Gia vị là thực phẩm dùng để thêm mùi hương, vị cho món ăn. Trong đó, gia vị có thể có nguồn gốc từ biển, núi, thực vật, động vật. Trong bài viết Gia Vị Có Nguồn Gốc Thực Vật Là Gì? Gia Vị Có Tốt Cho Sức Khỏe Không?, Đức Phát đã liệt kê một số loại gia vị dạng lá. Trong bài viết này, Đức Phát sẽ tiếp tục đồng hành cùng các bạn tìm hiểu kỹ hơn về gia vị có nguồn gốc các loại lá.
Gia vị có nguồn gốc các loại lá là gì?
Gia vị có nguồn gốc các loại lá là một nhánh của gia vị có nguồn gốc thực vật. Những loại cây có lá này có mùi vị đặc trưng, thường được cho vào các món ăn để tăng thêm hương vị khi thưởng thức.
Các gia vị có nguồn gốc từ lá
Gia vị đã có lịch sử lâu đời đến ngàn năm. Qua sự phát triển của thế giới, ngày nay đã có gần 40 loại gia vị dạng lá được phát hiện. Sau đây là một số loại gia vị có nguồn gốc từ lá phổ biến tại Việt Nam và trên thế giới. Các loại gia vị dạng lá phổ biến nhất tại Việt Nam bao gồm:
Hành lá
Hành là loại gia vị vô cùng phổ biến. Chúng được sử dụng trong hầu hết mọi bữa ăn của người Việt. Hành có thể được sử dụng để chế biến từ các món canh, xào, hấp cho đến phở, bún, xôi, mì. Gần như mọi bộ phận của cây hành lá đều có thể sử dụng trong nấu ăn.
Phần lá thường được thái nhỏ để cho vào các món ăn. Còn phần củ gần rễ cây có thể chế biến làm củ kiệu ăn chung với bánh chưng, bánh tét, bánh giầy hoặc các bữa cơm.
Xem thêm: Uống Lá Tía Tô Có Tác Dụng Gì?
Rau mùi
Rau mùi (hay ngò rí) là một loại lá gia vị có nguồn gốc từ vùng Tây Á và kéo dài đến Châu Phi. Rau mùi được sử dụng phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn nhiều nước khác trên thế giới.
Rau mùi thuộc giống cây thân thảo, lá hình tròn chia làm ba thùy có răng cưa to tròn. Lá càng lên cao thì càng nhỏ nhọn giống như lá kim. Rau mùi có mùi thơm như vỏ quýt, được dùng cho rất nhiều món ăn như Phở, canh, món xào, …
Xem thêm : 5 tư thế nằm để sản dịch ra nhanh, hiệu quả nên biết – Yến Sành
Bên cạnh tác dụng là gia vị trong các món ăn, rau mùi cũng thường được dùng để trang trí món ăn hoặc lá mùi già thường được người Việt dùng để làm nước tắm trong những ngày cuối năm.
Tía tô
Lá tía tô (hay tô diệp) là một loại rau gia vị có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Cây tía tô thuộc giống cây cỏ, thân thẳng đứng, có lông, lá mọc đối chéo chữ thập. Lá tía tô có hình trứng, đầu nhọn, mép lá hình răng cưa, có màu tím hoặc xanh. Tía tô có vị cay thơm đặc trưng. Do tía tô có tính ấm, nó thường được chế biến cùng cháo nóng để giải cảm. Bên cạnh đó, tía tô cũng được dùng để ăn kèm một số món ăn như bún ốc, cá ngạch sông.
Rau răm
Rau răm là cái tên tiếp theo trong danh sách lá gia vị được sử dụng nhiều tại Việt Nam. Rau răm thuộc họ cây thân thảo, lá đơn mọc so le. Lá của cây rau răm có màu xanh đậm ở mặt trên, mặt dưới có sắc hung đỏ. Lá có mùi thơm hơi hắc rất đặc trưng.
Rau răm thường được sử dụng để ăn sống và là một loại lá rất đặc trưng trong nền ẩm thực Việt Nam. Nói đến rau răm, người Việt và du thực khách nước ngoài nhắc đến nhiều nhất là trứng vịt lộn, cút lộn xào me hoặc các món ốc, ngao, gỏi gà xé phay, bánh tráng trộn.
Húng quế
Cây húng quế (hay húng chó) là một cái tên quen thuộc với người Việt Nam. Mặc dù không được sử dụng phổ biến trong hầu hết các món ăn như hành lá và rau mùi, xong húng quế cũng được người Việt ưa thích bởi mùi thơm và hương vị của nó.
Cây húng quế là cây thân thảo, thân nhẵn và đôi khi có lông. Lá cây mọc đối có cuống, phiến thuôn dài. Lá húng quế có tác dụng trị cảm sốt, trị ho long đờm, giúp giảm đau do viêm khớp, giảm nhức đầu, và tăng cường hệ miễn dịch và giúp cai thuốc lá hiệu quả.
Thơm nhẹ mùi quế và có vị cay, húng quế thường được dùng để ăn với các món ngan, vịt, phở, hủ tiếu hoặc món canh chua, lẩu gà.
Húng thơm
Húng thơm (hay rau thơm) là loại cây có hình dáng giống cây bạc hà. Lá cây có hình dạng bầu, đầu nhọn, màu xanh thẫm, viền lá hình răng cưa mọc đối xứng. Mùi thơm của húng thơm nhẹ nhàng hơn húng quế nhưng lưu hương lâu hơn. Mùi của húng thơm cay nhẹ tương tự như bạc hà. Húng thơm thường được ăn sống cùng tía tô, kinh giới, xà lách, rau mùi khi ăn bún chả, bún bò huế, bún nem, bún đậu.
Mùi tàu
Mùi tàu (hay ngò gai) là loại lá có viền răng cưa. Lá càng già, răng cưa sẽ càng sắc. Lá mùi tàu thường mọc thẳng lên, phân nhánh ngay từ rễ. Mùi tàu cũng có mùi thơm đặc trưng dễ nhận biết, thường được dùng để nấu canh măng ngan vịt hoặc phở.
Thì là
Thì là thường được sử dụng nhiều ở miền Bắc Việt Nam. Lá thì là mọc so le, cuống dài, phiến xẻ 3 lần lông chim thành những thùy nhỏ hình sợi dài. Lá thì là ở ngọn tiêu giảm và không có cuống.
Thì là có mùi thơm hơi hắc, đắng nhẹ và có vị cay. Thì là không thể nào thiếu khi nấu các món cá như canh cá, cá xốt cà chua, cá hấp, lẩu cá, chả cá, bún cá, … bởi nó có thể giảm vị tanh của cá.
Xem thêm: Những Lợi Ích Tuyệt Vời Của Máy Đóng Gói Gia Vị
Kinh giới
Kinh giới được biết đến là gia vị và cũng là cây thuốc bởi những tác dụng của nó trong đông y. Lá cây kinh giới có màu xanh mọc đối, hình thuôn nhọn, mép lá có răng cưa. Trong ẩm thực, kinh giới thường ăn sống cùng các món ăn như bún đậu mắm tôm, bún ốc, bún riêu cua, bún chả, bún cá rô đồng, lòng lợn, phở cuốn bởi rau có vị cay the rất thích hợp để ăn cùng những món có vị nồng. Kinh giới được sử dụng nhiều hơn trong văn hóa ẩm thực vùng Bắc Bộ Việt Nam.
Một món ăn là tổng hòa của rất nhiều nguyên liệu. Mỗi nguyên liệu dù lớn hay nhỏ, từ thịt, rau cho đến nước xốt chấm đều góp phần làm nên chất riêng của món ăn đó. Vì vậy, không có nguyên liệu nào là không quan trọng. Việc nêm nếm đúng lượng gia vị, sử dụng đúng loại rau ăn cùng sẽ mang lại bản sắc cho món ăn, làm nên ẩm thực vùng miền hay nền ẩm thực của địa phương.
Bài viết này của Đức Phát. Vui lòng ghi nguồn khi copy lại.
Mọi nhu cầu mong máy đóng gói gia vị vui lòng liên hệ hotline hoặc trực tiếp đến show room để được tư vấn miễn phí.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp