Nhà nước đầu tiên của nước ta có tên là gì?

1. Nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam được thành lập ở tỉnh nào?

A

Hà Nội

B

Phú Thọ

Vào khoảng thế kỷ VII trước công nguyên (2879 TCN), trên cơ sở phát triển rực rỡ của văn hóa Đông Sơn, nhà nước cổ đại đầu tiên ở Việt Nam là nhà nước Văn Lang, ra đời ở kinh đô Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ ngày nay). Đến khoảng thế kỷ III trước Công nguyên (258 TCN), nhà nước Văn Lang ngày càng suy yếu, nhân thời cơ đó Thục Phán An Dương Vương đã thống nhất cư dân Âu Việt và Lạc Việt lập ra nhà nước Âu Lạc, đóng đô ở Cổ Loa (Hà Nội). Theo Đại Việt sử ký toàn thư, ở thế kỷ 15, Lạc Long Quân (theo truyền thuyết là cháu 5 đời của Thần Nông) cùng vợ là Âu Cơ (con gái Đế Lai) sinh được 100 người con trai; 50 người theo cha về bờ Biển Đông, 50 người theo mẹ về núi và suy tôn người con cả lên làm vua lấy hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô ở Bạch Hạc – Phú Thọ.

C

Ninh Bình

D

Thừa Thiên Huế

2. Mô hình nhà nước đầu tiên của Việt Nam trải qua bao nhiêu đời vua trị vì?

A

18

Sử cũ gọi người đứng đầu nhà nước Văn Lang là Vua Hùng, tức Hùng Vương. Các đời vua kế tiếp của nhà nước Văn Lang đều lấy danh hiệu đó.Nhà nước Văn Lang trải qua sự cai trị của 18 đời vua Hùng kéo dài trong 2.622 năm. Nhà sử học Nguyễn Khắc Thuần cho rằng, 18 vua Hùng không phải là 18 người cụ thể, mà là 18 chi (nhánh/ngành); mỗi chi có nhiều vị vua thay phiên nhau trị vì và dùng chung vương hiệu. Thậm chí con số 18 có thể chỉ nên hiểu là con số tượng trưng ước lệ, vì 18 là bội số của 9 – vốn là con số thiêng trong văn hóa người Việt.

B

19

C

20

D

21

3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra vào ngày nào?

A

10 tháng 3 (âm lịch)

Ngày giỗ Tổ Hùng Vương hay còn được gọi là lễ hội Đền Hùng hoặc Quốc giỗ là một trong những ngày lễ lớn của Việt Nam. Đây là ngày hội truyền thống để tưởng nhớ công lao xây dựng đất nước của các Vua Hùng.Nghi lễ truyền thống hàng năm được tổ chức vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch tại Đền Hùng – thành phố Việt Trì – tỉnh Phú Thọ và được người dân trên khắp cả nước kỷ niệm.Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch Việt Nam ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (đợt 1) và UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể.

B

10 tháng 3 (dương lịch)

C

11 tháng 3 (âm lịch)

D

12 tháng 3 (âm lịch)

4. Tỉnh Phú Thọ gắn liền với những đặc sản nào?

A

Thịt trâu gác bếp, xôi nếp nương.

B

Cá thính, su su, bánh gio.

C

Cam sành, bánh gai, nộm da trâu.

D

Thịt chua, cọ ỏm, trè, bưởi.

Nhắc đến thịt chua, cọ ỏm, trè, bưởi Đoan Hùng người ta sẽ nhớ tới Phú Thọ.

5. Diện tích của Phú Thọ đứng thứ mấy trên cả nước?

A

36

B

37

C

38

Diện tích tự nhiên của Phú Thọ chỉ 3.534,6 km2 (đứng thứ 38/63 cả nước).

D

39

6. Phú Thọ có di sản Văn hóa phi vật thể nào được UNESCO công nhận?

A

Hát Ví dặm

B

Hát quan họ

C

Hát vè

D

Hát xoan

Hát Xoan là loại hình dân ca nghi lễ, phong tục, còn gọi là hát cửa đình hay “Khúc môn đình”. Đây là hình thức nghệ thuật đa yếu tố: Ca nhạc, hát, múa phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của cộng đồng.Ngày 24/11/2011, tại hội nghị lần thứ 6 của Ủy ban liên Chính phủ về Bảo tồn Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO tổ chức tại Bali, Indonesia, hồ sơ Hát Xoan – Phú Thọ của Việt Nam được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại.Ngày 8/12/2017, tại Hội nghị lần thứ 12, Ủy ban liên Chính phủ về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO đã chính thức đưa Hát Xoan Phú Thọ ra khỏi tình trạng bảo vệ khẩn cấp và trở thành di sản văn hóa phi vật thể, theo cổng thông tin điện tử Phú Thọ.

7. Trong lần về thăm Phú Thọ, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng đến khu vực nào ở Đền Hùng và căn dặn: “Các vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”?

A

Đền Giếng

Câu nói trên được Bác Hồ nói chuyện với các chiến sĩ vào sáng ngày 19/9/1954 tại cửa Đền Giếng trong khu di tích Đền Hùng thuộc núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, huyện Lâm Thau, tỉnh Phú Thọ trước cán bộ Đại đoàn Quân tiên phong. Trong hồi tưởng của Trung tướng Phạm Hồng Cư, nguyên Phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị, Bộ Quốc phòng thì vào thời điểm 9/1954, ông là Phó Chính ủy Trung đoàn 36, Đại đoàn 308 và là người có mặt trong buổi nói chuyện lịch sử ngày 19/9/1654 của Bác. Trong buổi gặp mặt đó Bác đã nói: “Đền Hùng thờ các vua Hùng. Hùng Vương là người sáng lập ra nước ta, là Tổ tiên của dân tộc ta”. Tiếp theo Người nói: “Ngày xưa, các vua Hùng đã có công dựng nước, ngày nay Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Đồng thời Bác căn dặn và giao nhiệm vụ cho đơn vị về tiếp quản Hà Nội và nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của Cách mạng Việt Nam, của Quân đội.

B

Đền Hạ

C

Đền Trung

D

Đền Thượng

Khánh Sơn