Hầu hết phụ nữ đều cảm thấy căng tức và đau nhẹ ở vùng bụng dưới trước và trong những ngày hành kinh. Một vài thức uống được chứng minh giúp cải thiện hiệu quả triệu chứng khó chịu này. Vậy đau bụng kinh uống nước gì để đỡ đau? Câu trả lời có trong bài viết dưới đây.
Đau bụng kinh uống nước gì? Tham khảo 12 thức uống sau đây
Theo Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG), hơn ½ phụ nữ bị đau bụng kinh khoảng 1-2 ngày mỗi tháng. Chị em có thể bị đau nhói ở vùng bụng dưới, đau âm ỉ và dai dẳng trong suốt chu kỳ kinh nguyệt, đau lan xuống lưng dưới hoặc đùi. Ngoài ra có thể đi kèm các triệu chứng khác như mệt mỏi, nhức đầu, buồn nôn, tiêu chảy… (1)
Cường độ cơn đau khác nhau tùy theo cơ địa mỗi người, có người chỉ đau nhẹ nhưng cũng có người đau nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt và công việc thường ngày. Nếu đang thắc mắc đau bụng kinh uống gì cho đỡ đau, chị em có thể tham khảo một vài loại nước gợi ý dưới đây.
1. Uống nước ấm
Nước ấm sẽ giúp cân bằng nhiệt độ ở bụng, giúp lưu thông máu đến tử cung, điều tiết hoạt động co thắt của tử cung, nhờ đó giảm được tình trạng đau bụng kinh. Ngoài ra, uống nước ấm còn giúp cơ thể của chị em được thư giãn và thoải mái hơn. Nếu bị đau bụng kinh nhẹ, chị em sẽ nhận thấy cơn đau được cải thiện rõ rệt sau khoảng 5-10 phút uống nước ấm. Vì thế, chị em cần đặt mục tiêu uống đủ 1,5-2 lít nước ấm vào những ngày trước và trong kỳ kinh nguyệt.
2. Uống trà gừng
Gừng là thực phẩm có tính nóng, nhiệt nên sẽ giúp làm ấm bụng, cân bằng nội tiết tố trong cơ thể và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Các chất chống oxy hóa có trong gừng sẽ giúp làm dịu và điều tiết hoạt động co bóp của cơ trơn tử cung. Do đó, uống trà gừng vào những ngày hành kinh sẽ giúp giảm đau bụng kinh. Trà gừng cũng có thể giảm triệu chứng buồn nôn và đau bụng xảy ra trong kỳ kinh nguyệt. (2)
Chị em sử dụng vài lát gừng tươi đã gọt sạch vỏ, đun sôi trong vòng 15-20 phút rồi uống. Nếu vị gừng quá đắng so với khẩu vị, chị em có thể kết hợp thêm chanh và mật ong để hương vị dễ uống hơn.
3. Uống nước dừa
Nước dừa chứa chất điện giải giúp cơ thể chị em tránh bị mất nước, hỗ trợ đẩy máu kinh nguyệt ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, nước dừa cũng giúp giảm triệu chứng buồn nôn và đau bụng kinh.
4. Uống nước quế mật ong
Quế chứa chất oxy hóa là polyphenol và oregano giúp điều hòa hoạt động của buồng trứng và tử cung, nhờ đó điều tiết sự co thắt của cơ tử cung, giảm cơn co thắt tử cung đột ngột. Chị em có thể sử dụng vài lát quế khô đun sôi trong khoảng 2 phút, cho thêm mật ong vào khuấy đều và uống để làm dịu cơn đau ở vùng bụng dưới.
5. Uống trà hoa cúc
Trà hoa cúc cũng là một lựa chọn hiệu quả cho chị em nếu băn khoăn đau bụng kinh uống gì cho hết đau. Hương vị trà hoa cúc thơm nhẹ giúp xoa dịu thần kinh, giúp chị em ngủ ngon hơn. Đồng thời, trà hoa cúc cũng giúp làm giảm sưng do đặc tính chống viêm, làm giảm tình trạng đầy hơi.
Xem thêm : Tỷ suất và Khối lượng giá trị thặng dư
Trong trà hoa cúc chứa một chất hóa học gọi là glycine có tác dụng giảm tình trạng co thắt của cơ tử cung, nhờ đó giảm đau bụng kinh.
6. Uống nước ép cần tây
Cần tây chứa nhiều loại vitamin có lợi cho cơ thể như vitamin A, D, E, K và vitamin B. Cần tây cũng chứa nhiều magie giúp giảm cơn đau bụng dưới trong kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, nước ép cần tây được xem như liệu pháp giúp thải độc tố tự nhiên, tăng cường sức khỏe cho cơ thể, thúc đẩy sự phát triển hormone, hỗ trợ sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Do đó, chị em có thể sử dụng nước ép cần tây mỗi ngày. (3)
7. Uống nước ép cà rốt
Lượng kinh nguyệt mất đi trong kỳ kinh nếu không được tăng cường bổ sung có thể khiến chị em bị thiếu máu. Nước ép cà rốt chứa nhiều sắt giúp cung cấp năng lượng, tăng lượng sắt bù lại lượng sắt mất đi. Trong nước ép cà rốt cũng chứa nhiều vitamin A giúp điều chỉnh lưu lượng máu trong kỳ kinh nguyệt.
8. Uống nước ép cam
Cam là loại trái cây giàu chất chống oxy hóa, vitamin C, kali và magie giúp loại bỏ triệu chứng đau bụng kinh. Nước ép cam còn giúp thư giãn cơ tử cung, đồng thời làm dịu các triệu chứng khó chịu khác trong những ngày hành kinh.
9. Uống nước ép củ cải đường
Nước ép củ cải đường (củ dền) rất tốt cho phụ nữ trong ngày ngày hành kinh. Trong nước ép chứa beta-carotene, chất chống oxy hóa và các vitamin khác giúp thúc đẩy lưu thông máu, cải thiện triệu chứng đau bụng và mệt mỏi trong kỳ kinh nguyệt.
10. Uống nước ép dứa
Dứa là loại trái cây chứa vô số chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể như vitamin B, C và magie. Uống nước ép dứa sẽ giúp chị em thư giãn cơ thể, nhờ đó giảm đau bụng kinh.
11. Uống sinh tố cải bó xôi
Cải bó xôi (còn gọi là rau bina hay rau chân vịt) là một loại thực phẩm giàu khoáng chất và dinh dưỡng, cung cấp dồi dào lượng sắt và vitamin A ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu và giảm đau trong kỳ kinh nguyệt. Chị em có thể kết hợp xay cải bó xôi với dứa, chuối và nước dừa để tạo thành món sinh tố có lợi cho sức khỏe. (4)
12. Uống socola nóng
Socola đen với 70% ca cao có hàm lượng chất dinh dưỡng đa dạng và phong phú như magie, sắt, kali và chất chống oxy hóa giúp điều chỉnh lưu lượng máu, kiểm soát nội tiết tố trong cơ thể, nhờ đó có thể kiểm soát cơn đau bụng kinh. Chị em có thể pha một cốc socola đen tan chảy hoặc bột ca cao nguyên chất, kết hợp với mật ong hoặc sữa để uống trong những ngày hành kinh.
Có thể bạn quan tâm: Đau bụng kinh nên ăn gì và kiêng gì?
Các loại nước cần tránh
Bên cạnh tìm hiểu đau bụng kinh nên uống nước gì, chị em cũng cần biết các loại đồ uống cần tránh sử dụng trong những ngày hành kinh, bao gồm:
1. Rượu bia
Xem thêm : TRUNG TÂM DU HỌC HÀN QUỐC LIP
Các loại đồ uống có cồn sẽ tác động đến nội tiết tố trong cơ thể, làm thay đổi quá trình rụng trứng, ảnh hưởng đến thời gian hành kinh cũng như lượng máu mất đi trong kỳ kinh, khiến cơn co thắt tử cung nặng nề hơn. Đặc biệt, uống quá nhiều rượu bia có thể làm rối loạn kỳ kinh nguyệt, rối loạn quá trình rụng trứng gây hệ lụy mãn kinh sớm.
Chị em cần tránh đồ uống có cồn, caffeine, nước ngọt có gas… trong kỳ kinh nguyệt để tránh làm cơn đau bụng kinh nghiêm trọng hơn
2. Caffeine
Thức uống chứa caffeine sẽ khiến các triệu chứng tiền kinh nguyệt như đau bụng dưới, tức ngực, đau vùng chậu… trở nên nặng nề hơn. Uống nhiều thức uống chứa caffeine trong kỳ kinh nguyệt sẽ khiến chị em mệt mỏi, tăng huyết áp và nhịp tim, dễ rơi vào trạng thái căng thẳng và lo âu khiến triệu chứng đau bụng kinh nghiêm trọng hơn.
3. Nước ngọt có gas
Uống nước ngọt vào những ngày hành kinh có thể khiến chị em bị đầy bụng, chán ăn, dẫn đến không bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, kiệt sức… không thể chống đỡ cơn đau bụng kinh.
4. Nước lạnh
Nước đá lạnh làm giảm tuần hoàn máu, khiến chị em dễ gặp phải tình trạng bế kinh, nghĩa là máu kinh không tống xuất khỏi cơ thể được. Ngoài ra, nước đá lạnh còn khiến tử cung co thắt mạnh hơn, do đó chị em sẽ đau bụng hơn rất nhiều. Vì thế, trong những ngày hành kinh chị em không nên uống nước lạnh, thay vào đó là uống nước ấm để an toàn hơn cho cơ thể.
Đau bụng kinh khi nào cần thăm khám?
Cơn đau bụng liên quan đến kỳ kinh nguyệt thường gây khó chịu cho chị em nhưng không gây nguy hiểm, chị em chỉ cần nghỉ ngơi đầy đủ, chế độ ăn uống khoa học, tập luyện thể dục vừa sức kết hợp các liệu pháp giảm đau bụng kinh tại nhà sẽ nhanh chóng hết đau.
Tuy nhiên, nếu gặp phải cơn đau dồn dập, dai dẳng với mức độ ngày càng tăng, chị em cần thăm khám ngay bởi đó có thể là dấu hiệu của một bệnh lý phụ khoa nguy hiểm. Nếu không được can thiệp điều trị kịp thời và hiệu quả có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ.
Trung tâm Sản Phụ khoa Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ đội ngũ chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, sở hữu hệ thống máy móc hiện đại, phác đồ thăm khám và điều trị cá thể hóa… giúp phát hiện sớm và điều trị hiệu quả các vấn đề bệnh lý gây đau bụng kinh bất thường ở phụ nữ, bảo vệ toàn diện sức khỏe và thiên chức làm mẹ của người phụ nữ.
Để đặt hẹn thăm khám với các chuyên gia Sản Phụ khoa tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, chị em vui lòng liên hệ đến:
Hy vọng những thông tin trên đây đã giải đáp được thắc mắc đau bụng kinh uống nước gì cho đỡ đau. Nếu còn bất kỳ thắc mắc hoặc băn khoăn nào, chị em có thể liên hệ đến hotline Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi hỗ trợ!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp