PHỤ NỮ UỐNG SỮA ĐẬU NÀNH CÓ TỐT KHÔNG? NÊN LƯU Ý ĐIỀU GÌ?

Sữa đậu nành là loại sữa hạt thơm ngon, bổ dưỡng, được nhiều người lựa chọn để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Đặc biệt, loại sữa này được nhiều chị em phụ nữ quan tâm và lựa chọn bởi cho rằng nó có nhiều đặc điểm tốt cho nữ giới. Vậy thực chất, phụ nữ uống sữa đậu nành có tốt không? Cùng Vinamilk giải đáp ngay nhé!

Phụ nữ uống sữa đậu nành có tốt không? Uống như thế nào là đúng cách? Hãy cùng Vinamilk tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Nữ uống sữa đậu nành có tốt không?

1. Sữa đậu nành là gì? Thành phần dinh dưỡng trong sữa đậu nành

Sữa đậu nành là thức uống có nguồn gốc từ thực vật, được chế biến hoàn toàn từ hạt đậu nành tự nhiên. Sữa có kết cấu lỏng, màu trắng đục, có mùi thơm đặc trưng từ đậu nành và hương vị béo nhẹ. Đây là món sữa hạt phổ biến, thường được mọi người lựa chọn để giải khát và bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Sữa đậu nành chứa nhiều dưỡng chất và vitamin khoáng chất cần thiết cho quá trình phát triển cơ thể. Loại thức uống này thường chứa nhiều đạm, ít calo, ít chất béo, hỗ trợ giảm cân và duy trì vóc dáng săn chắc. Trung bình 100ml sữa đậu nành không đường chứa 54 calo, 3.1g protein, 2.3g chất béo, 2.3g carbohydrate cùng nhiều vi chất khác.

Để phát huy tốt công dụng của sữa đậu nành, người dùng nên sử dụng với liều lượng phù hợp với tình trạng và nhu cầu của cơ thể. Không nên quá lạm dụng sữa đậu nành để tránh các tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.

Tìm hiểu thêm: Sữa 9 loại hạt Vinamilk Super Nut có tốt không?

Sữa đậu nành mang đến nhiều lợi ích sức khỏe

Sữa đậu nành chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe

2. Sữa đậu nành có tác dụng gì với phụ nữ?

Sữa đậu nành có tác dụng bổ sung dinh dưỡng cho phụ nữ, với lượng calo và chất béo thấp nên thường được rấ nhiều chị em phụ nữ tin dùng. Đặc biệt, trong loại thức uống này còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, kháng viêm mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe. Cụ thể, những tác dụng của sữa đậu nành đối với phụ nữ gồm:

2.1 Cung cấp nguồn dưỡng chất cần thiết cho cơ thể

Đậu nành là loại hạt thực vật giàu protein, chứa 8 loại axit amin cần thiết để hỗ trợ sự phát triển cơ bắp của cơ thể. Bên cạnh đó, hàm lượng các vitamin A, E, B12 cùng các khoáng chất dồi dào có trong loại sữa này giúp cung cấp dưỡng chất cần thiết để nuôi cơ thể và năng lượng để duy trì các hoạt động sống hàng ngày.

Tác dụng của sữa đậu nành với phụ nữ

Uống sữa đậu nành thường xuyên cung cấp các dưỡng chất cho cơ thể

2.2 Ngăn ngừa một số bệnh lý

Isoflavones có trong đậu nành có tác dụng làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu và cục máu đông, từ đó làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ não. Không những vậy, hoạt chất này còn đóng vai trò như hormone estrogen của nữ giới, giúp ngăn ngừa bệnh ung thư buồng trứng, ung thư vú ở phụ nữ một cách hiệu quả.

Isoflavones đóng vai trò như hormone estrogen của nữ giới

Sữa đậu nành giúp ngăn ngừa một số bệnh lý ở nữ giới

2.3 Giúp làm đẹp da

Genistein có trong đậu nành giúp ngăn chặn quá trình lão hóa da, ngăn ngừa sự xuất hiện của các nếp nhăn và cải thiện độ đàn hồi của da. Không những vậy, chất Isoflavones có trong loại đậu này có giúp bảo vệ da khỏi tác động có hại của tia UV, giúp ngăn chặn sự hình thành nám và tăng cường bảo vệ chống nắng tự nhiên.

Không những vậy, các vitamin và khoáng chất có trong sữa đậu nành giúp nuôi dưỡng làn da sáng khỏe, cung cấp độ ẩm cho da sâu từ bên trong. Ngoài đường uống, bạn cũng có thể sử dụng sữa đậu nành để rửa bằng bằng cách:

  • Cách 1: Buổi tối trước khi đi ngủ, bạn rửa mặt bằng nước ấm trước rồi lau khô. Sau đó, thoa lên da một lượng sữa đậu nành vừa đủ và massage nhẹ nhàng theo chiều xoắn ốc từ trong ra ngoài. Sau 5 phút, bạn rửa mặt sạch lại bằng nước thường. Duy trì cách này 2-3 lần/ tuần để cảm nhận làn da sáng khỏe, mịn màng hơn!
  • Cách 2: Đầu tiên, bạn rửa mặt sạch với nước ấm rồi lau khô. Sau đó, sử dụng khăn vải hoặc bông tẩy trang, thấm sữa đậu nành sau đó đắp lên mặt và để trong vòng 10-15 phút. Cuối cùng bạn rửa sạch mặt lại với nước thường. Hãy thực hiện 2-3 lần/ tuần vào buổi tối để đạt được hiệu quả nhanh nhất nhé!

Phụ nữ uống sữa đậu nành tốt cho làn da

Sữa đậu nành giúp làn da trắng khỏe, mịn màng

2.4 Hỗ trợ giảm cân

Nếu uống sữa đậu nành trong vòng 3 tháng, lượng mỡ thừa ở vùng bụng sẽ được giảm đi đáng kể, giúp cải thiện vóc dáng. Điều này là do các axit amin có trong thức uống này giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, bài tiết insulin hiệu quả, từ đó hỗ trợ giảm mỡ bụng.

Không những vậy, mặc dù có giá trị dinh dưỡng khá phong phú, lượng calo của sữa đậu nành lại tương đối thấp. Trung bình 100ml sữa đậu nành không đường chỉ cung cấp khoảng 54 calo. Đây là một trong những yếu tố giúp sữa đậu nành không đường trở thành loại thực phẩm hỗ trợ giảm cân hiệu quả cho chị em.

Lợi ích sữa đậu nành với phụ nữ là hỗ trợ giảm cân

Lượng calo thấp trong sữa đậu nành hỗ trợ giảm cân hiệu quả

2.5 Giảm thiểu các triệu chứng tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh

Tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh là giai đoạn thiếu hụt estrogen ở nữ giới, gây stress và các vấn đề khó chịu bên trong. Isoflavone có trong đậu nành, có cấu tạo tương tự estrogen, sẽ là nguồn bổ sung hormone hiệu quả cho phụ nữ trong giai đoạn thiếu hụt này. Do đó, phụ nữ trong độ tuổi này cần phải sử dụng thường xuyên sữa đậu nành để cải thiện các triệu chứng tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh.

Tìm hiểu thêm: Uống sữa đậu nành có vô sinh không?

Sữa đậu nành giúp chăm sóc sức khỏe phụ nữ

Sữa đậu nành giảm thiểu các triệu chứng tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh

2.6 Tốt cho mẹ bầu và thai nhi

Sữa đậu nành chứa thành phần dinh dưỡng đầy đủ với protein, chất béo, carbohydrate, chất khoáng giúp cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cần thiết cho mẹ bầu trong thai kỳ. Bên cạnh đó, các chất béo tốt có trong đậu này cũng hỗ trợ rất tốt cho sự phát triển của thai nhi.

Tác dụng của sữa đậu nành là mang lại dinh dưỡng cho phụ nữ

Phụ nữ mang thai nên bổ sung sữa đậu nành vào chế độ dinh dưỡng

3. Phụ nữ uống sữa đậu nành có tốt không?

Phụ nữ uống sữa đậu nành hàng ngày rất tốt cho cơ thể. Loại thức uống này bổ sung các dưỡng chất cần thiết, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh của chị em phụ nữ. Mỗi ngày uống 500ml sữa đậu nành đối với người lớn, và tối đa 300ml đối với bé gái sẽ đáp ứng tốt nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của cơ thể.

Tuy nhiên, việc lạm dụng sữa đậu nành quá nhiều có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn đối với cơ thể. Bạn có thể sẽ gặp tình trạng đầy bụng, tiêu chảy và các vấn đề tiêu hóa khác do cơ thể không thể hấp thụ được hết dinh dưỡng. Ngoài ra, uống quá nhiều cũng tăng khả năng mắc ung thư buồng trứng do hàm lượng estrogen gia tăng trong cơ thể.

Tham khảo bài viết: Uống sữa đậu nành có mọc mụn không?

4. Ai không nên uống sữa đậu nành?

Là một loại sữa hạt thông dùng, sữa đậu nành thường được nhiều lựa chọn để bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể hàng ngày. Tuy có nhiều lợi ích với sức khỏe, không phải ai cũng phù hợp để dùng loại sữa này trong chế độ dinh dưỡng của mình. Sau đây là những người không nên uống sữa đậu nành:

4.1. Người gặp vấn đề về dạ dày, đường ruột

Sữa đậu nành có tính hàn, ích khí. Những người đang gặp vấn đề về dạ dày, đường ruột là những người tỳ vị hư hàn. Do đó, khi uống sữa đậu nành, những người này sẽ gặp triệu chứng đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, đi ngoài và khiến cho bệnh tình càng trầm trọng hơn.

Sữa đậu nành không có lợi ích cho người có vấn đề đường ruột

Người gặp vấn đề về đường ruột không nên uống sữa đậu nành

4.2. Người đang dùng thuốc kháng sinh

Những thuốc kháng sinh có hoạt chất erythromycin sẽ phản ứng khi gặp sữa đậu nành, từ đó làm giảm tác dụng điều trị của thuốc. Để hạn chế tình trạng này, bạn nên uống thuốc và sữa đậu nành cách nhau 2 tiếng.

Tham khảo: Phụ nữ uống sữa đậu nành có bị vô sinh không?

Phữ nữ uống thuốc kháng sinh nên chú ý khi uống sữa đậu nành

Uống sữa đậu nành cách thời gian uống thuốc kháng sinh từ 1-2h

4.3. Người mắc bệnh gout và sỏi thận

Những người mắc bệnh gout tuyệt đối không nên uống sữa đậu nành. Loại thức uống này có chứa purin – nguyên nhân gây nên bệnh gout. Do đó, nếu càng uống, bạn sẽ càng bổ sung purin và khiến bệnh tình ngày càng trở nặng.

Bên cạnh đó, oxalat có trong đậu nành kết hợp cùng canxi trong máu sẽ hình thành nên sỏi thận. Người đang có triệu chứng thận hư, tiểu đêm nhiều, di tinh, … cũng không nên sử dụng loại sữa này trong thực đơn hàng ngày bởi có thể khiến bệnh trở nên trầm trọng thêm.

Phụ nữ mắc bệnh gout không nên uống sữa đậu nành

Người mắc bệnh gout không nên sử dụng sữa đậu nành

5. Uống sữa đậu nành đúng cách

Để có thể hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng có trong sữa đậu nành, bạn cần phải biết uống sữa đúng cách nhất.

5.1. Khẩu phần

Khẩu phần sữa đậu nành phù hợp còn tùy thuộc vào thể trạng và độ đậm đặc của sữa. Thông thường, 200g hạt đậu nành sẽ nấu được 1.5l sữa. Với tỷ lệ này, mỗi người chỉ nên uống tối đa 500ml sữa đậu mỗi ngày và chia ra làm 2 lần, mỗi lần 250ml.

5.2. Thời gian uống

Theo Kanzaki Tomoko – nhà dinh dưỡng học tại Nhật Bản, bạn có thể uống sữa đậu nành vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, tuy nhiên, nên ưu tiên sử dụng vào 2 thời điểm:

  • Sau khi thức dậy vào buổi sáng: Bạn nên uống sữa đậu nành vào bữa sáng. Lúc này, cơ thể rất dễ dàng để hấp thụ chất dinh dưỡng có trong sữa. Không những vậy, uống vào thời điểm này cũng hỗ trợ tiểu tiện và đại tiện thuận lợi hơn vào sáng sớm.
  • Uống trước khi đi ngủ từ 1-2 tiếng và buổi tối: Đây là thời điểm thuận tiện để cơ thể hấp thụ isoflavones có trong đậu nành. Bên cạnh đó, uống sữa đậu nành vào ban đêm giúp kiểm soát quá trình tái tạo mỡ khi ngủ, từ đó giúp hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

Thời gian nên uống sữa đậu nành

Uống sữa đậu nành vào bữa sáng rất tốt cho sức khỏe

5.3. Cách uống

  • Uống sữa đã nấu chín: Khi chưa được nấu chín, sữa vẫn còn nhiều chất độc hại và khó chuyển hóa protein khi uống dẫn đến tình trạng ngộ độc. Trong lúc nấu sữa, bạn nên mở nắp nồi để các chất độc trong sữa sống bay hơi theo khói ra ngoài.
  • Không đun sôi sữa với trứng gà: Khi đun sôi hai thực phẩm này cùng nhau, chất trypsin có trong sữa sẽ phản ứng với protein của trứng, từ đó làm mất đi giá trị dinh dưỡng vốn có. Do đó, bạn nên sử dụng hai loại thực phẩm này riêng biệt để hấp thụ đầy đủ dưỡng chất ở cả đậu nành và trứng gà.
  • Không uống lúc đói: Khi đói, dạ dày không thể chuyển hóa thành axit amin để nuôi cơ thể. Do đó, chỉ uống sữa đậu nành sau khi ăn để kích thích dạ dày tiết ra dịch vị, giúp hấp thụ đầy đủ dưỡng chất trong sữa đậu nành.

6. Những lưu ý khi sử dụng sữa đậu nành

  • Không uống sữa đậu nành chưa được đun sôi kỹ: Các chất ức chế men trypsinogen, saponin,… có trong đậu nành có thể gây tác động tiêu cực đối với sức khỏe. Chỉ khi được đun sôi, những chất này mới bị phân hủy và trở nên an toàn với cơ thể con người.
  • Không bảo quản sữa trong nhiệt độ ấm: Nhiệt độ ấm khiến sữa đậu nành dễ bị vi khuẩn xâm nhập nhanh hơn, từ đó khiến sữa bị chua và hỏng.
  • Không pha sữa đậu nành với đường đỏ: Các axit hữu cơ có trong đường đỏ sẽ phản ứng và làm biến đổi các chất dinh dưỡng có trong sữa đậu nành.
  • Dùng sữa đậu nành với các chế phẩm tinh bột: Uống sữa đậu nành sau khi ăn các thực phẩm như bánh mì, bánh bao, cơm, … để tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất trong sữa cho cơ thể.
  • Không kết hợp đậu nành với trứng: Giá trị dinh dưỡng của sữa đậu sẽ bị giảm sút do các thành phần trong loại đậu này kết hợp với protein của trứng.
  • Không uống sữa đậu nành chung với thuốc: Sữa đậu nành uống cùng với thuốc sẽ gây cản trở khả năng hấp thụ và làm mất tác dụng của thuốc.

Lưu ý khi uống sữa đậu nành

Không kết hợp sữa đậu nành và trứng gà cùng nhau

Vừa rồi, Vinamilk đã giải đáp giúp bạn phụ nữ uống sữa đậu nành có tốt không. Loại thức uống này mang lại rất nhiều lợi ích và giá trị về sức khỏe cho phụ nữ. Tuy nhiên, bạn cần biết cách uống đúng cũng như nắm được các lưu ý để sử dụng loại đồ uống dinh dưỡng này. Hy vọng bài viết vừa rồi của Vinamilk đã giúp bạn hiểu hơn về sữa đậu nành và có kế hoạch sử dụng loại đồ uống bổ dưỡng này hợp lý nhất!

Xem thêm:

Cách làm đẹp da với sữa đậu nành hữu hiệu bạn nên biết

Uống sữa đậu nành có tăng vòng 1 không?

Uống sữa đậu nành có béo không?

Bật mí cách uống sữa đậu nành để tăng chiều cao nhanh chóng

Tài liệu tham khảo:

Genistein (2023) Wikipedia. Available at: https://en.wikipedia.org/wiki/Genistein (Accessed: 22 December 2023).

Isoflavone (2023) Wikipedia. Available at: https://en.wikipedia.org/wiki/Isoflavone (Accessed: 22 December 2023).