Theo UNFPA, năm 2022, dân số thế giới đạt hơn 8 tỷ người. Trong đó, 15 quốc gia có dân số lớn nhất thế giới gồm có: Trung Quốc (1,45 tỷ người), Ấn Độ (1,42 tỷ người), Hoa Kỳ (336 triệu người), Indonesia (281 triệu người), Pakistan (232 triệu người), Nigeria (220 triệu người), Brazil (216 triệu người), Bangladesh (169 triệu người), Nga (146 triệu người), Mexico (132 triệu người), Nhật Bản (125,48 triệu người), Ethiopia (122,8 triệu người), Philippines (113,47 triệu người), Ai Cập (107,56 triệu người) và Việt Nam (99,5 triệu người).
Về mức sinh
Theo công bố của PRB, tổng tỷ suất sinh (TFR)2 toàn cầu năm 2022 là 2,3 con/1 phụ nữ, vẫn cao hơn TFR ở mức sinh thay thế, khoảng 2,1 lần sinh/1 phụ nữ. Nhìn chung, năm 2022 châu Phi vẫn là nơi có mức sinh cao nhất thế giới với TFR là 4,3 con/1 phụ nữ và châu Âu có mức sinh thấp nhất với TFR là 1,5 con/1 phụ nữ (xem bảng 2).
Trong đó, TFR của châu Á đạt mức 1,9 con/1 phụ nữ và dao động từ 1,2 ở Đông Á đến 3,0 ở Trung Á. Nhưng Đông Á là khu vực có TFR thấp nhất thế giới trong năm 2022, chỉ đạt 1,2 con/1 phụ nữ. Trong số đó, Hàn quốc; Ma Cao và Hồng Kông của Trung Quốc là những nơi có mức sinh thấp nhất thế giới với 0,8 con/1 phụ nữ3.
Xem thêm : Đa dạng sinh học là gì ? Vai trò của đa dạng sinh học?
So sánh với các năm trước cho thấy, tác động của đại dịch Covid-19 đối với tỷ lệ sinh ít hơn so với dự kiến và phần lớn là tạm thời. Các quốc gia có thu nhập cao, như: I-ta-li-a, CHLB Đức và Hoa Kỳ đã giảm nhẹ về tỷ lệ sinh vào năm 2020 và tăng trở lại vào năm 2021. Các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình không thấy tác động đến mức sinh.
Về mức chết và triển vọng sống trung bình khi sinh
Đại dịch Covid-19 bùng phát đã tác động mạnh mẽ tới tất cả quốc gia trên thế giới. Điều đáng nói, đại dịch Covid-19 đã khiến mức chết có sự biến động rõ nét so với những năm trước năm 2020. Theo công bố của PRB, từ năm 2020 – 2021, đại dịch Covid-19 đã khiến gần 15 triệu ca tử vong, chiếm 12% tổng số ca tử vong trên toàn cầu và góp phần làm giảm tuổi thọ ở một số quốc gia. Vùng Trung Mỹ bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với hơn 25% số người chết liên quan đến đại dịch này. Khoảng 7,46 triệu ca tử vong vượt mức trung bình trong cả năm 2020 và 20214.
Bên cạnh đó, tỷ suất chết của trẻ sơ sinh (IMR) cũng có những thay đổi theo các khu vực trên thế giới, tuy nhiên, vẫn theo xu hướng chung là IMR ở các nước phát triển thấp hơn ở các nước kém phát triển. Cụ thể, năm 2022 châu Phi là nơi có mức chết của trẻ em cao nhất trong các khu vực trên thế giới, với 47 trẻ sơ sinh chết trên 1.000 ca sinh ra sống, nhất là vùng Tây Phi là 60/1.000 ca sinh sống, thậm chí có quốc gia có IMR lên tới 75/1.000 ca sinh sống như Xi-ê-ra Lê-ôn.
Xem xét triển vọng sống trung bình khi sinh hay tuổi thọ trung bình của thế giới cho thấy, năm 2022 tuổi thọ trung bình trên toàn cầu là 75 tuổi đối với phụ nữ và 70 tuổi đối với nam giới. Tuy nhiên, tuổi thọ bình quân thấp nhất vẫn thuộc khu vực châu Phi là 63 tuổi và Cộng hòa Sát, Lê-xô-thô đều là 53 tuổi, thấp nhất thế giới. Còn châu Âu, Bắc Mỹ là khu vực có tuổi thọ bình quân cao nhất thế giới là 78 tuổi và Monaco là quốc gia thuộc Tây Âu có tuổi thọ bình quân cao nhất thế giới với 86 tuổi5.
Về cơ cấu tuổi dân số
Già hóa dân số đang là xu hướng chung của dân số thế giới; điều này có thể nhận diện được thông qua sự biến động cơ cấu tuổi của dân số trong những năm qua ở nhiều quốc gia với việc gia tăng quy mô nhóm người từ 60 tuổi trở lên và giảm số lượng dân số dưới 15 tuổi. Theo bản công bố tình trạng dân số thế giới 2022 của PRB, khu vực dân số già nhất thế giới chính là Nam Âu với 22% người từ 65 tuổi trở lên trong khi tỷ trọng người dưới 15 tuổi chỉ còn 14% tổng dân số khu vực này.
Xem thêm : Bệnh lậu có thể điều trị hiệu quả bằng thuốc kháng sinh không?
Trái lại, bản công bố cũng cho thấy vùng Trung Phi của châu Phi có dân số trẻ hơn cả với tỷ trọng trẻ em dưới 15 tuổi chiếm tới 45% dân số trong khi tỷ trọng người từ 65 tuổi trở lên chỉ chiếm có 3% dân số của cả vùng.
Biểu đồ dân số thế giới: Quá khứ, hiện tại và tương lai
Dân số Dân số thế giới năm 2020 và lịch sử
Biểu đồ tốc độ tăng dân số thế giới – Tình hình phát triển dân số thế giới
Dân số trên thế giới hiện nay đang tăng trưởng với tốc độ khoảng 1,05%/năm (giảm từ 1,08% vào năm 2019). Sự thay đổi dân số trung bình hiện nay ước tính khoảng 80 triệu người mỗi năm. Tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt đỉnh điểm vào cuối những năm 1960, khi nó ở mức trên 2%.
Dân số trên thế giới đã tăng gấp đôi (tăng 100%) trong 40 năm từ năm 1959 (3 tỷ) đến năm 1999 (6 tỷ). Người ta ước tính rằng sẽ mất thêm 40 năm để dân số thế giới tăng thêm 50% nữa, và sẽ đạt đến mốc 9 tỷ người vào năm 2037. Các dự báo mới nhất của Liên Hợp Quốc cũng cho thấy dân số thế giới sẽ đạt 10 tỷ người trong năm 2057
Nguyên nhân gia tăng dân số trên thế giới – Sự bùng nổ dân số hiện nay trên thế giới diễn ra do đâu?
Dưới đây là những nguyên nhân chính dẫn tới sự bùng nổ dân số hiện nay trên thế giới:
- Sự chênh lệch lớn giữa tỉ lệ sinh – tử: Tỉ lệ sinh vẫn được “duy trì” so với thời kỳ đầu phát triển của nhân loại, trong khi đó, tỉ lệ tử có xu hướng giảm do điều kiện, chất lượng cuộc sống ngày một được nâng cao, cũng như sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và y tế. Những nhu cầu cơ bản của con người luôn được chú trọng, đặc biệt là trong công tác vệ sinh và y tế dẫn tới việc tỉ lệ tử giảm đi nhiều.
- Nhu cầu về lực lượng sản xuất: Những quốc gia kém phát triển, nhất là những nước nông nghiệp luôn có nhu cầu lao động chân tay cao. Đây cũng chính là một nguyên nhân gây nên bùng nổ dân số.
- Quan niệm lạc hậu: Nhiều nước, đặc biệt là các nước phương Đông vẫn giữ quan niệm cổ hủ trọng nam khinh nữ và muốn sinh con trai cho bằng được.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp