Trình bày điểm giống và khác nhau giữa văn hóa và văn minh

“Văn hóa” và “văn minh” là hai khái niệm hoàn toàn khác biệt nhau mặc dù cùng có chữ Văn. Cả hai đều biểu đạt và khả năng diễn đạt của con người (cá nhân, tổ chức, cộng đồng, quốc gia, nhân loại). Trong bài viết sau, ACC sẽ lý giải sự khác nhau này nhé.

Le Hoi Truyen Thong Bat Xat 1628635274

Trình bày điểm giống và khác nhau giữa văn hóa và văn minh

1. Khái niệm văn hóa và văn minh

1.1. Văn hóa là gì?

Theo GS,TSKH Trần Ngọc Thêm: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình”.

Theo định nghĩa văn hóa của UNESCO: “Văn hóa là tất cả những gì tiêu biểu nhất được coi là cái tốt, cái đúng, cái đẹp của một dân tộc hay của một cộng đồng người”.

Đơn giản, dễ nhớ nhất là khái niệm của GS. Từ Chi (nhà dân tộc học hàng đầu Việt Nam): “Những gì không phải tự nhiên thì là văn hóa. Những gì là tự nhiên nhưng có sự tác động của con người thì cũng trở thành văn hóa.”

Văn hóa có thể tồn tại ở dạng vật chất lẫn phi vật chất. Ở khía cạnh phi vật chất của xã hội như thì văn hóa sẽ tồn tại ở ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị. Còn khía cạnh vật chất thì văn hoá sẽ tồn tại ở dạng nhà cửa, quần áo, các phương tiện,…

Trong cuộc sống hằng ngày, văn hóa thường được nhắc đến để nói về nền văn học, nghệ thuật như thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh,… của một quốc gia. Các “trung tâm văn hóa” có ở khắp nơi chính là biểu hiện của cách hiểu này. Một cách hiểu khác mà bạn cũng từng gặp: văn hóa là cách sống tại khu vực đó bao gồm phong cách ẩm thực, trang phục, cư xử và cả đức tin, tri thức được tiếp nhận,…

1.2. Văn minh là gì?

Theo định nghĩa của UNESCO: “Văn minh là khái niệm dùng để chỉ trình độ phát triển về giá trị vật chất (là chủ yếu) của một cộng đồng người trong một giai đoạn lịch sử nhất định đặc trưng cho một khu vực rộng lớn, một thời đại hoặc cả nhân loại”.

Theo định nghĩa của Xã hội học Văn hoá và Văn hóa học thì “Văn minh là toàn bộ những phát minh của con người dựa trên quá trình tìm tòi và khám phá ra các “quy luật của tự nhiên”, để hình thành nên những hệ thống lý thuyết “khoa học – kỹ thuật” cơ bản. Từ đó sáng chế ra các “công nghệ – máy móc” (công cụ sản xuất vật chất) và những“sản phẩm vật chất”(đồ dùng sinh hoạt) mang tính thực dụng (pragmatism) nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất của con người. Văn minh còn bao gồm toàn bộ “ kỹ thuật sinh sống” và “tổ chức xã hội” nhằm thiết lập nên những “thiết chế” xã hội mang tính hiện đại, giúp cho con người thực hiện được quyền sống, quyền tự do và quyền dân chủ của mỗi cá nhân và cả cộng đồng – xã hội.”

Nhiều nhà xã hội nhận định văn hóa và văn minh có sự liên kết với nhau, thể hiện ngay trong khái niệm. Nếu văn hóa được coi là biểu hiện tinh thần vững mạnh của cộng đồng thì văn minh thì bắt nguồn từ khoa học và thể hiện trước hết ở sự tiến bộ của kỹ thuật, của máy móc, sản xuất. Một số nhà xã hội khác lại có quan điểm rằng, thuật ngữ văn minh là để chỉ toàn bộ những nền văn hóa riêng biệt có nguồn gốc chung hay quan hệ chung, như văn minh phương Tây bao gồm văn hóa Pháp, Anh, Đức,…

2. Điểm giống và khác nhau giữa văn hóa và văn minh

2.1. Giống nhau

Văn hóa và văn minh là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong tiến trình lịch sử.

2.2. Sự khác nhau giữa văn hóa và văn minh

Văn minh Văn hóa Nền văn minh lớn hơn nhiều so với một nền văn hóa Nền văn hóa nhỏ hơn so với một nền văn minh Văn hóa phát triển sớm hơn Văn minh phát triển muộn hơn Văn hóa tồn tại trong một nền văn minh Một nền văn minh có thể được tạo thành từ một số nền văn hóa Văn hóa có thể tự tồn tại Một nền văn minh không thể được xác định là một nền văn minh nếu nó không có một nền văn hóa nhất định Văn hóa tồn tại ở cả hai dạng hữu hình và vô hình Một nền văn minh ít nhiều hữu hình Văn hóa có thể được học và truyền qua phương tiện nói và giao tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác Nền văn minh không thể được chuyển giao dễ dàng vì sự phức tạp và cường độ của nó Văn hóa không thể nói là tiến bộ Nền văn minh luôn trong tình trạng tiến bộ

3. Ví dụ cho thấy sự khác biệt giữa văn hóa và văn minh

+ Văn minh sông Hồng, (từ đầu Thiên niên kỷ thứ II trước Công Nguyên đến cuối thế kỷ 15) tại đồng bằng Bắc Bộ (Việt Nam ngày nay). Thời kì này tại Bắc Bộ đã có nhà nước, đô thị, luân lí, tổ chức xã hội,….

+ Văn hóa Óc Eo được hình thành và phát triển từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ VII sau Công nguyên. Tính bản địa của nền văn hóa này được thể hiện qua đồ gốm, qua nồi nấu kim loại, khuôn đúc và các công cụ chế tác. Điều đó tạo nên nét riêng biệt của văn hóa Óc Eo với các nền văn hóa khác.

+ Việc Người tối cổ phát minh ra công cụ lao động (bằng cách ghè đẽo thô sơ một mặt của hòn đá…) là biểu hiện của văn hóa (vì ở thời nguyên thủy, con người vẫn ở trong trạng thái dã man, trình độ tổ chức xã hội còn rất thấp).

+ Công trình đền Pác-tê-nông vừa là biểu hiện của văn hóa, vừa là biểu hiện của văn minh. Vì:

+ Đây là sản phẩm vật chất do con người sáng tạo ra (biểu hiện của văn hóa).

+ Đấu trường đền Pác-tê-nông đời vào khoảng thế kỉ V TCN, khi mà cư dân ở thành bang A-ten (ở Hy Lạp) đã xây dựng được nhà nước; nền văn hóa Hy Lạp đã có sự phát triển cao (đây chính là biểu hiện của văn minh).

Trên đây là những thông tin liên quan đến Điểm giống và khác nhau giữa văn hóa và văn minh chi tiết nhất. Hi vọng những chia sẻ về văn hóa giao tiếp và mối quan hệ với văn hóa tổ chức lành mạnh trên hữu ích và là gợi mở tốt để bạn phát triển văn hóa giao tiếp của mình. Cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi bài viết của chúng tôi.