Bài thơ: Sang thu – Nội dung bài thơ, Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm được VnDoc sưu tầm và đăng tải nhằm giới thiệu Nội dung tác phẩm, Hoàn cảnh sáng tác nằm trong chương trình giảng dạy môn Ngữ văn lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.
- Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5 năm 2023 rơi vào thứ mấy? Tổng hợp các ngày nghỉ lễ trong năm 2023?
- Lịch âm 10/2 – Tra cứu lịch âm hôm nay thứ 6 ngày 10/2/2023
- Ngâm vài lát mướp đắng trong nước có tác dụng thần kỳ đối với sức khỏe
- Chữa gan nhiễm mỡ bằng vỏ bưởi có thực sự tốt như dân gian đồn?
- Biện pháp tu từ so sánh – Bí kíp để làm bài văn hay
I. Nội dung bài thơ Sang thu
Sang thu
Hữu Thỉnh
Bỗng nhận ra hương ổiPhả vào trong gió seSương chùng chình qua ngõHình như thu đã về
Sông được lúc dềnh dàngChim bắt đầu vội vãCó đám mây mùa hạVắt nửa mình sang thu
Vẫn còn bao nhiêu nắngĐã vơi dần cơn mưaSấm cũng bớt bất ngờTrên hàng cây đứng tuổi.
II. Tác giả Hữu Thỉnh
Hữu Thỉnh (sinh 1942) Hữu Thỉnh sinh ngày 15 tháng 2 năm 1942 tại Phú Vinh – Duy Phiên – Tam Đảo (Tam Dương) – Vĩnh Phúc.
Hữu Thỉnh sinh ra trong một gia đình nông dân có truyền thống Nho học nhưng ông đã trải qua tuổi thơ ấu không dễ dàng: ở 6 năm với bác ruột, 10 tuổi phải đi phu, làm đủ mọi thứ lao dịch cho các đồn binh Pháp: Vân Tập, chợ Vàng, Thứa, Thanh Vân.
Từ sau hòa bình lập lại, vào năm 1954, Ông mới được đến trường. Năm 1963 ông tốt nghiệp phổ thông và nhập ngũ, trở thành một người lính thuộc Trung đoàn 202. Từ đây Hữu Thỉnh đã tham gia một số hoạt động như chăn bò, học lái xe tăng, làm cán bộ tiểu đội, dạy bổ túc văn hoá, viết báo và làm cán bộ tuyên huấn. Nhiều năm tham gia chiến đấu tại miền Bắc, đã trải qua hầu khắp các chiến trường máu lửa như Đường 9. Sau 1975, Hữu Thỉnh học trường Viết văn Nguyễn Du và là một trong số những học sinh khóa đầu tiên của trường. Từ 1982, ông lần lượt đảm nhiệm các chức vụ cán bộ biên tập, Trưởng ban Thơ, Phó Tổng Biên tập của Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Từ 1990 đến nay, Hữu Thỉnh chuyển sang công tác tại Hội Nhà văn Việt Nam, trở thành Tổng Biên tập Tuần báo Văn nghệ, tham gia Ban chấp hành Hội Nhà văn các khoá 3, 4, 5, Ủy viên Ban Thư ký khoá 3.
Hữu Thỉnh nguyên là Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam, đồng thời là Tổng biên tập Báo Văn nghệ, ông từng là Đại biểu quốc hội Việt Nam (khóa X).
Hữu Thỉnh đã lần lượt đảm nhiệm chức trách Phó Tổng Thư ký Thường trực Hội Nhà văn Việt Nam (nay là chức Phó Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam), Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam (3 lần), đồng thời kiêm nhiệm Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Khối Tư tưởng Văn hoá Trung ương, Bí thư Đảng ủy Đảng bộ Cơ quan Hội Nhà văn Việt Nam, Bí thư Đảng đoàn Hội Nhà văn Việt Nam. Đại biểu Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (khoá X). Từ năm 2000, Hữu Thỉnh là Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam.
Tác phẩm tiêu biểu: “Thương lượng với thời gian”, “Sang thu”, “Âm vang chiến hào”…
Phong cách sáng tác: Ông là người viết nhiều, viết hay về con người và cuộc sống ở nông thôn. Thơ ông giản dị nhưng vô cùng tinh tế và sâu sắc
III. Bài thơ Sang thu
1. Hoàn cảnh sáng tác
Bài thơ ra đời gần cuối năm 1977 khi đất nước mới thống nhất hòa bình, in trong tập “Từ chiến hào đến thành phố”
2. Bố cục
Khổ 1: Cảm nhận về thiên nhiên lúc giao mùa, tín hiệu báo thu về
Khổ 2: Cảm nhận về quang cảnh trời đất lúc vào thu
Khổ 3: Những biến chuyển âm thầm của tạo vật và suy ngẫm về cuộc đời người lúc chớm thu
3. Giá trị nội dung
Bài thơ là những cảm nhận thực sự tinh tế cùng sự quan sát vô cùng tỉ mỉ của tác giả về sự biến chuyển của đất trời từ cuối mùa hạ sang thu. Từ đó bộc lộ tình yêu thiết tha với thiên nhiên của một tâm hồn nhạy cảm và sâu sắc
4. Giá trị nghệ thuật
Bài thơ viết theo thể thơ năm chữ, sử dụng rất nhiều những hình ảnh sinh động hấp dẫn, cảnh tượng được miêu tả tự nhiên chân thực, ngôn ngữ thơ trong sáng, giản dị, gợi nhiều cảm xúc.
IV. Phân tích bài thơ Sang thu
Phân tích bài thơ Sang thu – Bài mẫu 1
1. Mở bài
Giới thiệu tác giả Hữu Thỉnh và bài thơ Sang thu.
Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.
2. Thân bài
a. Khổ thơ đầu
Bỗng: chợt giật mình, không có sự chuẩn bị từ trước, cảm giác sững sờ, ngạc nhiên.
Hương ổi: đặc trưng của mùa thu, báo hiệu mùa thu đã về.
Phả: động từ chỉ hành động mạnh mẽ.
Chùng chình: tính từ, tạo cảm giác chậm chạp, lững thững.
Bức tranh mùa thu được tác giả Hữu Thỉnh khắc họa qua hình ảnh, cách nhìn, cảm nhận và cả tận hưởng: hương ổi, gió, sương,… đây là sự kết hợp của nhiều giác quan khác nhau mang qua bốn câu thơ ngắn ngủi nhưng cũng đủ làm cho bạn đọc hình dung ra những đặc trưng của mùa thu và bức tranh mùa thu nơi quê nhà thanh bình như được hiện ra rõ nét hơn, đẹp đẽ hơn.
b. Khổ thơ thứ hai
Dòng sông: không còn mang dòng chảy vội vã, hối hả mà giờ đây đi chậm lại để cảm nhận, tận hưởng vẻ đẹp yên bình của mùa thu.
Đàn chim: trong mùa thu tươi đẹp này, hình ảnh đàn chim nang nét đối lập với dòng sông. Nếu dòng sông lững thững, dềnh dàng để cảm nhận thời tiết mát mẻ, dịu dàng thì đàn chim lại vội vã, hối hả đi tìm thức ăn và sửa soạn lại tổ ấm của mình để đón chờ mùa đông khắc nghiệt sắp đến.
Đám mây: không còn mang màu xanh biếc của mùa hè oi bức, mây như trở nên dịu dàng hơn, hiền hòa hơn và uốn mình thành một đường cong mềm mại để chuyển dần sang mùa thu.
Động từ “vắt” thể hiện sư nghịch ngợm, dí dỏm của đám mây đồng thời làm cho đám mây như có hồn hơn, hình ảnh chuyển đổi như mềm mại hơn, thú vị hơn. Đám mây mới chỉ “nửa mình sang thu” vì vẫn còn lưu luyến mùa hè rộn rã.
→ Bốn câu thơ đã khắc họa những biến chuyển tinh tế của cảnh vật từ mùa hè sang mùa thu. Mỗi cảnh vật lại có một đặc trưng riêng nhưng tất cả đã làm cho bức tranh mùa thu thêm thi vị hơn.
c. Khổ thơ cuối
Những dư âm của mùa hạ vẫn còn: đó là ánh nắng, là những cơn mưa, là tiếng sấm giòn. Tuy nhiên, tất cả đã trở nên dịu dàng hơn, hiền hòa hơn, không còn bất ngờ và gắt gỏng nữa.
Hai câu thơ cuối: Hình tượng sấm thường xuất hiện bất ngờ đi liền với những cơn mưa rào chỉ có ở mùa hạ. Đó cũng là những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. “Hàng cây đứng tuổi” gợi tả những con người từng trải đã từng vượt qua những khó khăn, những thăng trầm của cuộc đời. Qua đó, con người càng trở nên vững vàng hơn.
Xem thêm : Tiếng Anh bậc 3 là gì? Chứng chỉ ngoại ngữ bậc 3 tương đương bao nhiêu?
3. Kết bài
Xem thêm : Hiện tượng quang điện là gì? Một số định luật về quang điện
Khái quát lại nội dung, nghệ thuật của bài thơ đồng thời nêu cảm nghĩ về giá trị của tác phẩm.
Phân tích bài thơ Sang thu – Bài mẫu 2
1. Mở bài
Giới thiệu vài nét về tác giả Hữu Thỉnh- là một nhà thơ viết nhiều và viết rất hay về con người, cuộc sống nông thôn- một nhà thơ mộc mạc nhưng vô cùng tinh tế.
Giới thiệu vài nét về bài thơ “Sang thu”: bài thơ miêu tả những chuyển biến nhẹ nhàng của đất trời từ hạ sang thu, không chỉ có hình ảnh thiên nhiên mà còn có bóng dáng con người trước mùa thu của cuộc đời.
2. Thân bài
a. Khổ 1: Cảm nhận về thiên nhiên lúc giao mùa, tín hiệu báo thu về
Thiên nhiên cảm nhận từ những gì vô hình- “hương ổi”: hương thơm bình dị của làng quê Bắc Bộ mà bất cứ ai cũng đã từng cảm nhận mỗi dịp chớm thu.
“Gió se”: gió heo may, khiến làn da cảm nhận được hơi lạnh và khô.
“phả”: gợi sự sánh, hòa quyện, hương thu hòa trong làn gió se trải đều khắp các ngõ ngách làng quê.
Nhân hóa “sương chùng chình”: tả làn sương mỏng nhẹ bắt đầu xuất hiện, có lẽ làn sương cũng như cố chậm lại có vẻ đợi chờ ai.
⇒ Những chuyển biến của không gian được tác giả cảm nhận bằng nhiều giác quan tinh tế: khướu giác (hương ổi), xúc giác (gió se), thị giác (sương chùng chình) và bằng tâm hồn (hình như thu đã về?).
⇒ Con người quanh năm bận rộn thấm thoắt thu đã đến, cái ngõ mà sương chùng chình chưa muốn qua có lẽ là cái ngõ của cuộc đời vào thu.
b. Khổ 2: Quang cảnh đất trời vào thu
Không gian đất trời vào thu bằng những dấu hiệu và hình ảnh: “sông dềnh dàng”, “chim vội vã”: Sông cạn nước đã chảy chậm hơn, đàn chim đã bắt đầu bay đi tránh rét.
“sông dềnh dàng”, “chim vội vã”, “mây vắt nửa mình”: Phép nhân hóa => từ những dấu hiệu vô hình giờ đây hữu hình, không gian đất trời mở ra nhiều tầng bậc khác nhau.
Phép nhân hóa “mây vắt nửa mình”: những đám mây xanh mỏng lững lờ bảng lảng như một dải lụa nửa nghiêng về mùa hạ nửa ngả về mùa thu.
⇒ Con người vừa muốn níu kéo cái rực rỡ của mùa hè vừa muốn vội vã làm việc gì chưa xong khi mùa thu chưa ngả chiều.
c. Khổ 3: Những biến chuyển âm thầm của tạo vật và suy ngẫm về cuộc đời người lúc chớm thu
Dần sang thu, nắng vẫn còn nhưng đã nhạt, mưa ít đi, sấm cũng bớt đi, “hàng cây đứng tuổi”- nhân hóa chỉ những cây cổ thụ già, lâu năm.
⇒ Tín hiệu mùa hạ vẫn còn nhưng đã nhạt dần.
Lớp nghĩa ẩn dụ đem đến cho bài thơ sự đặc sắc: Sấm là những biến đổi bất thường, hàng cây đứng tuổi chỉ những con người từng trải sẽ vững vàng hơn.
Xem thêm : Tiếng Anh bậc 3 là gì? Chứng chỉ ngoại ngữ bậc 3 tương đương bao nhiêu?
3. Kết bài
– Tổng kết những thành công về nội dung nghệ thuật:
Cách sử dụng từ ngữ độc đáo, cảm nhận tinh tế, giọng thơ êm đềm sử dụng các biện pháp tu từ quen thuộc.
Cảm nhận về những biến chuyển nhẹ nhàng của khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu ở miền Bắc.
Cảm nhận về bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh
1. Mở bài
Giới thiệu tác giả Hữu Thỉnh và bài thơ Sang thu.
2. Thân bài
a. Khổ thơ đầu
Bỗng: chợt giật mình, không có sự chuẩn bị từ trước, cảm giác sững sờ, ngạc nhiên.
Hương ổi: đặc trưng của mùa thu, báo hiệu mùa thu đã về.
Phả: động từ chỉ hành động mạnh mẽ.
Chùng chình: tính từ, tạo cảm giác chậm chạp, lững thững.
Bức tranh mùa thu được tác giả Hữu Thỉnh khắc họa qua hình ảnh, cách nhìn, cảm nhận và cả tận hưởng: hương ổi, gió, sương,… đây là sự kết hợp của nhiều giác quan khác nhau mang qua bốn câu thơ ngắn ngủi nhưng cũng đủ làm cho bạn đọc hình dung ra những đặc trưng của mùa thu và bức tranh mùa thu nơi quê nhà thanh bình như được hiện ra rõ nét hơn, đẹp đẽ hơn.
b. Khổ thơ thứ hai
Dòng sông: không còn mang dòng chảy vội vã, hối hả mà giờ đây đi chậm lại để cảm nhận, tận hưởng vẻ đẹp yên bình của mùa thu.
Đàn chim: trong mùa thu tươi đẹp này, hình ảnh đàn chim nang nét đối lập với dòng sông. Nếu dòng sông lững thững, dềnh dàng để cảm nhận thời tiết mát mẻ, dịu dàng thì đàn chim lại vội vã, hối hả đi tìm thức ăn và sửa soạn lại tổ ấm của mình để đón chờ mùa đông khắc nghiệt sắp đến.
Đám mây: không còn mang màu xanh biếc của mùa hè oi bức, mây như trở nên dịu dàng hơn, hiền hòa hơn và uốn mình thành một đường cong mềm mại để chuyển dần sang mùa thu.
Động từ “vắt” thể hiện sư nghịch ngợm, dí dỏm của đám mây đồng thời làm cho đám mây như có hồn hơn, hình ảnh chuyển đổi như mềm mại hơn, thú vị hơn. Đám mây mới chỉ “nửa mình sang thu” vì vẫn còn lưu luyến mùa hè rộn rã.
→ Bốn câu thơ đã khắc họa những biến chuyển tinh tế của cảnh vật từ mùa hè sang mùa thu. Mỗi cảnh vật lại có một đặc trưng riêng nhưng tất cả đã làm cho bức tranh mùa thu thêm thi vị hơn.
c. Khổ thơ cuối
Những dư âm của mùa hạ vẫn còn: đó là ánh nắng, là những cơn mưa, là tiếng sấm giòn. Tuy nhiên, tất cả đã trở nên dịu dàng hơn, hiền hòa hơn, không còn bất ngờ và gắt gỏng nữa.
Hai câu thơ cuối: Hình tượng sấm thường xuất hiện bất ngờ đi liền với những cơn mưa rào chỉ có ở mùa hạ. Đó cũng là những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. “Hàng cây đứng tuổi” gợi tả những con người từng trải đã từng vượt qua những khó khăn, những thăng trầm của cuộc đời. Qua đó, con người càng trở nên vững vàng hơn.
Xem thêm : Tiếng Anh bậc 3 là gì? Chứng chỉ ngoại ngữ bậc 3 tương đương bao nhiêu?
3. Kết bài
Xem thêm : Hiện tượng quang điện là gì? Một số định luật về quang điện
Khái quát lại nội dung, nghệ thuật của bài thơ đồng thời nêu cảm nghĩ về giá trị của tác phẩm.
Phân tích khổ thơ đầu bài Sang thu
1. Mở bài
Giới thiệu tác giả Hữu Thỉnh, bài thơ Sang thu và khổ thơ đầu tiên của bài thơ.
Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.
2. Thân bài
“Bỗng nhận ra hương ổiPhả vào trong gió seSương chùng chình qua ngõHình như thu đã về”.
– Những dấu hiệu của mùa thu:
Hương ổi: đặc trưng của mùa thu, báo hiệu mùa thu đã về.
Gió se: gió không mang hơi nóng bức, oi ả của mùa hè mà trở nên dịu mát, se lạnh.
Sương: thấp hơn, trùng xuống, lững lờ trôi.
→ Đây là những sự vật gần gũi, thân thuộc với mùa thu ở miền quê thanh bình, tĩnh lặng, bình yên.
– Động từ thể hiện cách cảm của tác giả:
Phả: động từ chỉ hành động mạnh mẽ.
Chùng chình: tạo cảm giác chậm chạp, lững thững.
Hình như: mông lung, không chắc chắn, tác giả không chắc mùa thu đã về nhưng đã cảm nhận được vẻ đẹp và tín hiệu của mùa thu.
→ Bức tranh mùa thu được tác giả Hữu Thỉnh khắc họa qua hình ảnh, cách nhìn, cảm nhận và cả tận hưởng: hương ổi, gió, sương,… đây là sự kết hợp của nhiều giác quan khác nhau mang qua bốn câu thơ ngắn ngủi nhưng cũng đủ làm cho bạn đọc hình dung ra những đặc trưng của mùa thu và bức tranh mùa thu nơi quê nhà thanh bình như được hiện ra rõ nét hơn, đẹp đẽ hơn.
Xem thêm : Tiếng Anh bậc 3 là gì? Chứng chỉ ngoại ngữ bậc 3 tương đương bao nhiêu?
3. Kết bài
Khái quát lại nội dung, ý nghĩa của đoạn thơ và khẳng định lại giá trị của bài thơ trong nền văn học.
Phân tích khổ thơ thứ hai bài thơ Sang thu
Nhắc đến mùa thu chúng ta nghĩ ngay đến sự chậm dãi, thư thả để ngắm nhìn, tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên, con người. Trong khoảnh khắc đẹp đẽ của mùa thu ấy, nhà thơ Hữu Thỉnh đã sáng tác bài thơ Sang thu với những hình ảnh bình dị, thân thương nhưng vô cùng đáng yêu. Và khổ thơ thứ hai đã bộc lộ chân thực nhất về hình ảnh đó:
Sông được lúc dềnh dàngChim bắt đầu vội vãCó đám mây mùa hạVắt nửa mình sang thu.
Thiên nhiên, con vật đã có những sự vận động, chuyển mình vô cùng đặc sắc trong khoảnh khắc sang thu. Dòng sông không còn mang dòng chảy vội vã, hối hả mà giờ đây đi chậm lại để cảm nhận, tận hưởng vẻ đẹp yên bình của mùa thu. Từ láy “dềnh dàng” “vội vã” đã phần nào thể hiện sinh động nhịp thở của đất trời khi sang thu. Sông không còn cuộn chảy dữ dội như những ngày hè mưa lũ, mà êm ả dềnh dàng như đang lắng lại, đang trầm xuống để hưởng thụ, cảm nhận vẻ đẹp của đất trời vào thu. Nếu dòng sông lững thững, dềnh dàng để cảm nhận thời tiết mát mẻ, dịu dàng thì đàn chim lại vội vã, hối hả đi tìm thức ăn và sửa soạn lại tổ ấm của mình để đón chờ mùa đông khắc nghiệt sắp đến. Hai hình ảnh thơ đối lập, tương phản này đã giúp cho ý thơ thêm trọn vẹn, sinh động hơn, đa sắc hơn. Đám mây không còn mang màu xanh biếc của mùa hè oi bức, mây như trở nên dịu dàng hơn, hiền hòa hơn và uốn mình thành một đường cong mềm mại để chuyển dần sang mùa thu. Hành động “vắt” được nhân hóa này mang ý diễn tả sự vận động của thời gian. Không gian thơ cũng như trở nên rộng mở hơn, bao la hơn với hình ảnh đầy chất tạo hình khiến đám mây mềm mại như một tấm lụa nhẹ nhàng vắt ngang bầu trời. Động từ “vắt” còn thể hiện sư nghịch ngợm, dí dỏm của đám mây đồng thời làm cho đám mây như có hồn hơn, hình ảnh chuyển đổi như mềm mại hơn, thú vị hơn. Hữu Thỉnh điểm vào bức tranh thu của mình một hình ảnh mới mẻ, gợi cảm: hai nửa của một đám mây thuộc về hai mùa. Cảnh vật như trở nên vừa hư vừa thực. Phải chăng, cái ranh giới giữa mùa hạ và mùa thu mong manh chỉ trong gang tấc. Không phải vẻ đẹp của mùa hạ cũng chưa hẳn là vẻ đẹp của mùa thu mà đó là vẻ đẹp của thời khắc giao mùa được sáng tạo từ một hồn thơ tinh tế và nhạy cảm đang say thời khắc giao mùa này. Bốn câu thơ đã khắc họa những biến chuyển tinh tế của cảnh vật từ mùa hè sang mùa thu. Mỗi cảnh vật lại có một đặc trưng riêng nhưng tất cả đã làm cho bức tranh mùa thu thêm thi vị hơn.
Đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung đã góp phần làm cho tên tuổi của tác giả Hữu Thỉnh đến gần hơn với mọi người. Bài thơ với những đặc sắc nghệ thuật độc đáo cũng đã giúp kho tàng văn học Việt Nam thêm phong phú, đa dạng hơn, để lại nhiều dấu ấn trong lòng độc giả.
Cảm nhận về khổ cuối của bài thơ Sang thu
Hữu Thỉnh là một nhà thơ trưởng thành từ quân đội. Thơ ông nhẹ nhàng sâu lắng ông mang đến cho người đọc bao cảm xúc bâng khuâng, vấn vương trước đất trời trong trẻo. Ông viết hiểu về những con người ở nông thôn, về mùa thu đặc biệt là bài thơ Sang thu đó là sự chuyển biến nhẹ nhàng giữa mùa hạ và mùa thu được tác giả gợi lên bằng những hình ảnh quen thuộc.
Tiêu biểu là khổ thơ cuối của bài thơ tác giả đã cho người đọc thấy được những suy ngẫm mang tính triết lý về mùa thu về đời người:
Vẫn còn bao nhiêu nắngĐã vơi dần cơn mưaSấm cũng bớt bất ngờTrên hàng cây đứng tuổi.
Hình ảnh mùa thu hiện ra đậm đà hơn. Vẫn là nắng mưa sấm chớp của mùa hạ nhưng mức độ là khác nhau nó đã giảm dần, nhạt dần qua hai cụm từ “vẫn còn” và “vơi dần”. Nắng ở đây vẫn còn nhưng không gay gắt như đầu mùa hạ hay mưa cũng vơi dần đi không còn rào rào xối xả mà thay vào đó là sự nhẹ nhàng còn lại của mùa hạ đón chào mùa thu. Nếu hai câu thơ trước là hình ảnh mang nghĩa tả thực, thì hai câu thơ cuối còn là hình ảnh ẩn dụ ấn tượng, giàu ý nghĩa. Về nghĩa tả thực, hình tượng sấm là hiện tượng thường xuất hiện trước và sau những cơn mưa lớn trong mùa hạ, cây đúng tuổi là những cây già đã sống lâu năm thân to sần sùi cao lớn nhưng dưới con mắt của Hữu Thỉnh nó không chỉ đơn giản đến vậy.
Sấm trong thơ ông chỉ những thăng trầm gian nan của cuộc đời, những khó khăn vất vả giúp chúng ta trưởng thành hơn trong cuộc đời vững vàng hơn còn cây đứng tuổi chỉ những con người từng trải, đã được ném bao nhiêu mùi vị của cuộc đời: mặn, ngọt, đắng, cay của cuộc đời và tất nhiên những con người ấy khi trải qua những khó khăn ấy sẽ không còn vấp ngã lung lay trước sóng gió của cuộc đời.
Hai câu thơ trên tác giả còn muốn gửi gắm đến người đọc ca ngợi tinh thần bất khuất, kiên cường, mạnh mẽ chống giặc của dân tộc ta quyết tậm bảo vệ bờ cõi nước nhà.
Qua bài thơ người đọc thấy rõ được sự tinh tế của nhà thơ về sự chuyển đổi của trời đất giữa cuối hạ và đầu thu đồng thời ông còn muốn gửi gắm đến mọi người những triết lý sâu xa về mùa thu về cuộc đời.
V. Mở bài và kết bài phân tích Sang thu
Mở bài phân tích bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh mẫu 1
Nền văn học Việt Nam đã ghi danh nhiều tác giả với những cống hiến quan trọng. Mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau lại có những dấu mốc văn học khác nhau. Trong đó, không thể không nhắc đến tác giả Hữu Thỉnh – một nhà thơ xuất sắc của nền văn học Việt Nam. Hữu Thỉnh gây ấn tượng sâu sắc với bạn đọc qua những vần thơ bình dị, hình ảnh thân thuộc, gần gũi với những câu chữ ngắn gọn thông qua bài thơ Sang thu.
Mở bài phân tích bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh mẫu 2
Năm tháng trôi qua, nhiều thứ đã trở thành dĩ vãng tuy nhiên có những giá trị thì vẫn trường tồn cùng thời gian và gây ấn tượng sâu sắc với thế hệ đi sau. Có thể lúc bấy giờ có rất nhiều tác phẩm văn học tiêu biểu, nhưng mãi sau này chúng ta vẫn còn ấn tượng và yêu quý nhà thơ Hữu Thỉnh và bài thơ Sang thu với bức tranh làng quê chớm thu vô cùng thân thuộc, mộc mạc nhưng cũng rất đẹp, rất nên thơ, trữ tình.
Mở bài phân tích bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh mẫu 3
Để làm nên một tác phẩm thành công, bên cạnh việc lựa chọn chủ đề, xây dựng nhân vật và sử dụng các biện pháp nghệ thuật thì mỗi nhà văn, nhà thơ cần phải có một phong cách nghệ thuật đặc sắc, khác biệt để tác phẩm của mình mang nhiều giá trị, ý nghĩa. Nhà thơ Hữu Thỉnh đã vô cùng thành công khi viết bài thơ Sang thu, qua bức tranh thu vô cùng bình dị, thân thuộc của làng quê Việt Nam nhưng lại vô cùng tươi đẹp, ta cũng hiểu rõ hơn về tình yêu thương, sự trân trọng sâu sắc của ông dành cho quê hương của mình nói riêng và đất nước nói chung.
Kết bài phân tích Sang thu mẫu 1
Sang thu của Hữu Thỉnh là khúc giao mùa nhẹ nhàng nhưng đầy lưu luyến của thiên nhiên khi chuyển từ hạ sang thu. Khoảnh khắc giao mùa được nhà thơ cảm nhận thông qua những hình ảnh, hương vị quen thuộc: hương ổi, đám mây, làn sương, gió se, dòng sông, cây cối. Từ những “chất liệu” quen thuộc ấy, Hữu Thỉnh đã gợi ra bức tranh thiên nhiên đầy tươi tắn, sinh động, qua đó nhà thơ bộc lộ tình yêu thiết tha dành cho cuộc sống, đặc biệt hơn nữa, những hình ảnh tự nhiên còn được thổi hồn để trở thành biểu tượng cho cuộc đời con người.
Kết bài phân tích Sang thu mẫu 2
Bài thơ Sang thu khép lại nhưng những dư âm của nó vẫn cứ vấn vương, lưu luyến không thôi trong lòng người đọc. Đọc Sang thu ta đâu chỉ vui sướng, hồ hởi khi cảm nhận được những chuyển động tinh tế của hương ổi, cánh chim, đám mây khi đất trời sang thu, đó còn là khoảnh khắc lưu luyến, như nuối tiếc, như trăn trở suy tư khi phát hiện ra khoảnh khắc sang thu của cuộc đời con người. Cái sâu sắc của Hữu Thỉnh trong bài thơ này chính là việc tinh tế trong lựa chọn hình ảnh, khéo léo trong cách dẫn dắt để từ những hình ảnh vốn quen thuộc trong tự nhiên, nhà thơ mở ra những vùng chiêm nghiệm rộng lớn cho độc giả về cuộc đời con người.
VI. Trắc nghiệm kiến thức bài thơ Sang Thu
–
Ngoài tài liệu Sang thu – Nội dung bài thơ, Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm, mời các bạn tham khảo thêm Soạn văn lớp 9 và Tài liệu học tập lớp 9 hoặc các đề ôn thi vào lớp 10 Đề thi vào lớp 10 môn Toán, Đề thi vào lớp 10 môn Tiếng Anh, Đề thi vào lớp 10 môn Vật lý mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp