Chất nào sau đây làm khô khí NH3?

Câu hỏi:

Chất nào sau đây làm khô khí NH3?

A. P2O5

B. H2SO4 đặc

C. CuSO4 khan

D. NaOH

Đáp án đúng D.

Chất làm khô khí NH3 trong các chất là NaOH, NaOH có khả năng hút ẩm và không phản ứng với khí NH3, các chất còn lại đều phản ứng với NH3 do đó không được sử dụng để làm khô khí NH3.

Giải thích lý do chọn đáp án D:

Amoniac (NH3) là chất khí không màu, có mùi khai xốc, nhẹ hơn không khí, tan rất nhiều trong nước.

Trong phân tử NH3, N liên kết với ba nguyên tử hidro bằng ba liên kết cộng hóa trị có cực. NH3 có cấu tạo hình chóp với nguyên tử Nitơ ở đỉnh. Nitơ còn một cặp electron hóa trị là nguyên nhân tính bazơ của NH3.

NaOH trong hóa học gọi là Natri hiđroxit hay Hyđroxit natri, còn trong đời sống thường được gọi là Xút hoặc Xút ăn da là một hợp chất vô cơ của Natri. Khi được hòa tan trong nước, NaOH trở thành dung dịch Bazơ mạnh, dung dịch này có tính nhờ, làm bục vải, giấy và ăn mòn da. Vào năm 1998, lượng Natri hiđroxit trên Thế giới có khoảng 45 triệu tấn.

Xút thường tồn tại ở trang thái chất rắn màu trắng dạng bột nên còn được gọi là bột NaOH.

Xút tồn tại ở nhiều dạng và tương ứng với tên gọi của nó: vảy đục không màu gọi là xút vảy, hạt gọi là xút hạt và dạng dung dịch bão hòa 50%. Ở trạng thái rắn, NaOH có màu trắng, không mùi hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước, trong cồn và trong glycerin nhưng không tan trong ether và các dung môi không phân cực khác, và khi tan thì tỏa nhiều nhiệt.

Về nguyên tắc, chất làm khô phải thỏa mãn các điều kiện:

– Chất làm khô là chất có khả năng hút ẩm mạnh,

– Chất làm khô không tác dụng, không hòa tan với khí (cả khi có nước)

– Trong quá trình làm khô khí thì không giải phóng khi khác.

Chất dùng làm khô khí NH3 là chất có khả năng hút ẩm và không phản ứng với khí NH3.

→ Chất có thể làm khô NH3 là NaOH rắn.

Giải thích lý do không chọn các đáp án còn lại:

+ A Sai vì P2O5 + H2O -> 2H3PO4

H3PO4 + NH3 -> NH4H2PO4

+ B Sai vì H2SO4 + NH3 -> NH4HSO4

+ C Sai vì CuSO4 + H2O + 2NH3 -> (NH4)2SO4 + Cu(OH)2

Cu(OH)2 + 4NH3 -> [Cu(NH3)4)](OH)2