Dính thắng môi ở trẻ: Làm sao để nhận biết và điều trị?

Về lâu dài, dính thắng môi cũng khiến trẻ gặp khó khăn trong việc vệ sinh, chăm sóc răng miệng. Hơn nữa, tình trạng này còn khiến cho thức ăn dễ bị mắc kẹt trong răng dẫn đến tích tụ vi khuẩn. Do đó, trẻ gặp vấn đề về thắng môi thường có nguy cơ sâu răng hoặc mắc các bệnh lý răng miệng cao hơn.

Dính thắng môi ở trẻ được điều trị như thế nào?

dính thắng môi

Dính thắng môi và dính thắng lưỡi đều có thể ảnh hưởng đến khả năng bú của trẻ nên khiến mẹ dễ nhầm lẫn. Vì vậy, nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc cho con bú, trẻ bú mẹ không hiệu quả thì nên đưa trẻ đi khám để được bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán chính xác.

Thông thường, dính phanh môi ở trẻ có thể được điều trị bằng cách phẫu thuật cắt phanh môi. Phương pháp này có thể được thực hiện bằng kéo phẫu thuật tiệt trùng hoặc tia laser. Bạn nên nhờ bác sĩ hoặc nha sĩ tư vấn thêm để chọn được giải pháp phù hợp với độ tuổi và tình trạng sức khỏe của bé. Bạn có thể yên tâm rằng phẫu thuật cắt phanh môi thường không gây nhiều đau đớn và khó chịu cho trẻ. Nhiều em bé có thể cải thiện khả năng ngậm vú mẹ rất nhanh chóng sau khi thực hiện thủ thuật này.

Ngoài ra, đối với trường hợp chưa thể cho trẻ đi phẫu thuật ngay, bạn vẫn có thể hỗ trợ trẻ bằng cách cho con chuyển sang bú bình. Trẻ bị dính thắng môi thường sẽ bú bình dễ dàng hơn so với bú mẹ. Vì vậy, bạn có thể vắt sữa mẹ để cho vào bình hoặc dùng sữa công thức đều được. Bên cạnh đó, đối với trường hợp trẻ bị dính phanh môi ở mức nhẹ, bạn cũng có thể hỗ trợ con bằng cách dùng ngón tay sạch chà xát nhẹ nhàng đỉnh môi của bé. Sau đó, kéo nhẹ môi để tập nới lỏng khoảng cách giữa môi và đường viền nướu nhằm giúp trẻ cải thiện khả năng cử động môi trên dễ dàng hơn.

Mặc dù dính thắng môi ở trẻ thường không nguy hiểm nhưng mẹ cũng không nên chủ quan. Nếu tình trạng này ảnh hưởng đến khả năng bú mẹ một cách nghiêm trọng khiến trẻ không tăng cân, chậm phát triển thì bạn nên đưa con đi khám để được bác sĩ tư vấn giải pháp điều trị.