Giá trị dinh dưỡng trong quả mận
Mận là loại trái cây có vỏ bên ngoài màu xanh, khi chín nó sẽ chuyển qua màu đỏ rất đẹp mắt. Phần thịt bên trong của quả mận thường mọng nước và có màu đỏ tươi. Khi mận còn tươi thường được phủ bên ngoài một lớp phấn trắng. Quả mận có vị chua, ngọt nhẹ khi chín, rất ngon miệng. Mận chỉ có duy nhất vào mùa hè, chín rộ vào khoảng tháng 3 đến tháng 7. Trong đó, chính vụ thường vào khoảng tháng 5 và 6.
Quả mận thường có kích thước bé, nhưng có hàm lượng dinh dưỡng khá phong phú. Cụ thể: Trong 100g mận sẽ chứa khoảng 45 Calo, 0.3g lipit, 11g carb, 157mg Kali, 1.4g chất xơ, 5% vitamin A, 10% vitamin C, 5% vitamin K và một số vitamin B, D,….
Mẹ sau sinh ăn mận được không
Vào mỗi độ hè về, quả mận được bán rất nhiều trên đường phố. Vậy nên, các mẹ sinh vào thời gian này chắc hẳn rất thèm ăn mận. Vậy mẹ sau sinh ăn mận được không?
Câu trả lời là ĐƯỢC mẹ nhé. Nhưng mẹ không nên ăn quá nhiều và ăn sớm. Bởi mận có vị chua, tính acid cao, không tốt cho răng và hệ tiêu hóa. Tốt nhất, trong thời gian ở cữ (42 ngày đầu sau sinh) không nên ăn.
Một số lợi ích khi ăn mận
Ăn mận giúp tóc chắc khỏe: Mận là loại trái cây chứa nhiều vitamin A có tác dụng giúp da sáng, đều màu. Ngoài ra, vitamin A khi được hấp thụ còn giúp cơ thể hấp thụ dưỡng chất như sắt, magie. Hai khoáng chất này có tác dụng giúp xương, tóc chắc khỏe hơn sau khi sinh.
Tốt cho tim mạch: Theo báo cáo dinh dưỡng, trong 1 quả mận chứa khoảng 113g kali – cực kỳ phong phú. Do đó, ăn mận sau khi sinh tốt cho hệ tim mạch, giúp mẹ loại bỏ cholesterol LDL (không tốt cho sức khỏe)
Ngừa ung thư: Trong quả mận có chứa hoạt chất Anthocyanin. Đây là một chất chống oxy hóa với tác dụng loại bỏ gốc tế bào tự do trong cơ thể – nguyên nhân gây ra bệnh ung thư. Vì thế, ăn mận cũng là cách giúp ngừa ung thư rất tốt.
Xem thêm : Bệnh viện Thẩm mỹ JW Hàn Quốc
Tốt cho hệ tiêu hóa: Ngoài vitamin và khoáng chất, trong quả mận còn chứa Isatin, Sorbitol. Đây là hai hợp chất quan trọng, tốt cho hệ tiêu hóa, tăng cường sức khỏe đường ruột. Vậy nên, mẹ ăn mận sau sinh sẽ thúc đẩy tiêu hóa và hạn chế bệnh đường ruột hiệu quả.
Tác hại khi bà đẻ ăn mận sớm sau sinh
Mặc dù ăn mận sau khi sinh mang lại nhiều lợi ích cho mẹ bỉm, tuy nhiên ăn quá nhiều, ăn sớm sẽ gây ra nhiều tác hại đối với cơ thể. Cụ thể, những tác hại khôn lường khi ăn mận quá nhiều, quá sớm khi ở cữ như sau:
Ăn mận sớm gây hại cho dạ dày
Mẹ sau sinh trong giai đoạn ở cữ thường có hệ tiêu hóa khá yếu. Vì vậy, thời gian đầu mẹ nên ăn đồ ăn dễ tiêu, giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, quả mận là trái cây có vị chua, tính acid cao, không tốt cho dạ dày. Khi ăn vào sẽ khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương, kích thích co bóp, ảnh hưởng chức năng tiêu hóa thức ăn.
Bà đẻ ăn mận gây ê buốt răng
Quả mận có vị chua với tính acid cao sẽ gây ê buốt và mòn chân răng đối với không chỉ mẹ sau sinh mà tất cả mọi người khi ăn quá nhiều. Đặc biệt, đối với mẹ sau sinh, răng và nướu thường khá yếu do thiếu canxi trong giai đoạn đầu, ăn chua sẽ rất có hại.
Vậy nên, trong giai đoạn đầu mới sinh các mẹ không nên ăn mận. Và mẹ cũng hãy kiêng những đồ ăn có vị chua, tính acid cao như xoài, cóc, dưa cà, kim chi muối chua nhé.
Ăn mận tăng nguy cơ sỏi thận sau sinh
Trong quả mận có chứa một loại hoạt chất gọi là Oxalate. Khi vào cơ thể, hoạt chất này sẽ gây cản trở quá trình hấp thụ canxi. Điều này khiến canxi bị đọng lại trong cơ thể mẹ gây ra tình trạng sỏi thận hoặc táo bón sau sinh.
Một số lưu ý khi ăn mận mẹ sau sinh nên biết
Sau sinh từ 1 đến 2 tháng, mẹ bỉm có thể ăn mận để giải cơn thèm. Tuy nhiên, để an toàn cho sức khỏe, mẹ cần lưu ý một số
Không ăn quá nhiều: Mận có tính nóng, nếu ăn nhiều sẽ gây nóng trong, nổi mụn, và rôm sảy. Vì vậy, mỗi ngày mẹ chỉ nên ăn tối đa 4-5 quả mỗi ngày để đảm bảo an toàn.
Bị đau dạ dày không nên ăn: Tính acid cao của quả mận sẽ khiến nồng độ acid trong dạ dày càng cao hơn. Điều này khiến tình trạng bệnh sẽ ngày càng nguy cấp và diễn biến xấu. Vì vậy những mẹ có tiền sử bị đau dạ dày nên kiêng ăn mận sau sinh nhé.
Không ăn mận khi đói: Khi đói bụng, nồng độ acid trong dạ dày thường tăng cao và kích thích co bóp. Nếu mẹ ăn mận sẽ khiến vấn đề này nghiêm trọng hơn, lâu dần tạo thành bệnh lý dạ dày.
Ăn mận đúng mùa: Mận chỉ có và chín rộ vào duy nhất mùa hè trong năm, từ khoảng tháng 4 đến tháng 7. Các mận có trái vụ có thể xuất xứ từ Trung Quốc, hoặc chứa nhiều thuốc trừ sâu, bảo quản thực vật. Vậy nên, mẹ hãy ăn mận đúng vụ để tránh những rủi ro ngộ độc, nhiễm khuẩn đáng tiếc nhé.
Bài viết trên đã giúp mẹ giải đáp câu hỏi Sau sinh ăn mận được không? Mong rằng những thông tin trong bài giúp mẹ hiểu rõ hơn về lợi ích cũng như tác hại khi ăn mận. Mẹ hãy nhớ không nên ăn mận quá nhiều và ăn quá sớm để bảo vệ sức khỏe nhé.
Xem thêm:
- Mẹ sau sinh ăn quả bòn bon được không?
- Mẹ sau sinh ăn quả lê có lợi ích gì?
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp