Chứng minh nhân dân (CMND) là một trong những loại giấy tờ tùy thân đặc biệt quan trọng. Vậy thời hạn sử dụng của loại giấy tờ này là bao lâu? CMND bao nhiêu năm thì hết hạn? Bài viết sau đây ACC sẽ phân tích về vấn đề trên.
- Chứng chỉ tiền gửi có phải là chứng khoán không?
- Kem chống nắng phổ rộng là gì? Lợi ích của kem chống nắng phổ rộng
- Bầu uống nước sâm được không? Những cảnh báo khi sử dụng nước sâm trong thai kỳ
- Mèo sống được bao lâu? Tính tuổi thọ của mèo so với người
- Bôi nghệ tươi qua đêm có tốt không? Lưu ý gì khi sử dụng?
1. Chứng minh nhân dân là gì?
“Chứng minh nhân dân là một loại giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan Công an có thẩm quyền chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định, nhằm bảo đảm thuận tiện việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.” Theo Điều 1 Nghị định số 05/1999/NĐ – CP
Như vậy, Chứng minh nhân dân là loại giấy tờ tùy thân do cơ quan có thẩm quyền cấp, dùng để chứng minh nội dung cơ bản về thân phận của mỗi công dân như: độ tuổi; quê quán, đặc điểm nhận dạng,…
2. Thời hạn của chứng minh nhân dân
Căn cứ theo quy định tại Mục 4 Phần I Thông tư 04/1999/TT-BCA(C13) hướng dẫn Nghị định 05/1999/NĐ-CP về CMND do Bộ công an ban hành, thời hạn sử dụng của CMND được quy định như sau: CMND có giá trị sử dụng 15 năm. Mỗi công dân Việt Nam chỉ được cấp một CMND và có một số CMND riêng. Nếu có sự thay đổi hoặc bị mất CMND thì được làm thủ tục đổi, cấp lại một giấy CMND khác nhưng số ghi trên CMND vẫn giữ đúng theo số ghi trên CMND đã cấp.
Theo quy định nêu trên, chứng minh nhân dân có thời hạn sử dụng trong 15 năm. Mỗi một công dân Việt Nam chỉ được cấp một số chứng minh riêng và một giấy CMND.
Đối với trường hợp CMND hết thời hạn, công dân tiến hành:
- Thực hiện thủ tục đổi CMND sang thẻ CCCD đối với các tỉnh thành đã cấp CCCD.
- Thực hiện đổi CMND mới đối với những tỉnh/thành phố chưa cấp CCCD.
Theo đó, tại Mục 2, Phần II của Thông tư này cũng có quy định CMND khi đã quá thời hạn sử dụng 15 năm kể từ ngày cấp là một trong những trường hợp công dân phải làm thủ tục đổi chứng minh nhân dân.
Vì vậy, cho dù trên giấy CMND không ghi thời hạn sử dụng nhưng người dân có thể dựa vào ngày được cấp CMND để tính thời điểm hết hạn chứng minh nhân dân.
Hiện nay đối với trường hợp CMND đã hết thời hạn hay không may bị mất thì công dân sẽ tiến hành thực hiện thủ tục đổi CMND cũ sang thẻ CCCD mà không làm lại được CMND vì hiện tại các tỉnh, thành trên cả nước đã ngừng cấp mới CMND mà thay bằng thẻ căn cước công dân gắn chíp.
3. Câu hỏi thường gặp:
3.1. Dùng chứng minh nhân dân hết hạn có bị phạt không? Mức phạt là bao nhiêu?
Xem thêm : Những ca khúc về thầy cô và trường lớp
Trả lời: Căn cứ theo điểm b khoản 1 điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 quy định về việc phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng quy định của pháp luật về việc cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
Theo đó, trong trường hợp Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân đã hết hạn nhưng không thực hiện việc cấp đổi thành Căn cước công dân mới theo quy định của pháp luật hiện hành sẽ bị phạt theo mức nêu trên (từ 300.000 500.000 đồng, trước đây quy định tại điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về hành vi không thực hiện đúng quy định của pháp luật về việc cấp mới, cấp lại hay đổi Chứng minh nhân dân sẽ chỉ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng).
Ngoài ra, căn cứ theo khoản 2 Điều 38 Luật Căn cước công dân năm 2014, Chứng minh nhân dân đã được cấp trước ngày 1/1/2016 vẫn sẽ có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì sẽ được đổi sang thẻ Căn cước công dân.
Theo Điều 21 Luật Căn cước công dân năm 2014, thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi theo quy định. Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi hoặc cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi thì với quy định nêu trên vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.
3.2. Chứng minh nhân dân làm lấy liền được không?
Trả lời: Việc làm chứng minh thì không thể lấy liền được mà tùy từng khu vực mà việc giải quyết có thể nhanh hay chậm. Thời gian kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan quản lý căn cước công dân phải cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân trong thời hạn sau đây:
– Đối với công dân ở thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc;
– Đối với trường hợp công dân ở các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc;
– Đối với công dân ở các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc.
3.3. Cấp lại chứng minh nhân dân có lấy liền được không?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc cấp lại chứng minh nhân dân cũng tương tự như cấp chứng minh nhân dân và không thể lấy liền. Cụ thể
- Việc cấp lại thể đối với công dân ở thành phố, thị xã không quá 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại;
- Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc.
- Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc.
3.4. Làm sao biết thẻ chứng minh nhân dân khi nào hết hạn?
CMND có giá trị sử dụng trong vòng 15 năm. Cụ thể là tại Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014 đã quy định về thẻ CCCD phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
Xem thêm : Anh trai đã đi lính thì em có phải đi nữa không?
Trường hợp nếu thẻ CCCD được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định phải đổi thẻ thì vẫn sẽ có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.
Chẳng hạn như bạn tính đến thời điểm hiện tại đã được cấp thẻ CCCD và trong hai năm trước năm 25 tuổi (từ năm 23-25 tuổi), có làm thủ tục cấp đổi thì thẻ CCCD của bạn sau khi cấp đổi sẽ có giá trị đến năm 40 tuổi.
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư số 06/2021 của Bộ Công an quy định về mặt trước của thẻ CCCD sẽ có ghi thời gian sử dụng đến ngày tháng năm nào sẽ hết hạn.
Vì vậy, để biết thẻ CCCD của bạn có còn thời hạn sử dụng hay không thì bạn có thể dựa vào ngày tháng năm hết hạn ghi trong mặt trước của thẻ CCCD hoặc dựa vào độ tuổi của bản thân để xác định. Đối với chứng minh nhân dân hết hạn sử dụng sẽ được tính trong vòng 15 năm kể từ ngày được cấp.
Mọi thắc về chứng minh nhân dân, căn cước công dân như thời hạn chứng minh nhân dân/ căn cước công dân, thủ tục cấp, đổi, cấp lại chứng minh nhân dân/ căn cước công dân. Quý bạn đọc có thể liên hệ công ty Luật ACC để được hỗ trợ tư vấn tận tình.
CÔNG TY LUẬT ACC
Tư vấn: 1900.3330
Zalo: 084.696.7979
Fanpage: : ACC Group – Đồng Hành Pháp Lý Cùng Bạn
Mail: [email protected]
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp