Nếu đất canh tác bị kiềm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Dưới đây là những biện pháp cải tạo đất kiềm cực hiệu quả bạn không thể bỏ qua nếu đất trồng đang bị tình trạng kiềm.
Những biện pháp cải tạo đất kiềm hiệu quả
Đất kiềm là loại đất như thế nào?
Đất kiềm là loại đất có chỉ số pH từ 7 trở lên do nồng độ ion H+ trong đất thấp. Loại đất này có cấu trúc đất kém, khả năng thẩm thấu thấp và có tính axit nhiều hơn đất thông thường bởi chứa nhiều chất kiềm như canxi, magie. Vì vậy, đất kiềm không tốt cho sự sinh trưởng của phần lớn các cây trồng, cây thường bị vàng ở những bộ phận tăng trưởng mới, thối rễ, thậm chí có thể bị chết. Ngoài ra, các vi sinh vật có ích trong đất cũng bị ức chế khả năng sinh sản, phát triển.
Phương pháp xác định đất kiềm
Trước khi tìm hiểu các biện pháp cải tạo đất kiềm, bạn cần phải biết khu vực đất của mình có là đất kiềm không. Để xác định đất canh tác có bị kiềm hay không thì chúng ta cần xác định chỉ số pH trong đất là bao nhiêu. Có các phương pháp để xác định chỉ số này vô cùng đơn giản và nhanh gọn như:
- Đo độ pH đất bằng giấy quỳ, hóa chất.
- Đo độ pH đất bằng các loại dụng cụ đo pH như máy đo pH
Sau khi xác định được độ pH của đất, bạn có thể xác định đất có bị kiềm hay không bằng cách đối chiếu với thang đo sau:
- Độ pH = 7: Đất trung tính.
- Độ pH > 7: Đất kiềm.
- Độ pH
Đất kiềm có độ pH >7
Những biện pháp cải tạo đất kiềm hiệu quả
Đất kiềm rất phù hợp để trồng các loại cây họ đậu, nhưng nếu bạn muốn trồng các loại cây khác trên đất kiềm thì cần phải làm giảm độ kiềm của đất. Dưới đây là các biện pháp cải tạo đất kiềm hiệu quả đang được nhiều nhà nông áp dụng.
Sử dụng phân bón hữu cơ phù hợp và cân đối- Cách cải tạo đất kiềm bền vững
Lựa chọn phân bón hữu cơ là giải pháp bền vững và lâu dài để giữ sự ổn định của môi trường đất, tránh tình trạng đất bị kiềm sau một thời gian dài sử dụng phân bón. Mặc dù quá trình phân giải chất hữu cơ sinh ra các axit nhưng nó không ảnh hưởng nhiều đến đất và cây trồng. Vì vậy, đây là giải pháp cải tạo đất kiềm thân thiện với môi trường đất được khuyến khích sử dụng rộng rãi.
Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn các loại phân bón hữu cơ tổng hợp để không ảnh hưởng nhiều đến độ pH của đất. Sản phẩm phân bón hữu cơ Agrion Oranic do Công ty Việt Âu nhập khẩu trực tiếp từ Tây Ban Nha đang được sự quan tâm và đánh giá cao từ phía người dùng.
Phân bón hữu cơ Agrion Oranic do Công ty Việt Âu nhập khẩu trực tiếp từ Tây Ban Nha
Agrion Oranic với 100% hữu cơ Organic tinh chất giúp cây ra rễ mạnh, phát triển xanh tốt và cho trái vừa lớn lại chất lượng. Sản phẩm còn có tác dụng phục hồi cây bị suy yếu, còi cọc, giải độc cho cây và cải tạo đất, tăng vi sinh vật có lợi cho đất. Phân hữu cơ AGRION Organic là lựa chọn phù hợp để bảo vệ đất không bị kiềm hóa sau quá trình sử dụng phân bón, giữ vững sự cân bằng của đất.
Bổ sung các nguyên tố vi lượng gây axit hóa – Cách cải tạo đất kiềm dễ dàng nhất
Một trong những biện pháp cải tạo đất kiềm tốt nhất và dễ dàng nhất là bổ sung các nguyên tố vi lượng gây axit hóa như lưu huỳnh, sắt sunphat, nhôm sunfat,… Chúng bổ sung các chất axit, hòa tan các chất kiềm, giảm độ pH trong đất để chuyển về trạng thái trung hòa độ pH của đất trồng.
Bạn chỉ cần chọn một trong số các nguyên tố vi lượng gây axit hóa và trộn với phân trộn hoặc phân bón rồi bón cho đất kiềm. Lưu ý, bạn cần bổ sung chúng nhiều hơn với đất sét và ít hơn với đất cát. Ngoài ra, việc thêm lưu huỳnh tuy cải tạo đất kiềm nhưng có thể phá hủy cấu trúc đất trồng. Vì vậy, bạn nên sử dụng lưu huỳnh cùng phân trộn và kiểm tra độ pH đất để biết cần thêm bao nhiêu trước khi bắt đầu.
Bổ sung các chất hữu cơ – Giảm pH đất kiềm
Xem thêm : Hoàn cảnh ra đời, tiền thân Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn
Các chất hữu cơ như gỗ vụn ủ, rêu than hay mùn cưa có tác dụng giảm độ pH đáng kể cho đất đang bị tình trạng kiềm. Cụ thể:
- Thêm rêu than
Trong rêu than bùn thường có độ pH từ 3,0 đến 4,5. Vì vậy, nó trở thành chất hữu cơ tuyệt vời để cố định đất kiềm. Bạn chỉ cần rải một lớp rêu than bùn dài từ 1 đến 2 inch với các luống vườn nhỏ là đã có tác dụng cải tạo đất kiềm tốt. Tuy nhiên, rêu than bùn trong tự nhiên có hạn và việc thu hoạch chúng có tác động tiêu cực đến môi trường, nên tốt nhất chỉ sử dụng ở những khu vực đất kiềm nhỏ.
Bổ sung rêu than bùn giúp hỗ trợ giảm độ kiềm trong đất
- Thêm gỗ vụn hoặc mùn cưa
Dăm gỗ vụn hoặc mùn cưa sau khi đã ủ hoai mục là một lựa chọn an toàn để giảm độ pH trong đất. Cách cải tạo đất kiềm này không chỉ ít tốn kém mà nó còn làm tăng khả năng giữ ẩm cho đất cát.
Sử dụng chế phẩm sinh học – Biện pháp cải tạo đất kiềm nhanh chóng
Sử dụng thuốc hoặc chế phẩm vi sinh là một trong những biện pháp cải tạo đất kiềm cho hiệu quả cao và nhanh chóng. Bà con có thể tham khảo các dòng sản phẩm giảm độ pH đất, giúp cân bằng độ pH lâu dài có bán trên thị trường. Tuy nhiên, việc bổ sung phải phù hợp và cân đối để tránh tình trạng đất bị đất chua.
Canh tác cây trồng trên các luống cao – Hỗ trợ cải tạo đất kiềm
Trong quá trình cải tạo đất bị kiềm, nhà vườn nên canh tác cây trồng trên các luống cao. Đây là cách cải tạo đất kiềm giúp bạn kiểm soát tốt độ pH trong đất.
Trồng các loại cây ưa kiềm – Biện pháp giảm độ kiềm của đất
Các loại cây ưa kiềm như cây họ đậu, mía, củ cải đường,… không chỉ cho nhà nông thu được sản lượng và chất lượng cao mà còn giúp giảm độ kiềm của đất.
Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp nhiều người sẽ hiểu thêm về đất kiềm cũng như biện pháp cải tạo đất kiềm hiệu quả nhất. Đặt mua trực tiếp phân bón đang được ưa chuộng trên thị trường tại website https://vietaugroup.vn/ hoặc gọi ngay số Hotline 0932 093 899 – 02866 815 899 để được tư vấn miễn phí.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp