Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hóa là một trong các giấy tờ quan trọng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hiện nay. Vậy vai trò cụ thể của giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ là gì và thủ tục xin cấp giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ như thế nào?
Chứng nhận nguồn gốc xuất xứ.
Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ là gì?
Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hay còn gọi là C/O, là tài liệu do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu hàng hóa cấp cho chủ hàng hóa để chứng nhận rằng hàng hóa được sản xuất tại nước đó.
Vì vậy, giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ sẽ cung cấp thông tin về việc hàng hóa được sản xuất tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ cụ thể nào trên thế giới. Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hóa phải được cấp tuân thủ các quy định về quy tắc xuất xứ.
C/O có bắt buộc không? Tại sao cần phải có giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ?
Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hóa (C/O) có các vai trò như sau:
- Chứng nhận hàng hóa là hợp pháp, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được kê khai thuế quan đầy đủ.
- C/O hợp lệ sẽ giúp người nhập khẩu hàng hóa được hưởng ưu đãi về thuế quan trong trường hợp nước nhập khẩu và nước xuất khẩu dành cho nhau ưu đãi về thuế quan thông qua các hiệp định thương mại. Theo đó, chỉ hàng hóa đáp ứng được quy tắc xuất xứ đã đặt ra thì khi nhập khẩu vào các nước này mới được hưởng mức thuế nhập khẩu thấp hơn thuế nhập khẩu của cùng loại mặt hàng nhưng được nhập khẩu từ nước khác.
C/O hợp lệ sẽ giúp người nhập khẩu hàng hóa được hưởng ưu đãi về thuế.
- Đảm bảo thực hiện hiệu quả chính sách thương mại của các quốc gia: Áp thuế chống bán phá giá, thuế tự vệ, thuế chống trợ cấp lên loại mặt hàng cụ thể có xuất xứ từ quốc gia cụ thể; thống kê thương mại, kiểm soát hạn ngạch nhập khẩu, …
Phân loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Hiện nay có rất nhiều loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhưng phổ biến nhất là các loại sau đây:
- C/O Form A: Cấp cho hàng hóa xuất khẩu sang các nước cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP.
- C/O Form B: Cấp cho hàng hóa xuất khẩu sang tất cả các nước, cấp theo quy định xuất xứ không ưu đãi.
- C/O Form D: Cấp cho hàng hóa xuất khẩu sang các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định CEPT.
- C/O Form E: Cấp cho hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Trung Quốc.
- C/O Form AK: Cấp cho hàng hóa xuất khẩu sang Hàn Quốc và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Hàn Quốc.
- C/O Form AJ (ASEAN – Nhật Bản).
- C/O Form AI (ASEAN – Ấn Độ).
- C/O Form AANZ (ASEAN – Australia – New Zealand).
- C/O Form VJ: Cấp cho hàng hóa xuất khẩu sang Nhật Bản thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định Việt Nam – Nhật Bản.
- C/O Form VC (Việt Nam – Chile): Cấp cho hàng hóa xuất khẩu sang Chile theo Hiệp định thương mại hàng hóa VCFTA
- C/O Form S (Việt Nam – Lào): Cấp cho hàng hóa xuất khẩu sang Lào.
- C/O Form GSTP: Cấp cho hàng hóa xuất khẩu sang các nước tham gia hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu (GSTP).
- C/O Form ICO: Cấp cho sản phẩm từ cà phê trồng và thu hoạch tại Việt Nam xuất khẩu sang tất cả các nước theo quy định của Tổ chức cà phê thế giới (ICO).
- C/O Form Textile (gọi tắt là form T): Cấp cho hàng dệt may xuất khẩu sang EU theo Hiệp định dệt may Việt Nam – EU.
- C/O Form Mexico (thường gọi là Anexo III): Cấp cho hàng dệt may, giày dép xuất khẩu sang Mexico theo quy định của Mexico.
- C/O Form Venezuela: Cấp cho hàng xuất khẩu sang Venezuela theo quy định của Venezuela.
- C/O Form Peru: Cấp cho hàng giày dép xuất khẩu sang Peru theo quy định của Peru.
Xem thêm : Sữa Rửa Mặt Simple Có Tốt Không Và Review TOP 3 Sữa Rửa Mặt Simple Được Khuyên Dùng
Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hóa phải được cấp tuân thủ các quy định về quy tắc xuất xứ.
Đối tượng áp dụng giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Theo quy định tại Điều 33 Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 thì biện pháp xuất xứ hàng hóa được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
- Các thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu có nhu cầu được hưởng ưu đãi thuế quan theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
- Trường hợp pháp luật quy định việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phải có chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
- Trường hợp thương nhân có đề nghị và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc thương nhân tự chứng nhận nếu không thuộc 02 trường hợp trên.
Đối tượng áp dụng giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Hướng dẫn xin giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ
Hướng dẫn cụ thể các bước thực hiện (tham khảo):
Bước 1: Đăng ký hồ sơ thương nhân đối với trường hợp xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa lần đầu.
Hồ sơ thương nhân bao gồm:
- Đăng ký mẫu chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền được ký đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, ký Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và mẫu con dấu của thương nhân (theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08/03/2018 của Chính phủ)
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (doanh nghiệp tự sao y);
- Danh mục cơ sở sản xuất ra hàng hóa đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (nếu có) (theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08/03/2018 của Chính phủ).
Hồ sơ thương nhân được khai báo điện tử qua website tại địa chỉ: www.ecosys.gov.vn hoặc trang điện tử khác của các cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được Bộ Công Thương ủy quyền.
Ngoài ra, thương nhân cũng có thể nộp hồ sơ đăng ký thương nhân tại trụ sở của cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Hồ sơ thương nhân được cập nhật ngay khi có thay đổi, nếu không có thay đổi thì thương nhân vẫn phải cập nhật hồ sơ thương nhân 2 năm/ lần.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa bao gồm các giấy tờ, tài liệu sau:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08/03/2018 của Chính phủ);
- Mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tương ứng;
- Bản in tờ khai hải quan xuất khẩu (trừ trường hợp hàng hóa xuất khẩu không phải khai báo hải quan theo quy định của pháp luật);
- Bản sao hóa đơn thương mại có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân;
- Bản sao vận tải đơn hoặc bản sao chứng từ vận tải tương đương có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân (trừ trường hợp xuất khẩu hàng hóa có hình thức giao hàng không sử dụng vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải khác theo quy định của pháp luật hoặc thông lệ quốc tế);
- Bảng kê khai chi tiết hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí xuất xứ ưu đãi hoặc tiêu chí xuất xứ không ưu đãi (theo mẫu của Bộ Công Thương);
- Bản khai báo xuất xứ của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp nguyên liệu có xuất xứ hoặc hàng hóa có xuất xứ được sản xuất trong nước theo mẫu do Bộ Công Thương quy định trong trường hợp nguyên liệu đó được sử dụng cho một công đoạn tiếp theo để sản xuất ra một hàng hóa khác;
- Bản sao Quy trình sản xuất hàng hóa có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân;
- Bản sao các chứng từ khác theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa như:
- Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu dùng để sản xuất ra hàng hóa xuất khẩu (trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu nhập khẩu trong quá trình sản xuất);
- Hợp đồng mua bán hoặc hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên liệu, phụ liệu trong nước (trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu mua trong nước trong quá trình sản xuất);
- Giấy phép xuất khẩu (nếu có);
- Chứng từ, tài liệu cần thiết khác.
Bước 3: Nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
1/ Khai báo hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa dưới dạng điện tử:
- Thương nhân có thể khai báo hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo biểu mẫu điện tử sẵn có trên website: www.ecosys.gov.vn, trang điện tử khác của các cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được Bộ Công Thương ủy quyền hoặc đính kèm hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa lên các website này.
- Các chứng từ này phải được thương nhân ký xác thực bằng chữ ký số và không cần nộp lại bản giấy của các chứng từ này.
- Trong thời hạn 6 giờ làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thông báo trên hệ thống kết quả xét duyệt hồ sơ.
- Trong thời hạn 2 giờ làm việc kể từ khi nhận được đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã được khai hoàn chỉnh và hợp lệ dưới dạng bản giấy, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trả kết quả cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa dưới dạng bản giấy.
Xem thêm : Ai phát minh ra bài tập về nhà? Liệu nó có thực sự cần thiết?
2/ Nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trực tiếp:
- Thương nhân nộp trực tiếp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa dưới dạng bản giấy tại trụ sở của các cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
- Trong thời hạn 8 giờ làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trả kết quả cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
3/ Nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa qua bưu điện:
- Thương nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa dưới dạng bản giấy qua đường bưu điện đến trụ sở của các cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
- Trong thời hạn 24 giờ làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trả kết quả cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08/03/2018 của Chính phủ thì Bộ Công Thương là cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức việc thực hiện cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, trực tiếp cấp hoặc ủy quyền cho Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các tổ chức khác thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.
Cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Thời gian thực hiện thủ tục là bao nhiêu ngày, thực hiện ở đâu?
Nhằm giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, công sức và đảm bảo việc xin cấp C/O nhanh chóng, thuận lợi, Công ty Luật TNHH Ngọc Phú chuyên cung cấp dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam với các nội dung cụ thể như sau:
- Tư vấn cụ thể về hồ sơ, thủ tục xin cấp C/O tương ứng với từng loại C/O;
- Hỗ trợ khách hàng nộp hồ sơ xin cấp C/O nhanh chóng, thuận lợi, đúng quy định của pháp luật.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw
Trụ sở chính: 139H4 Lý Chính Thắng, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Chi nhánh Hà Nội: Tầng 10, Tòa nhà Ford Thăng Long, 105 Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội.
Chi nhánh Nha Trang: Số 3M, tầng trệt chung cư CT2, khu đô thị VCN Phước Hải, đường Tố Hữu, phường Phước Hải, TP.Nha Trang, Khánh Hòa.
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp