Bùng nổ dân số là gì? Là sự gia tăng dân số quá nhanh trong một thời gian ngắn, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội. Bùng nổ dân số là vấn đề nan giải của nhiều quốc gia trên thế giới nhất là các nước đang phát triển. Để tìm hiểu bùng nổ dân số thế giới xảy ra khi nào? Mời quý đọc giả mến thương thoi dõi bài viết dưới đây của ACC nha!
- Mật ong có nên uống hàng ngày để bồi bổ, thải độc? 2 cách nhận biết mật ong giả
- Cu + H2SO4 (đặc,nóng) → CuSO4 + SO2 + H2O | Cu ra CuSO4
- Mức phạt khi lái xe quá tốc độ theo quy định mới
- Khuôn mặt tỉ lệ vàng là như thế nào? Tiêu chí đánh giá nam, nữ
- Liên Quân ra mắt khi nào? Nhìn lại hành trình phát triển của tựa game quốc dân
I. Bùng nổ dân số xảy ra khi nào
Gia tăng dân số tự nhiên của một nơi phụ thuộc vào số trẻ sinh ra và số người chết đi trong một năm. Sự gia tăng dân số do số người chuyển đi và số người tò nơi khác chuyển đến gọi là gia tăng cơ giới.Bùng nổ dân số là sự gia tăng quá nhanh về dân số trong một khoảng thời gian ngắn. Điều này vượt ngoài tầm kiểm soát và mức độ chịu đựng của các lĩnh vực liên quan trong đời sống xã hội. Bùng nổ dân số vì thế đem đến những ảnh hưởng tiêu cực cho xã hội. Trên thế giới, các quốc gia vẫn không ngừng chạy đua hàng ngày để giải quyết những vấn đề liên quan đến dân số, đặc biệt là việc gia tăng dân số quá nhanh.
Trong đó, vấn đề gia tăng dân số dẫn đến bùng nổ dân số được cả thế giới quan tâm. Từ nửa sau thế kỷ 20, dân số thế giới tăng nhanh và ngày càng nhanh. Trung bình mỗi năm, dân số thế giới tăng lên thêm 80 triệu người và tổng số dân đang dần tiến đến con số 8 triệu dân. 8 triệu dân được dự đoán là dân số thế giới ở năm 2025. Bùng nổ dân số xảy ra vào những năm 50 của thế kỉ XX. Vào thời kì này, tỉ lệ gia tăng bình quân hàng năm của dân số thế giới lên đến 2,1 %. Bùng nổ dân số xảy ra chủ yếu ở các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh.
– Nguyên nhân: do tỉ suất sinh lớn, tỉ suất tử thấp. Trong những năm này, các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh giành được độc lập, đời sống được cải thiện và nhừng tiến bộ y tế làm cho tỉ lệ tử giảm, trong khi tỉ lệ sinh vẫn cao. Ở một số nước phương Đông, vẫn giữ quan niệm lạc hậu sinh nhiều con, vấn đề trọng nam khinh nữ thể hiện rõ rệt trong nhiều gia đình, muốn sinh con trai hoặc đã sinh nhiều con gái nhưng vẫn muốn co thêm cho đến khi có thêm con trai.
II. Hệ lụy khi bùng nổ dân số
Xem thêm : Nên cắt tóc khi nào? Những ngày “kiêng kỵ” tuyệt đối không cắt tóc
– Ô nhiễm môi trường trầm trọng
Bùng nổ dân số khiến số lượng rác thải thải ra môi trường tăng lên chóng mặt, nước thải từ quá trình sản xuất và sinh hoạt không ngừng tăng nhanh. Làm môi trường bị ô nhiễm nặng nề, nguồn nước, bầu không khí, ô nhiễm tiếng ồn ngày càng lan rộng, biến đổi khí hậu và nóng lên toàn cầu diễn ra.
– Tài nguyên, khoáng sản bị cạn kiệt
Việc khai thác quá mức các nguồn tài nguyên như đất, nước, nhiên liệu, khoáng sãn phục vụ nhu cầu nhà ở, sản xuất, lương thực làm cho các nguồn tài nguyên bị cạn kiệt, không có thời gian để tái tạo.
– Gánh nặng cả vấn đề ăn, mặc, ở, học hành, việc làm,.
Xem thêm : Bệnh hạ canxi máu: Nguyên nhân, chẩn đoán và các biến chứng
Dân số tăng nhanh cũng gây sức ép lên vấn đề y tế, giáo dục, nhà ở,…. Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm khiến tệ nạn xã hội tăng nhanh, lạm phát xảy ra ở nhiều quốc gia. Dân số tăng nhanh gây nhiều thách thức đối vơi các cơ sở hạ tầng, dịch vụ công. Đặc biệt là tại các đô thị lớn.
III. Phương hướng giải quyết
Hầu hết các quốc gia đều thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. Một trong những mục đích của việc này là để giảm tỉ lệ sinh. Tuy nhiên, ở nhiều nơi, người dân chưa được tiếp cận đến và chưa có đủ nhận thức về vấn đề này. Mặt khác, ở nhiều khu vực chính sách cũng chưa được thực hiện một cách triệt để.
Việc thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình sẽ là phương tiện đắc lực kiểm soát tình trạng gia tăng dân số hiện nay.
- Chính sách dân số của Trung Quốc
Vào những năm 1960, Trung Quốc chứng kiến một đợt bùng nổ dân số sau Nạn đói lớn (giai đoạn thiếu đói từ năm 1958 đến 1961, khi các chính sách kinh tế như Đại nhảy vọt, Chiến dịch diệt chim sẻ cùng với thiên tai đã khiến sản lượng nông nghiệp sụt giảm, gây ra nạn đói tại nhiều vùng của nước này). Nhằm hạn chế sự gia tăng dân số quá nhanh chóng, chính phủ đã đưa ra chính sách một con vào năm 1980, yêu cầu các gia đình chỉ có một con duy nhất. Chiến lược này đã làm giảm tỷ lệ tăng trưởng dân số từ 2,5% vào năm 1970 xuống 0,7% vào năm 2000. Nhưng mãi đến 2016, chính sách này mới chấm dứt.
- Chính sách dân số của Việt Nam
Giai đoạn 1961-1975 đánh dấu sự khởi đầu nhận thức về tác động của sự gia tăng dân số tới sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Ngay từ những năm đầu thập kỷ 60 thế kỷ trước, mặc dù đất nước còn bị chia cắt làm hai miền, vừa phải tiến hành song song hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và kháng chiến chống đế quốc Mỹ ở miền Nam, nhưng công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình vẫn được Đảng và Nhà nước quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời. Việc ban hành Quyết định 216-CP ngày 26/12/1961 của Hội đồng Chính phủ về việc sinh đẻ có hướng dẫn đã đánh dấu sự ra đời của công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình ở nước ta. Quyết định này đã đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đầu tiên ở châu Á tiến hành công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình, thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Kể từ đây người dân đã bắt đầu có ý thức hơn về vấn đề dân số và chấp nhận sinh đẻ có kế hoạch.
ACC hy vọng đã hỗ trợ để có thể giúp bạn hiểu thêm về một số vấn đề bùng nổ dân số. Nếu có gì thắc mắc quý đọc giả vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Website: accgroup.vn
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp