Hiện nay vì nhiều lý do công ty gặp khó khăn dẫn đến tình trạng nợ tiền bảo hiểm, điều này trực tiếp ảnh hưởng đến quyền lợi hưởng chế độ bảo hiểm xã hội của người lao động. Vậy công ty nợ bảo hiểm có chốt sổ được không? Hãy cùng EBH tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Người lao động vẫn được chốt sổ khi công ty nợ tiền bảo hiểm
1. Công ty nợ bảo hiểm có được chốt sổ bảo hiểm không?
Người lao động vẫn có thể được chốt sổ bảo hiểm khi công ty nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, công ty có trách nhiệm đóng đủ tiền bảo hiểm, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng, để cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận sổ và giải quyết chế độ cho người lao động.
Nếu công ty không thực hiện việc này, người lao động có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện tới cơ quan có thẩm quyền.
1.1 Công ty nợ tiền bảo hiểm thì người lao động chốt sổ như thế nào?
Người lao động thực hiện việc chốt sổ bảo hiểm khi công ty nợ bảo hiểm như sau:
Xem thêm : Những lưu ý về thời điểm bổ sung magie
Trường hợp 1: Nếu công ty đang trong quá trình phá sản, giải thể, cơ quan BHXH sẽ xác nhận sổ BHXH cho người lao động đến thời điểm công ty đã đóng BHXH. Sau khi thu hồi được số tiền nợ, cơ quan BHXH sẽ xác nhận bổ sung thời gian đóng BHXH trên sổ BHXH.
Trường hợp 2: Nếu công ty không phá sản, giải thể, công ty có trách nhiệm đóng đủ tiền bảo hiểm, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng, để cơ quan BHXH xác nhận sổ BHXH và giải quyết chế độ cho người lao động. Nếu công ty không thực hiện việc này, người lao động có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện tới cơ quan có thẩm quyền.
Nếu công ty nợ tiền bảo hiểm lớn hơn số tiền phải đóng của một kỳ đóng, công ty phải có văn bản cam kết gửi cơ quan BHXH, ghi rõ thời hạn đóng đủ số tiền còn nợ và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Giám đốc BHXH tỉnh căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để giải quyết.
1.2 Công ty có bị phạt khi chậm đóng tiền BHXH không?
Câu trả lời là Có. Theo các quy định về xử phạt hành vi vi phạm trong lĩnh vực BHXH, công ty chậm đóng bảo hiểm xã hội sẽ bị xử phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng.
Ngoài ra, công ty còn phải trả lãi chậm nộp bằng 2 lần mức lãi suất thị trường liên ngân hàng kỳ hạn 9 tháng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố trên Cổng thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm trước liền kề.
Xem sổ đã được chốt chưa trên tờ rời cuối cùng của sổ BHXH
1.3 Người lao động làm thế nào để kiểm tra sổ BHXH của mình?
Xem thêm : Vay tiền FE Credit Không Trả Có Sao Không? Có Bị Đi Tù Không?
Để kiểm tra sổ BHXH của bạn, bạn có thể sử dụng một trong ba cách sau đây:
1) Xem trên tờ rời cuối cùng của sổ BHXH, nếu có dòng “Tổng thời gian tham gia BHXH là …năm” nếu đúng với thời gian bạn đóng BHXH thì có nghĩa là sổ đã được chốt.
2) Tra cứu trên website của Bảo hiểm xã hội Việt Nam tại chức năng “tra cứu trực tuyến”, sau đó bạn chọn tra cứu quá trình tham gia BHXH bằng cách nhập mã số BHXH, CMND và số điện thoại của bạn là các thông tin cần thiết để tra cứu bạn sẽ biết được quá trình tham gia BHXH của mình.
3) Sử dụng ứng dụng VssID trên điện thoại di động, bằng cách đăng nhập bằng mã số BHXH và mật khẩu, sau đó chọn xem “quá trình tham gia” bạn sẽ biết được tổng thời gian tham gia BHXH và tổng thời gian chậm đóng (trong trường hợp công ty nợ tiền bảo hiểm).
Bạn cũng có thể tham khảo thêm một số cách tra cứu sổ bảo hiểm xã hội khác tại địa chỉ trang web sau: https://ebh.vn/tin-tuc/tra-cuu-bao-hiem-xa-hoi
Hy vọng câu trả lời của Bảo hiểm xã hội điện tử EBH đã giải quyết được vấn đề của bạn. Nếu bạn có câu hỏi khác vui lòng liên hệ với EBH hoặc cơ quan BHXH nơi bạn đang tham gia BHXH để được hỗ trợ tốt nhất.
Tài Phạm – EBH
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp