Xem thêm : Vắc xin uốn ván tiêm mấy mũi là đủ liều quy định hiện nay?
Những lưu ý khi dùng Salonpas cực kỳ quan trọng và không nên bỏ sót đó là:
Có thể bạn quan tâm
- Không được sử dụng salonpas giảm đau dạng miếng dán hay dạng gel bôi vào những vị trí có triệu chứng của viêm nhiễm như sưng, nóng, đỏ đau… vì sẽ làm cho tình trạng viêm tại chỗ ngày càng nặng nề hơn do thuốc có tác dụng làm giãn mạch, lượng máu chảy về ổ nhiễm trùng ngày càng nhiều gây viêm nhiễm nặng hơn, khiến vị trí đau ngày càng sưng to hơn.
- Thuốc salonpas giảm đau đặc biệt có tác dụng cực kỳ hiệu quả khi dùng sau những chấn thương hoặc va đập vào phần mềm quanh xương khớp gây nên tình trạng sưng, bầm tím như bong gân, trật khớp, giãn dây chằng…
- Tuy nhiên, nếu những tổn thương trên có đi kèm với trầy xước trên bề mặt da, ví dụ như những trường hợp bệnh nhân bị viêm bao hoạt dịch quanh khớp thì không được sử dụng salonpas giảm đau vì sẽ làm tổn thương những lớp tế bào dưới da này và gây nên tình trạng loét hoặc hoại tử những tế bào còn non ở vị trí bị trầy xước trên da.
- Những vùng da nhạy cảm như vùng da quanh mắt, niêm mạc thì cũng không được phép sử dụng salonpas giảm đau.
- Tránh dùng thuốc trên một diện tích da lớn hoặc trong thời gian kéo dài hơn chỉ định được đưa ra, nhất là với trẻ em vì sẽ dẫn đến nguy cơ nhiễm độc Salicylate.
- Một số tác dụng phụ của salonpas giảm đau cần quan sát và phát hiện trong thời gian sử dụng thuốc đó là cảm giác nóng rát, châm chích, những dấu hiệu của phản ứng quá mẫn với thành phần của thuốc, nhiễm độc Salicylate, phù mạch hoặc thậm chí là co thắt phế quản.
- Một số đối tượng cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc salonpas giảm đau đó là phụ nữ có thai, phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú, người dị ứng thuốc, người đang dùng một số thuốc khác như Warfarin, người có những bệnh lý như hen suyễn, polyp mũi…, người chuẩn bị thực hiện phẫu thuật…
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp