Trong quản lý nhà nước, lập pháp, hành pháp, tư pháp là ba nhánh quyền lực nhà nước, trong đó thì tư pháp chiếm vai trò rất quan trọng. Nhắc đến tư pháp, chúng ta sẽ nhớ ngay đến cơ quan tư pháp, tuy nhiên không phải ai cũng biết cơ quan tư pháp là gì? Hãy cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu về cơ quan tư pháp qua bài viết sau đây.
- Tranh thủ kỳ nghỉ làm sạch ruột bằng nước cốt chanh: Bác sĩ nói gì?
- Thâm hụt calories là gì? Mách bạn cách ăn thâm hụt calo giảm cân an toàn và hiệu quả
- Lập bảng về thành tựu tiêu biểu của các nền văn minh Ai Cập cổ đại, Trung Hoa và Ấn Độ cổ- trung đại theo mẫu sau
- Có bầu trước khi cưới có được rước dâu không
- Có nên cạo lông mặt không? 9 điều nên biết để cạo lông mặt đúng cách
Cơ quan tư pháp là gì?
1. Cơ quan tư pháp là gì?
Cơ quan tư pháp là hệ thống các cơ quan nhà nước thực hiện quyền tư pháp, một trong ba quyền của quyền lực nhà nước. Ở nước ta hiện nay, cơ quan tư pháp bao gồm tòa án nhân dân, viện kiểm sát. Cơ quan tư pháp tiến hành các hoạt động bảo vệ pháp luật, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.
2. Hệ thống cơ quan tư pháp
Tòa án nhân dân
Điều 102 Hiến pháp 2013 quy định:
- Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.
- Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao,Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương và Tòa án quân sự.
- Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Tòa án nhân dân
Xem thêm : 15 ngân hàng Việt vào top 500 thương hiệu ngân hàng lớn nhất toàn cầu
– Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.
Nhiệm vụ của Tòa án nhân dân bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.
– Tòa án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật; xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện các tài liệu, chứng cứ đã được thu thập trong quá trình tố tụng; căn cứ vào kết quả tranh tụng ra bản án, quyết định việc có tội hoặc không có tội, áp dụng hoặc không áp dụng hình phạt, biện pháp tư pháp, quyết định về quyền và nghĩa vụ về tài sản, quyền nhân thân.
Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.
– Khi thực hiện nhiệm vụ xét xử vụ án hình sự, Tòa án có quyền:
- Xem xét, kết luận về tính hợp pháp của các hành vi, quyết định tố tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên, Luật sư trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử; xem xét việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án;
- Xem xét, kết luận về tính hợp pháp của các chứng cứ, tài liệu do Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện kiểm sát, Kiểm sát viên thu thập; do Luật sư, bị can, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác cung cấp;
- Khi xét thấy cần thiết, trả hồ sơ yêu cầu Viện kiểm sát điều tra bổ sung; yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, chứng cứ hoặc Tòa án kiểm tra, xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự;
- Yêu cầu Điều tra viên, Kiểm sát viên và những người khác trình bày về các vấn đề có liên quan đến vụ án tại phiên tòa; khởi tố vụ án hình sự nếu phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm;
- Ra quyết định để thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
– Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của luật tố tụng.
Xem thêm : Ký hiệu tiền tệ Trung Quốc & 2 thông tin hữu ích
– Trong quá trình xét xử vụ án, Tòa án phát hiện và kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản pháp luật trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức; cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm trả lời Tòa án kết quả xử lý văn bản pháp luật bị kiến nghị theo quy định của pháp luật làm cơ sở để Tòa án giải quyết vụ án.
– Bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.
Viện kiểm sát
Viện kiểm sát là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước ta. Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố nhằm bảo đảm:
– Mọi hành vi phạm tội, người phạm tội phải được phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội;
– Không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế quyền con người, quyền công dân trái luật.
Trên đây là toàn bộ nội dung trả lời câu hỏi cơ quan tư pháp là gì mà Công ty Luật ACC cung cấp. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào cần được giải đáp, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
- Hotline: 19003330
- Zalo: 084 696 7979
- Gmail: [email protected]
- Website: accgroup.vn
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp