Hiện nay, xuất hiện rất nhiều trường hợp dùng hung khí để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Trong đó, hành vi cầm dao đe doạ người khác được ghi nhận với nhiều tình huống tác động không nhỏ đến đời sống tinh thần hay thậm chí là tính mạng, sức khỏe của đối tượng bị đe dọa.
Vậy hành vi cầm dao đe dọa người khác có bị kết tội hay không? Nếu chẳng may bị người khác cầm dao đe dọa thì nên làm gì? Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng NPLaw tìm hiểu và làm rõ những vấn đề thắc mắc liên quan đến loại hành vi này.
I. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HÀNH VI CẦM DAO ĐE DỌA NGƯỜI KHÁC
1. Hành vi cầm dao đe dọa người khác là tội gì?
Trước tiên, để xác định xem hành vi cầm dao đe dọa người khác có phạm tội hay không và nếu có thì tội danh đó là gì, cần phải dựa theo mục đích và cấu thành tội phạm của hành vi mà người đó thực hiện.
Thứ nhất, nếu đây là hành vi cầm dao đe dọa giết người thì có thể sẽ cấu thành Tội đe dọa giết người theo Điều 133 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 khi thỏa mãn các điều kiện sau:
- Chủ thể: Bất kì người nào có đủ năng lực trách nhiệm hình sự (nghĩa là khi thực hiện một hành vi nào đó gây nguy hiểm cho người khác thì họ có đủ khả năng nhận thức được tính nguy hiểm của hành vi) và đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự (từ đủ 16 tuổi trở lên).
- Khách thể: Quyền được bảo vệ tính mạng của con người.
- Mặt chủ quan: Lỗi của người khi thực hiện hành vi này phải là lỗi cố ý. Nghĩa là họ biết được hành vi của mình là nguy hiểm, có thể hình dung được hậu quả sẽ xảy ra nhưng vẫn mong muốn thực hiện để nó xảy ra.
- Mặt khách quan: Có xảy ra hành vi đe dọa và điều đó làm cho người bị đe dọa hoang mang, lo lắng rằng người này không chỉ là đe dọa đơn thuần mà sẽ thực hiện thật. Đây là một dấu hiệu đặc trưng của loại tội phạm này. Do đó, cần lưu ý là hành vi cầm dao đe dọa này phải gây ra tâm lý mất lòng tin cho người bị đe dọa rằng việc giết người sẽ xảy ra thì mới là cơ sở để kết tội đe dọa giết người.
Thứ hai, nếu việc dùng dao đe dọa người khác chỉ mang tính chất dọa nạt bình thường, không dọa giết người thì chỉ là hành vi vi phạm quy định về trật tự công cộng căn cứ theo Điểm b Khoản 5 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Như vậy, đối với hành vi cầm dao đe dọa người khác nếu là dọa giết người mà đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên sẽ cấu thành Tội đe dọa giết người. Còn nếu chỉ là dọa nạt không mang yếu tố dọa giết thì không cấu thành tội phạm mà chỉ là hành vi vi phạm quy định về trật tự công cộng.
2. Cầm dao đe dọa người khác bị xử lý như thế nào?
Xem thêm : 15 thuật ngữ thường dùng trong Xuất Nhập Khẩu (phần 5)
Khi có hành vi cầm dao đe dọa người khác và việc đe dọa này nhằm tước đoạt tính mạng của người bị đe dọa như đã phân tích, đủ điều kiện cấu thành Tội đe dọa giết người sẽ được xử lý theo Điều 133 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Theo đó, tại khoản 1 có quy định rằng người thực hiện tội phạm này với chỉ một người thì sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Trong trường hợp người phạm tội rơi vào khoản 2 Điều này đối với từ 02 người trở lên hoặc rơi vào một số trường hợp khác như lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình; phạm tội với người dưới 16 tuổi; phạm tội đối với người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; hay nhằm trốn tránh một việc sẽ bị xử lý về một tội phạm khác thì sẽ bị phạt tù từ 02 đến 07 năm.
Bên cạnh đó, nếu cá nhân có hành vi cầm dao đe dọa người khác chỉ gây rối trật tự công cộng với thì sẽ bị xử phạt theo Điểm b Khoản 5 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về hành chính với mức phạt từ 5.000.000 đến 8.000.000 đồng. Mức phạt này sẽ gấp đôi nếu đó là tổ chức vi phạm căn cứ theo Khoản 2 Điều 4 Nghị định này. Ngoài ra, còn phải chịu hình thức xử phạt bổ sung là bị tịch thu tang vật là con dao đó.
3. Tình tiết giảm nhẹ khi cầm dao đe dọa người khác
Nếu hành vi cầm dao đe dọa giết người khác thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự. Nhưng nếu thuộc vào một trong các trường hợp quy định tại Điều 51 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 như đây là phạm tội lần đầu và ít nghiêm trọng; hoặc người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường những thiệt hại về cả vật chất lẫn tinh thần cho người mà mình đã gây ra. Dựa trên sự thiện chí, tự nguyện ấy mà sẽ được xem xét là tình tiết giảm nhẹ hình phạt.
II. CÁC THẮC MẮC THƯỜNG GẶP VỀ HÀNH VI CẦM DAO ĐE DỌA NGƯỜI KHÁC
1. Cầm dao đe dọa cưỡng đoạt tài sản người khác thì bị xử lý như thế nào?
Nếu hành vi cầm dao đe dọa nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác thì sẽ bị xử lý hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản căn cứ theo quy định tại Điều 170 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
Theo đó, tùy vào tính chất phạm tội và giá trị tài sản chiếm đoạt mà có thể bị phạt tù với khung hình phạt cao nhất là 20 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền hoặc bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
2. Cầm dao xông vào nhà người khác nhưng không làm gì thì có vi phạm pháp luật không?
Việc cầm dao và tự ý xông vào nhà người khác cũng là một hành vi vi phạm pháp luật. Dù không tác động đến các đối tượng khác, nhưng khi tự ý xông vào nhà người khác mà chưa có sự đồng ý của họ, hơn nữa còn mang theo hung khí thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự với Tội xâm phạm chỗ ở của người khác căn cứ theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 158 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
3. Cầm dao đe dọa người khác dẫn đến giết người thì có bị phạt tù không?
Xem thêm : Beautifully Me
Nếu cầm dao đe dọa người khác dẫn đến chết người thì vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người căn cứ theo Điểm n Khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017. Theo đó, việc cầm dao đe dọa người khác là hành vi có tính chất côn đồ, đồng thời hậu quả chết người đã xảy ra. Người thực hiện hành vi phạm tội này sẽ bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hay thậm chí là tử hình.
4. Khi bị người khác cầm dao đe dọa cần làm gì?
Nếu bị người khác cầm dao đe doạ và cảm thấy bất an, lo lắng. Bạn có thể làm đơn tố cáo lên cơ quan công an có thẩm quyền hoặc cũng có thể làm đơn khởi kiện dân sự vì người đó đã xâm phạm đến tinh thần của bạn. Lưu ý là phải có đầy đủ các bằng chứng chứng minh như ảnh chụp hoặc video người đó đã cầm dao đe dọa mình.
5. Tìm luật sư tư vấn về hành vi cầm dao đe dọa người khác
Nếu bạn nạn nhân đang bị người khác cầm dao đe dọa và bạn nghĩ rằng việc này có thể xảy ra, gây ảnh hưởng đến tinh thần hay thậm chí là tính mạng của mình. Hãy liên hệ cho Luật sư Nguyễn Ngọc Phú – là Giám đốc điều hành Hãng luật NPLaw và là thành viên của Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh. Với nhiều năm kinh nghiệm, cùng vốn kiến thức pháp lý chuyên sâu của mình, Luật sư sẽ tư vấn và hỗ trợ. Để có thể liên hệ với Luật sư Công ty Luật Ngọc Phú vui lòng gửi yêu cầu về địa chỉ email: phu.nguyen@nplaw.vn hoặc liên hệ trực tiếp qua số điện thoại: 0913449968.
Trên đây là toàn bộ phần tư vấn của NPLaw về các quy định của pháp luật liên quan đến hành vi cầm dao đe dọa người khác, đồng thời giải đáp một số thắc mắc thường gặp. Nếu có bất kì thắc mắc nào khác cần được tư vấn và hỗ trợ thêm, hãy gửi về email: legal@nplaw.vn hoặc liên hệ trực tiếp qua số 0913449968.
Xin chân thành cảm ơn.
ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ – HÃNG LUẬT NPLAW
Hotline: 0913 41 99 96 – 0866 774 077
Email: legal@nplaw.vn
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp