Địa tô tuyệt đối là gì? (Cập nhật 2024) – Luật ACC

Địa tô hay (rent) là những khoản thanh toán định kỳ trả cho người sở hữu tài sản về việc sử dụng đất đai hoặc nhân tố sản xuất có mức cung cố định. Xét về bản chất kinh tế, địa tô là khoản tiền mà người thuê một tài sản phải “cống nạp” cho người sở hữu để được quyền sử dụng nó. Có các hình thức địa tô tư bản chủ nghĩa như: địa tô tuyệt đối, địa tô chênh lệch, địa tô độc quyền. Vậy Địa tô tuyệt đối là gì? Để bạn đọc hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ hướng dẫn qua bài viết dưới đây: Địa tô tuyệt đối là gì? (Cập nhật 2022).

Địa Tô Tuyệt đối Là Gì?

Địa tô tuyệt đối là gì? (Cập nhật 2022)

1. Địa tô tuyệt đối là gì? (Cập nhật 2022)

Khái niệm

Địa tô tuyệt đối trong tiếng Anh được gọi là Absolute ground rent.

Địa tô tuyệt đối là một trong các hình thức địa tô tư bản chủ nghĩa.

Địa tô tuyệt đối là loại địa tô mà các nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp tuyệt đối phải nộp cho địa chủ, dù ruộng đất đó tốt hay xấu, ở xa hay gần.

Địa tô tuyệt đối là số lợi nhuận siêu ngạch dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân, hình thành nên bởi chênh lệch giữa giá trị nông sản với giá cả sản xuất chung của nông phẩm.

Trong đó

Địa tô tư bản chủ nghĩa là bộ phận lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình quân của tư bản đầu tư trong nông nghiệp do công nhân nông nghiệp tạo ra mà nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải nộp cho địa chủ với tư cách là kẻ sở hữu ruộng đất.

Trong chủ nghĩa tư bản, do có sự độc quyền tư hữu vể ruộng đất, nên đã cản trở sự phát triển của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong lĩnh vực nông nghiệp. Điều đó thể hiện ở chỗ: nông nghiệp thường lạc hậu so với công nghiệp cả về kinh tế lẫn kỹ thuật, vì thế cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nông nghiệp thường thấp hơn cấu tạo hữu cơ của tư bản trong công nghiệp. Vì vậy, nếu trình độ bóc lột ngang nhau và với một lượng tư bản ứng ra bằng nhau thì lượng giá trị thặng dư thu được trong nông nghiệp bao giờ cũng cao hơn lượng giá trị thặng dư thu được trong công nghiệp.

Bản chất của địa tô tuyệt đối cũng là lợi nhuận siêu ngạch dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân, được hình thành do cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nông nghiệp luôn thấp hơn cấu tạo hữu cơ của tư bản trong công nghiệp, nó là sốchênh, lệch giữa giá trị nông sản phẩm và giá cả sản xuất chung.

2.Các hình thức địa tô tư bản chủ nghĩa

+ Địa tô chênh lệch

Nông nghiệp có một số đặc điểm khác với công nghiệp, như số lượng ruộng đất bị giới hạn; độ màu mỡ tự nhiên và vị trí của địa lí của ruộng đất không giống nhau; các điều kiện thời tiết, khí hậu của địa phương ít biến động; nhu cầu hàng hóa nông phẩm ngày càng tăng.

Do đó, xã hội buộc phải canh tác trên cả ruộng đất xấu nhất (về độ màu mỡ và vị trí địa lí). Vì vậy mà giá cả của hàng hóa nông phẩm được hình thành trên cơ sở điều kiện sản xuất xấu nhất chứ không phải ở điều kiện trung bình như trong công nghiệp.

Vì thế, canh tác trên đất tốt và trung bình sẽ có lợi nhuận siêu ngạch. Phần lợi nhuận siêu ngạch này tồn tại thường xuyên, tương đối ổn định và chuyển hóa thành địa tô chênh lệch.

Như vậy, địa tô chênh lệch là phần lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình quân thu được trên ruộng đất có điều kiện sản xuất thuận lợi hơn. Nó là số chênh lệch giữa giá cả sản xuất chung được quyết định bởi điều kiện sản xuất trên ruộng đất xấu nhất và giá cả sản xuất cá biệt trên ruộng đất tốt và trung bình.

Địa tô chênh lệch có hai loại: địa tô chênh lệch I và địa tô chênh lệch II.

+ Địa tô chênh lệch I là loại địa tô thu được trên những ruộng đất điều kiện tự nhiên thuận lợi. Chẳng hạn, có độ màu mỡ tự nhiên thuận lợi (trung bình và tốt) và có vị trí địa lí gần nơi tiêu thụ hay gần đường giao thông.

+ Địa tô chênh lệch II là loại địa tô thu được gắn liền với thâm canh tăng năng suất, là kết quả của tư bản đầu tư thêm trên cùng một đơn vị diện tích.

+ Địa tô tuyệt đối

Địa tô tuyệt đối là loại địa tô mà tất cá các nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp đều phải nộp cho địa chủ, cho dù ruộng đất là tốt hay xấu. Đây là loại địa tô thu trên mọi loại đất.

+ Trong chủ nghĩa tư bản, do có sự độc quyền tư hữu vể ruộng đất, nên đã cản trở sự phát triển của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong lĩnh vực nông nghiệp. Điều đó thể hiện ở chỗ: nông nghiệp thường lạc hậu so với công nghiệp cả về kinh tế lẫn kỹ thuật, vì thế cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nông nghiệp thường thấp hơn cấu tạo hữu cơ của tư bản trong công nghiệp. Vì vậy, nếu trình độ bóc lột ngang nhau và với một lượng tư bản ứng ra bằng nhau thì lượng giá trị thặng dư thu được trong nông nghiệp bao giờ cũng cao hơn lượng giá trị thặng dư thu được trong công nghiệp.

+ Bản chất của địa tô tuyệt đối cũng là lợi nhuận siêu ngạch dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân, được hình thành do cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nông nghiệp luôn thấp hơn cấu tạo hữu cơ của tư bản trong công nghiệp, nó là sốchênh, lệch giữa giá trị nông sản phẩm và giá cả sản xuất chung.

+ Địa tô độc quyền

Địa tô độc quyền là hình thức đặc biệt của địa tô tư bản chủ nghĩa. Địa tô độc quyền có thể tồn tại trong nông nghiệp, công nghiệp khai thác và ở các khu đất trong thành thị.

Trong nông nghiệp, địa tô độc quyền có ở các khu đất có tính chất đặc biệt, cho phép trồng các loại cây đặc sản hay sản xuất các sản phẩm đặc biệt.

Trong công nghiệp khai thác, địa tô độc quyền có ở các vùng khai thác các kim loại, khoáng chất quý hiếm, hoặc những khoáng sản có nhu cầu vượt xa khả năng khai thác chúng.

Trong thành thị, địa tô độc quyền có ở các khu đất có vị trí thuận lợi cho phép xây dựng các trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, nhà cho thuê có khả năng thu lợi nhuận cao.

Nguồn gốc của địa tô độc quyền cũng là lợi nhuận siêu ngạch do giá cả độc quyền của sản phẩm thu được trên đất đai ấy, mà nhà tư bản phải nộp cho địa chủ.

3. Một số câu hỏi thường gặp

Ví dụ về địa tô tuyệt đối?

Ví dụ 1: Có hai tư bản trong nông nghiệp và trong công nghiệp đều là 100, cấu tạo hữu cơ tư bản trong nông nghiệp là 3/2, cấu tạo hữu cơ tư bản trong công nghiệp là 4/1.

Giả sử m’ = 100%, thì giá trị sản phẩm và giá trị thặng dư sản xuất ra trong từng lĩnh vực sẽ là:

Trong công nghiệp : 80c + 20v + 20m = 120

Trong nông nghiệp : 60c + 40v + 40m = 140

Trong đó:

c: Tư liệu sản xuất

v: Sức lao động

m: Giá trị thặng dư

m’: Tỉ suất giá trị thặng dư

Giá trị thặng dư dôi ra trong nông nghiệp so với công nghiệp là: 20. Số chênh lệch này là lợi nhuận siêu ngạch, lợi nhuận siêu ngạch này không bị bình quân hoá mà chuyển hóa thành địa tô tuyệt đối.

Cơ sở của địa tô tuyệt đối là do cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nông nghiệp thấp hơn trong công nghiệp.

Còn nguyên nhân tồn tại địa tô tuyệt đối là do chế độ độc quyền sở hữu ruộng đất đã ngăn cản nông nghiệp tham gia cạnh tranh giữa các ngành để hình thành lợi nhuận bình quân.

Địa tô tuyệt đối gắn liền với độc quyền tư hữu ruộng đất .Chính độc quyền tư hữu ruộng đất làm cho lợi nhuận siêu ngạch hình thành trong nông nghiệp không bị đem chia đi và làm cho lợi nhuận siêu ngạch đó phải chuyển hoá thành địa tô.

So sánh giữa địa tô chênh lệch và địa tô tuyệt đối?

+ Điểm, giống nhau: về thực chất, địa tô tuyệt đối và địa tô chênh lệch đều là lợi nhuận siêu ngạch, đều có nguồn gốc từ giá trị thặng dư, đều là kết quả của sự chiếm đoạt lao động thặng dư của công nhân nông nghiệp làm thuê.

+ Điểm khác biệt: độc quyền kinh doanh ruộng đã theo kiểu tư bản chủ nghĩa là nguyên nhân sinh ra địa tô chênh lệch, còn độc quyền tư hữu về ruộng đất là nguyên nhân sinh ra địa tô tuyệt đối. Vì vậy, việc xóa bỏ chế độ độc quyền tư hữu về ruộng đất chính là cơ sở để xóa bỏ địa tô tuyệt đối, khi đó giá cả nông sản phẩm sẽ hạ xuống và có lợi cho người tiêu dùng.

Xem thêm: Điểm chứng khoán là gì? (Cập nhật 2022)

Xem thêm: Coin là gì? Đầu tư vào coin là gì?

Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Địa tô tuyệt đối là gì? (Cập nhật 2022). Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.