Công dân không có quyền sở hữu tài sản nào?

Công dân không có quyền sở hữu tài sản nào sau đây? Quyền sở hữu là một quyền năng quan trọng, cần thiết đối với mỗi người. Quyền sở hữu tài sản của công dân là quyền công dân đối với tài sản thuộc sở hữu của mình. Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật. Bài viết sau đây, hãy cùng ACC làm rõ về tài sản không thuộc quyền sở hữu của công dân.

Tai San Phai Dang Ky Quyen So Huu 0612161607

Công dân không có quyền sở hữu tài sản nào?

1. Quyền sở hữu tài sản của công dân là gì?

Trước khi đi vào làm rõ vấn đề Công dân có quyền sở hữu những tài sản nào? chúng tôi chia sẻ về khái niệm quyền sở hữu tài sản của công dân cho Quý độc giả, cụ thể:

Quyền sở hữu tài sản của công dân là quyền công dân đối với tài sản thuộc sở hữu của mình.

Quyền sở hữu tài sản của công dân được quy định trong Hiến pháp – văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất, từ đó làm cơ sở cho các văn bản luật và dưới luật. Cụ thể, khoản 1, khoản 2 Điều 32 Hiến pháp quy định:

Theo Điều 158 Bộ luật dân sự 2015 thì Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật. Trong đó:

– Quyền chiếm hữu được hiểu là quyền thực hiện hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

– Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.

– Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.

2. Công dân có quyền sở hữu những tài sản nào?

Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản theo 105 Bộ luật dân sự 2015. Tuy nhiên, cần lưu ý, công dân có quyền sở hữu tài sản nhưng không phải tất cả các loại tài sản.

Ví dụ: Điều 197 Bộ luật dân sự 2015 có quy định: ” Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.” Theo đó, đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do nhà nước, đầu tư quản lý là tài sản toàn dân, không phải là tài sản của cá nhân. Công dân có một số quyền được nhà nước trao cho, tuy nhiên không phải là chủ sở hữu với toàn quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt các tài sản này.

Vậy tài sản thuộc quyền sở hữu của công dân:

Căn cứ vào khoản 1 Điều 32 Hiến pháp 2013 đã trích dẫn trên đây, có thể trả lời: công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác.

Tuy nhiên, để làm rõ hơn về tài sản của công dân, cần căn cứ vào căn cứ xác lập quyền sở hữu tài sản của công dân. Công dân có quyền sở hữu những tài sản được xác lập theo các căn cứ sau:

+ Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp.

+ Được chuyển quyền sở hữu theo thoả thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Thu hoa lợi, lợi tức.

+ Tạo thành vật mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến.

+ Người được thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật là chủ sở hữu tài sản được thừa kế do người chết để lại.

+ Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với vật vô chủ, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên.

+ Chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản, trừ trường hợp tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước.

+ Các trường hợp khác do pháp luật quy định.

Theo đó, những tài sản nào không được xác lập theo một trong các căn cứ trên thì tài sản đó không được pháp luật thừa nhận quyền sở hữu của công dân và người chiếm hữu tài sản đó không được pháp luật thừa nhận và bảo đảm thực hiện quyền với tư cách là chủ sở hữu đối với tài sản.

Có thể áp dụng những chia sẻ trên đây vào việc trả lời cho một số thắc mắc như:

3. Ví dụ về quyền sở hữu tài sản của công dân

Quyền sở hữu là một trong những quyền quan trọng nhất của công dân, ghi nhận quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt của chủ sở hữu đối với tài sản của bản thân mình. Đây là quyền được quy định chặt chẽ trong hệ thống pháp lý nước ta, đồng thời cũng được thi hành, đi vào thực tiễn đời sống từ lâu. Quyền sở hữu luôn xuất hiện trong cuộc sống quanh ta, ví dụ:

  • Chị B mua tủ lạnh thì tủ lạnh thuộc sở hữu của B, B có toàn quyền chiếm hữu, khai thác công dụng như sử dụng tủ lạnh, định đoạt bán hay cho ai đó thuê hoặc tặng cho tùy thuộc vào ý chí của B.
  • Anh C mua bò về nuôi, vậy C có quyền chiếm hữu, sử dụng bò theo ý muốn của mình, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ chú bò này như lấy sữa, nếu bò đẻ con thì cũng thuộc tài sản của C…Và C có toàn quyền định đoạt đối với tài sản là chú bò này cùng hoa lợi, lợi tức của nó.
  • Ông D có một căn nhà đứng tên sổ đỏ là ông, ông D có quyền mua, bán, tặng, cho căn nhà đó; có thể sử dụng ngôi nhà theo ý muốn.

4. Công dân không có quyền sở hữu tài sản nào sau đây?

A. Xe máy do mình đứng tên đăng kí

B. Sổ tiết kiệm do mình đứng tên

C. Thửa đất do mình đứng tên

D. Căn hộ do mình đứng tên

=> Câu trả lời: C

Công dân không có quyền sở hữu đối với đất đai. Vì theo quy định tại điều 197 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015) thì đất đai là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.

=> Đất đai do nhà nước đại diện làm chủ sở hữu, do đó công dân không có quyền sở hữu đối với đất đai.

Mong rằng với những chia sẻ trên đây của chúng tôi, Quý vị đã có cho mình câu trả lời về tài sản không thuộc quyền sở hữu của công dân. Chúng tôi rất mong nhận được những chia sẻ, đóng góp từ Quý độc giả để bài viết thêm hoàn thiện.