1. Huyết áp tăng cao nguy hiểm như thế nào?
Rất nhiều trường hợp đã bị tăng huyết áp trong nhiều năm mà không hay biết vì những triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng. Chính vì thế, hội chứng huyết áp cao còn được gọi là “kẻ giết người thầm lặng”.
Huyết áp cao gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
– Huyết áp cao có thể dẫn đến xơ vữa động mạch, đau tim, đột quỵ.
– Phình động mạch: Tình trạng tăng huyết áp sẽ làm cho các mạch máu yếu và phình ra, khi động mạch bị vỡ sẽ gây nguy hiểm cho người bệnh.
– Khi tăng huyết áp, tim cần làm việc nhiều hơn và làm tăng nguy cơ bị suy tim.
– Tình trạng tăng huyết áp cũng khiến mạch máu trong mắt của người bệnh dày hơn, hẹp hoặc rách và dẫn đến mất thị lực.
– Huyết áp cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh sa sút trí tuệ do làm hạn chế lưu lượng máu đến não.
– Khi huyết áp tăng cao, áp lực lọc nước tiểu trong các cầu thận cũng tăng lên và làm tăng nguy cơ tổn thương màng lọc ở cầu thận.
Tuy là bệnh phổ biến nhưng do dấu hiệu bệnh không rõ ràng nên thực tế có rất nhiều bệnh nhân chưa được chẩn đoán bệnh và cuối cùng, dẫn tới những hậu quả rất nguy hiểm. Do đó việc thăm khám sức khỏe thường xuyên để chẩn đoán bệnh sớm và chữa trị kịp thời là vô cùng cần thiết.
2. Uống lá cây gì để hạ huyết áp?
Theo kinh nghiệm dân gian, một số loại thực phẩm có thể hạ huyết áp. Vậy uống lá cây gì để hạ huyết áp? Mời bạn cùng theo dõi thông tin chi tiết dưới đây:
Cần tây
Đây là một loại thực phẩm rất phổ biến. Cần tây có thể kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác để tạo nên những món ăn thơm ngon, hấp dẫn. Không những vậy, loại rau này còn được coi là một vị thuốc quý trong việc điều hòa huyết áp.
Xem thêm : Biển số xe 97 là của tỉnh nào?
Nước ép cần tây giúp ổn định huyết áp
Chất Phthalides trong cần tây có tác dụng thúc đẩy quá trình tiết mật ở gan và làm hạ cholesterol trong máu. Bên cạnh đó, loại thực phẩm này còn có chứa nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là Kali. Kali được coi là chất điện giải có tác dụng rất hiệu quả trong việc điều hòa huyết áp tự nhiên.
Bạn cũng có thể chế biến cần tây bằng nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như ép lấy nước hoặc xào cần tây với thịt bò hay nấu rễ cần tây lấy nước uống mỗi ngày,…
Cỏ mần trầu
Đây là loại cây mọc nhiều ở ven đường, bờ ruộng và ít ai ngờ được cỏ mần trầu lại có thể mang đến nhiều lợi ích sức khỏe như vậy. Tác dụng lớn nhất của cỏ mần trầu chính là giúp thanh nhiệt cơ thể, giải độc gan, chữa nhiệt miệng, trị mụn,… Ngoài ra với những trường hợp mắc bệnh cao huyết áp thì có thể xay nhuyễn mần trầu để lấy nước uống. Bài thuốc này có thể giúp ổn định và điều hòa huyết áp. Cỏ mần trầu có vị đắng, bạn có thể cho một chút đường để dễ uống hơn.
Cây xạ đen
Xạ đen vốn được nhiều người truyền tai nhau như một bài thuốc góp phần điều trị ung thư. Tuy nhiên, đây cũng là bài thuốc rất hiệu quả trong việc điều hòa huyết áp. Cách thực hiện cũng rất đơn giản. Chỉ cần uống nước xạ đen sau bữa ăn, áp dụng đều đặn mỗi ngày thì tình trạng cao huyết áp của bạn sẽ được cải thiện rõ rệt.
Lá sen
Đối với những căn bệnh mất ngủ, tiêu chảy, cảm nắng, xuất huyết,… bạn có thể điều trị bằng lá sen để cải thiện tình trạng bệnh. Bên cạnh đó, lá sen còn có tác dụng giảm mỡ máu, phòng ngừa xơ vữa động mạch và từ đó cải thiện tình trạng cao huyết áp. Rửa sạch và nấu lá sen thành trà. Nên uống 2 lần/ngày và dùng sau bữa ăn
Uống nước lá sen giúp hạ huyết áp
Quế
Trong nhiều năm qua, quế là một bài thuốc trị cao huyết áp và các bệnh lý về tim mạch rất hiệu quả trong y học cổ truyền. Đây cũng là thực phẩm giúp cho món ăn của gia đình bạn thêm thơm ngon và hấp dẫn.
Gừng hạ huyết áp cao rất tốt
Xem thêm : Soạn bài Tây Tiến (chi tiết)
Ngoài công dụng là một thực phẩm gia vị, gừng cũng là một bài thuốc rất hiệu quả trong việc điều trị một số bệnh lý về tim mạch và tình trạng tăng huyết áp.
Nước uống râu ngô
Nước râu ngô rất mát và có vị ngọt. Rất nhiều người đã biết rằng, râu ngô có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Không những vậy, loại nước uống quen thuộc này còn có chứa kali, canxi và nhiều loại vitamin giúp ổn định huyết áp.
Bạn có thể phơi râu ngô hoặc dùng luôn râu ngô tươi để đun với nước. Khi nước sôi, vặn lửa nhỏ để trong khoảng 10 phút thì tắt bếp. Có thể uống hàng ngày để đạt được hiệu quả cao nhất.
3. Một số cách giúp hạ huyết áp tự nhiên
Dưới đây là một số phương pháp giúp bạn hạ huyết áp một cách tự nhiên:
– Nếu bạn đang bị thừa cân, hãy giảm cân để ổn định huyết áp. Hãy nhớ rằng, chỉ số vòng eo càng lớn thì nguy cơ bị tăng huyết áp sẽ càng cao.
– Thường xuyên tập thể dục để điều hòa huyết áp, rèn luyện sức khỏe. Lưu ý chỉ nên tập những bài tập phù hợp, vừa sức mình, không nên tập quá nhiều và tập các bài tập cường độ cao.
Loại bỏ căng thẳng cũng là một yếu tố quan trọng góp phần ổn định huyết áp
– Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh để bảo vệ sức khỏe và điều hòa huyết áp. Ưu tiên những thực phẩm có chứa nhiều canxi, kali, magie,… Loại bỏ những chất kích thích, hạn chế ăn đồ ăn chế biến sẵn và không nên ăn quá mặn.
– Giảm căng thẳng: Lo lắng quá mức, hay căng thẳng trong suốt một thời gian dài có thể gây ra nhiều loại bệnh tật và góp phần làm tăng huyết áp. Chính vì thế, hãy loại bỏ căng thẳng, sống vui vẻ thoải mái, suy nghĩ tích cực để khỏe mạnh hơn.
Bạn có thể loại bỏ căng thẳng bằng cách nghỉ ngơi, thư giãn, làm những việc mình yêu thích, tập thiền, tập yoga,…
Đảm bảo ngủ đủ giấc
Một giấc ngủ ngon và đủ thời lượng cần thiết sẽ tác động tích cực đến huyết áp của bạn. Ngược lại nếu thường xuyên thiếu ngủ, ngủ không ngon, bạn sẽ có nguy cơ mắc nhiều loại bệnh, trong đó bao gồm hội chứng tăng huyết áp.
Những bài thuốc dân gian chỉ là kinh nghiệm truyền miệng và chưa có bằng chứng khoa học cụ thể. Do đó, để xử trí triệt để tình trạng tăng huyết áp, bạn cần đến thăm khám để bác sĩ khám và tìm nguyên nhân chính xác, đồng thời đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Nếu có thắc mắc hoặc có nhu cầu đặt lịch khám sớm, mời bạn liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56, các tổng đài viên của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ tư vấn chi tiết cho bạn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp