Phụ nữ cho con bú uống Panadol được không? Có gây mất sữa không?

Thuốc Panadol là gì?

Panadol là thuốc giảm đau hạ sốt nhẹ, được sử dụng để điều trị các tình trạng đau đớn. Chẳng hạn như đau đầu bao gồm đau nửa đầu và đau đầu do căng thẳng, đau răng, đau lưng, đau thấp khớp và đau cơ, đau bụng kinh, đau họng và để giảm sốt , nhức mỏi và đau nhức do cảm lạnh và cảm cúm. Trong một số trường hợp panadol cũng được khuyên dùng để giảm triệu chứng đau do viêm khớp nặng.

Panadol là loại thuốc có tác dụng trị sốt, giảm đau (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thành phần

Panadol được cấu thành từ 3 thành phần chính:

  • 500 mg Paracetamol.

  • 25 mg Caffeine

  • 5 mg Phenylephrine Hydrochloride

Phân loại

  • Panadol xanh (dạng viên nén 500mg): Có thành phần chính là Paracetamol 500mg

  • Panadol extra (đỏ): Có thành phần chính là Paracetamol 500mg và Cafein 65mg

  • Panadol viên sủi màu vàng: Thành phần chính là Paracetamol 500mg

  • Panadol Extra With Optizorb đỏ: Có thành phần chính là Paracetamol 500mg và Cafein 65mg

  • Panadol cảm cúm màu xanh lá: Có thành phần chính là Paracetamol 500mg, Cafein 65mg và Phenylephrine hydrochloride 5mg

Công dụng

Mỗi thành phần trong thuốc Panadol có công dụng khác nhau. Trong đó:

  • Thành phần Paracetamol có tác dụng giảm đau, hạ sốt.

  • Thành phần Caffeine hỗ trợ giảm đau.

  • Nói chung, công dụng chính của Panadol bao gồm: hạ sốt và giảm đau từ nhẹ đến vừa. Đặc biệt, nó được áp dụng giảm đau trong cả các trường hợp đau do viêm xương khớp, nhức răng, đau sau khi nhổ răng hoặc tiêm vacxin, đau đầu.

Mỗi thành phần trong Panadol có tác dụng khác nhau (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tác dụng phụ

Theo nghiên cứu, Panadol là loại thuốc ít gây ra tác dụng sau khi sử dụng. Nhưng với một số đối tượng mẫn cảm với các thành phần của thuốc vẫn có thể mắc phải một số tác dụng phụ không mong muốn. Bao gồm:

Mẹ đang cho con bú uống panadol được không?

Theo bác sĩ khuyến cáo thì mẹ KHÔNG NÊN TỰ Ý sử dụng Panadol trong khi cho con bú. Bởi thành phần cafein trong thuốc sẽ bị dung nạp vào sữa mẹ, gây kích thích hệ thần kinh trẻ, khiến tim đập nhanh. Đồng thời, nếu mẹ sử dụng vượt mức cho phép có thể khiến nồng độ cafein trong máu tăng cao, gây ra tình trạng mất sữa.

Trên thực tế, nếu sử dụng hàm lượng caffein trong mức cho phép (liều lượng thấp hơn 100mg) thì vẫn an toàn với mẹ đang cho con bú. Vậy nên để tốt nhất, khi bị cảm sốt, đau đầu,… không tự ý sử dụng thuốc. Hãy hỏi và tuân theo liều lượng bác sĩ khuyên dùng.

Mẹ đang cho con bú chỉ nên dùng Panadol khi có chỉ định của bác sĩ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mẹ đang cho con bú uống Panadol có gây mất sữa không?

Trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, chắc hẳn chị em phụ nữ cũng sẽ gặp một số vấn đề về sức khỏe. Đặc biệt, cảm cúm là bệnh rất dễ mắc phải. Panadol là loại thuộc quen thuộc, được sử dụng. Nếu mẹ sử dụng đúng liều lượng được chỉ định sẽ KHÔNG gây mất sữa. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá liều có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Rủi ro khi sử dụng Panadol quá liều sau sinh

  • Gây mất sữa: Cafein là một trong hai thành phần chủ yếu có trong Panadol. Nếu hàm lượng cafein trong máu quá cao sẽ khiến cơ thể khó hấp thụ dinh dưỡng. Lâu dần, điều này sẽ khiến cơ thể mẹ suy nhược, không đủ dinh dưỡng để sản xuất sữa.

  • Ảnh hưởng đến hệ thần kinh của bé: Cafein là chất kích thích có tác động không tốt đến hệ thần kinh của trẻ. Khi mẹ sử dụng quá liều sẽ khiến hàm lượng cafein trong sữa tăng cao, em bé cũng dung nạp nhiều hơn, gây căng thẳng thần kinh.

  • Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ:

  • Gây trầm cảm sau sinh: Việc mẹ hấp thụ quá nhiều chất kích thích sau sinh sẽ gây căng thẳng hệ thần kinh. Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng trầm cảm ở phụ nữ sau sinh.

Một số rủi ro khi uống Panadol quá liều (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lưu ý khi uống panadol khi cho con bú

  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ: Không phải trường hợp nào mẹ bỉm cũng phải uống thuốc. Tùy theo tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ có những khuyến cáo cụ thể cho mẹ. Vì vậy, khi sức khỏe gặp vấn đề, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

  • Không cho trẻ bú ngay sau khi uống thuốc: Panadol thuộc loại thuốc có tác dụng ngay, nó sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể sau 3 tiếng. Vì vậy, để an toàn cho bé, mẹ không nên cho em bé bú ngay sau khi uống thuốc. Hãy đợi ít nhất 1 giờ, tốt nhất là 3 tiếng mới nên cho con bú trở lại.

  • Theo dõi các biểu hiện của trẻ sau khi bú: Khi cho trẻ bú trở lại sau khi mẹ đã sử dụng thuốc, hãy chú ý quan sát biểu hiện của trẻ. Đặc biệt, trong các trường hợp trẻ có biểu hiện nôn trớ, quấy khóc, đi ngoài, ngủ nhiều thì nên tạm ngưng bú để theo dõi.

  • Không sử dụng chất kích thích khác đi kèm: Trong thời gian uống thuốc Panadol, cơ thể mẹ đã nạp một lượng cafein vào cơ thể. Vậy nên, mẹ tuyệt đối không được sử dụng chất kích thích trong thời gian này. Nếu không, sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh và trí não của trẻ.

Lưu ý khi vừa uống Panadol, vừa cho con bú (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cách hạn chế phải uống thuốc sau sinh

Làm thế nào để giúp mẹ bảo vệ sức khỏe, hạn chế dùng thuốc sau khi sinh. Hãy tham khảo một số cách dưới đây mẹ nhé.

Ăn uống đầy đủ

Chế độ dinh dưỡng sau sinh cực kỳ quan trọng đối với các mẹ bỉm sữa. Bởi một chế độ dinh dưỡng tốt vừa giúp mẹ nhanh hồi phục sức khỏe, nâng cao sức đề kháng, vừa có nhiều sữa cho con. Vậy mẹ sau sinh nên ăn uống thế nào để bảo vệ sức khỏe tốt nhất?

Trong thời kỳ cho con bú, các mẹ sau sinh nên tập trung ăn đủ 5 nhóm dinh dưỡng: tinh bột, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất, chất xơ.

  • Tinh bột: Thường có nhiều trong cơm, khoai lang, yến mạch, lúa mì với tác dụng cung cấp năng lượng cho cơ thể.

  • Protein: Có nhiều trong thịt bò, trứng, cá hồi, thịt gia cầm,.. với tác dụng cung cấp và duy trì năng lượng cho cơ thể trong một ngày dài.

  • Chất béo: Có nhiều trong quả bơ, cá, trứng, hạt dinh dưỡng,… hỗ trợ sự phát triển của trí não và hệ thần kinh. Đặc biệt nhóm chất béo DHA và AA rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ.

  • Vitamin và khoáng chất: Có nhiều trong các loại trái cây. Sau khi sinh, chị em nên bổ sung thêm nhiều vitamin C ( cam, quýt, bưởi, kiwi xanh), vitamin A (đu đủ, cà rốt, cà chua, táo),… giúp tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch cho cơ thể.

  • Chất xơ: Có nhiều trong rau củ quả, hỗ trợ sức khỏe đường ruột cực kỳ tốt. Mẹ ăn nhiều rau sau sinh sẽ giúp ngăn ngừa táo bón, trĩ và các bệnh về đường tiêu hóa.

Ăn uống đủ chất giúp mẹ không bị ốm (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nghỉ ngơi

Sau khi sinh, phụ nữ thường mất rất nhiều năng lượng khiến sức khỏe yếu. Vì vậy, chị em cần nghỉ ngơi đầy đủ để giúp nhanh hồi phục sức khỏe hơn. Trong thời gian ở cữ (42 ngày sau sinh), phụ nữ nên ngủ đủ từ 8-10 tiếng/ngày. Trong các trường hợp mẹ bị mất ngủ vào ban đêm, hãy lên kế hoạch ngủ bù vào ngày hôm sau.

Bên cạnh đó, mẹ nên hạn chế sử dụng thiết bị điện tử, vừa không tốt cho sức khỏe của mắt, vừa ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ sơ sinh.

Nghỉ ngơi điều độ giúp mẹ tăng cường sức khỏe (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Rèn luyện sức khỏe

Rèn luyện sức khỏe là một trong những cách nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng sau sinh cực kỳ hiệu quả. Chính vì vậy, mẹ đừng phớt lờ việc rèn luyện sức khỏe, tập thể dục sau sinh nhé.

Trong vài ngày đầu mới sinh, mẹ nên thường xuyên đi lại nhẹ nhàng. Khi cơ thể đã dần hồi phục, mẹ có thể bắt đầu các bài tập thể dục như đi bộ, yoga, thiền, bơi lội. Mỗi ngày, mẹ nên tập thể dục trong khoảng 30 đến 45 phút, vừa giúp nâng cao sức khỏe, vừa có tác dụng giảm cân sau sinh. Sau 3 tháng đầu, mẹ có thể kéo dài thời gian tập hơn, lên khoảng 1 tiếng mỗi ngày.

Tập thể dục giúp mẹ nâng cao sức đề kháng sau sinh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trên đây là những thông tin giúp mẹ giải đáp đang cho con bú uống Panadol được không? Mong rằng những thông tin trong bài giúp mẹ hiểu rõ hơn về công dụng và ảnh hưởng của Panadol đối với sức khỏe của mẹ và bé. Qua đó, mẹ sẽ biết cách sử dụng đúng đắn mỗi khi bị ốm, cảm sốt hay đau đầu. Và đừng quên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe mẹ nhé.