúc, trần bì; 8g mỗi vị gồm: sa nhân, la bạc tử và liên kiều đem tán nhỏ, vo viên uống 4 – 8g/ngày.
– Chữa chứng lỵ mạn
Lấy hoàng liên và mộc hương với lượng bằng nhau đem tán bột, vo viên, uống 0.2 – 0.5g/lần, mỗi ngày uống 2 – 3 lần.
– Chữa viêm đại tràng mạn do amip co cơ tái phát
Dùng 6g chỉ thực; 8g mỗi vị: xuyên khung, uất kim, hoàng bá, hoàng liên; 12g mỗi vị: bạch truật, ý dĩ, phòng đẳng sâm, mộc hương. Tất cả dược liệu này đem sắc để uống 1 thang/ngày, 5 – 10 thang/liệu trình.
Mộc hương có thể được kết hợp với các dược liệu khác để chữa trị bệnh đường tiêu hóa
Xem thêm : Làm CCCD cho người tạm trú cần giấy tờ gì năm 2022?
– Chữa viêm đại tràng mạn co thắt và rối loạn tiêu hóa kéo dài
Dùng 6g chỉ thực, 6g can khương, 8g phụ tử chế, 12g phòng đẳng sâm, 12g ý dĩ, 12g hoài sơn, 12g bạch truật, 6g mộc vị hương, 6g thương truật, 4g xuyên tiêu, 4g nhục quế. Đem các dược liệu trên đi sắc uống 1 thang/ngày, 5 thang/liệu trình.
– Chữa chứng đầy bụng, đau bụng do hàn thấp trở trệ tại trường vị
Lấy 2g đinh hương; 6g sa nhân; 12g hoắc hương; 4g mỗi vị: đàn hương đều, cam thảo, mộc hương, bạch đậu khấu đêm đi sắc lấy nước uống trong ngày.
– Chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Dùng 6g mộc hương; 12g mỗi vị gồm: phục linh, đương quy, bạch thược, kỷ tử, đại táo; 10g xuyên khung; 8g mỗi vị gồm: a giao, táo nhân; 6g mỗi vị gồm: ngũ vị tử, trần bì. Lấy các dược liệu này đem sắc uống 1 thang/ngày, 5 – 10 thang/liệu trình.
– Chữa đau bụng do khí trệ, viêm ruột cấp, táo bón, lỵ, đầy bụng
Dùng 4g ngô thù, 4g dược liệu cây mộc hương, 12g mỗi vị gồm: khiên ngưu, đại hoàng, hương phụ, binh lang; 8g mỗi vị gồm: chỉ xác, thanh bì, nga truật, tam lăng, trần bì đem sắc uống.
2.3. Khi dùng cây mộc hương cần lưu ý
– Dùng bài thuốc từ cây mộc hương thảo dược cần tránh sử dụng với liều lượng lớn vì nó có chứa axit aristolochic có thể gây hại đến thận và trở thành tác nhân gây ung.
– Người bị bệnh thận, bệnh tim, phụ nữ đang trong thời gian cho con bú không nên dùng thảo mộc hương, nếu có dùng cần có sự giám sát y tế.
– Người cao huyết áp cần tránh sử dụng cây mộc hương thảo mộc ở mọi hình thức.
– Người mắc chứng âm hư không được dùng mộc hương.
– Nếu đang khỏe mạnh không được dùng mộc hương dài ngày.
– Bị nhiệt huyết hư và suy yếu chân khí không được dùng mộc hương.
Nói tóm lại, đối với bệnh đường tiêu hóa thì cây mộc hương là một loại dược liệu quý. Tuy nhiên, sử dụng dược liệu này như thế nào còn cần căn cứ trên thể trạng, bệnh lý của từng người để có liều lượng và thuốc kết hợp đúng hướng.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp