Cơm là một trong những lương thực chính không thể thiếu trên bàn ăn của người Việt. Để có cơm ngon thì chất lượng của gạo phải tốt, không bị sâu mọt, mốc hay hư hỏng. Thông thường, mỗi nhà đều có một lượng gạo, có thể ít hoặc nhiều dự trữ sẵn trong nhà. Tuy nhiên, có một thực tế là gạo sau khi cất trữ một thời gian sẽ xuất hiện những con mọt khiến chúng ta cảm thấy rất khó chịu. Vậy việc ăn phải chúng có gây hại cho cơ thể không và cách loại bỏ đám mọt gạo này như thế nào?
Nguyên nhân gây ra mọt gạo Thứ nhất: Lúa được thu hoạch từ ruộng, có thể chứa một số trứng côn trùng và chúng sẽ tồn tại một cách tự nhiên trong gạo.
Thứ hai, các yếu tố bên ngoài: Môi trường nơi có lúa cũng liên quan trực tiếp đến sự phát triển của côn trùng, một khi môi trường xung quanh có vấn đề về vệ sinh, trứng côn trùng có thể sinh sôi, phát triển.
Thứ ba, lý do về nhiệt độ và độ ẩm: Sự sinh sản của mọt gạo liên quan đến nhiệt độ và độ ẩm, nhiệt độ từ 20°C đến 40°C, độ ẩm từ 65°C đến 90°C rất thích hợp cho sự phát triển của mọt gạo.
Mọt gạo có ăn được không?
Xem thêm : Tháng 5 cung gì? Giải mã bí ẩn về cung hoàng đạo tháng 5
Nhiều người nghĩ gạo có mọt thì không ăn được, vi khuẩn do mọt gạo mang theo sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tuy nhiên, các nghiên cứu liên quan đã chỉ ra rằng gạo có mọt vẫn ăn được. Vì mọt gạo xuất hiện từ trên cây lúa, chúng tương đối sạch, chỉ cần nhặt sạch là gạo không bị ảnh hưởng.
Phơi gạo có loại bỏ mọt được không?
Sau khi gạo xuất hiện mọt, nhiều người sẽ phơi ngoài nắng để đuổi chúng đi. Nhưng liệu gạo phơi khô có thực sự trừ được côn trùng? Câu trả lời tất nhiên là không, tuy tồn tại trong môi trường tối và kín, nhưng chúng không sợ ánh sáng. Phơi gạo ngoài nắng không loại bỏ được sâu lúa. Hơn nữa, bản chất của gạo bị phơi nắng sẽ bị thay đổi, mùi vị của cơm sẽ kém đi. Thực chất, mọt gạo không phải là vấn đề nan giải, chỉ cần nắm vững một số thủ thuật nhỏ là bạn có thể diệt chúng dễ dàng.
4 mẹo để loại bỏ mọt gạo 1. Đặt trong tủ lạnh
Mọt gạo bản chất là một loại côn trùng, chúng không thể tồn tại trong môi trường nhiệt độ thấp. Do đó, sau khi mua gạo về, bạn không nên đặt ngay vào góc bếp mà hãy cho gạo vào ngăn mát của tủ lạnh theo từng đợt và bảo quản gạo ở nhiệt độ thấp trong một khoảng thời gian trước rồi mới đặt nó bên ngoài. Điều này có thể giúp giải quyết vấn đề sâu bọ hại lúa.
2. Rượu Rượu không chỉ là thức uống mà còn là vũ khí thần kỳ để tiêu diệt mọt gạo. Khi gạo có mọt bạn có thể mở nắp chai rượu trắng cho tỏa mùi rồi đặt bình rượu vào giữa thùng gạo, để trong một thời gian thì sâu bọ sẽ không dám xuất hiện nữa. Việc lựa chọn rượu là không cần quá đắt tiền, bạn có thể dùng loại nào rẻ nhất cũng được.
3. Hạt tiêu
Mọt gạo rất nhạy cảm với mùi, một khi ngửi thấy mùi quá khó chịu, chúng sẽ tránh xa. Hạt tiêu có khả năng chống lại mọt gạo ở một mức độ nhất định. Vì vậy, sau khi hũ gạo xuất hiện côn trùng, bạn có thể cho vào đó một ít hạt tiêu, sau một thời gian sẽ có tác dụng bất ngờ.
Theo An Nhiên – Vietnamnet
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp