Theo đuổi đam mê âm nhạc và được tỏa sáng là ước mơ của nhiều bạn trẻ. Nhưng để hiện thực ước mơ thì cần trau dồi, học hỏi những gì? Để giúp bạn nắm rõ được học ngành Âm nhạc cần thi khối nào, CET xin chia sẻ một số thông tin về khối thi, tổ hợp môn xét tuyển. Bạn hãy tham khảo và lựa chọn môn học phù hợp với thế mạnh bản thân để có nhiều cơ hội trúng tuyển hơn nhé!
Ngành Âm nhạc thi khối nào? Ảnh: Internet
Khối N là một trong số các khối thi năng khiếu dành cho những bạn có tố chất về ca hát, sáng tác và khả năng chơi các loại nhạc cụ. Cùng tìm hiểu khối N gồm những môn nào, bí quyết thi để đạt điểm cao trong bài viết dưới đây.
Ngành âm nhạc thi khối nào? Khối N bao gồm những môn gì?
Khối N hay khối N00 bao gồm ba môn thi: Ngữ Văn và hai môn năng khiếu. Đối với môn Văn, thí sinh khối N sẽ thi chung đề của Bộ Giáo dục với thời gian 180 phút, các môn năng khiếu sẽ thi theo đề riêng do mỗi trường tổ chức.
Môn năng khiếu âm nhạc 1 (hệ số 1) thi Hát – Xướng âm.
Mỗi thí sinh sẽ được bốc thăm chọn một bài xướng âm trong bộ đề thi và chuẩn bị trong thời gian 10 phút. Sau đó, thí sinh thực hiện xướng âm trước ban giám khảo theo đúng cao độ, trường độ, đúng nốt nhạc trong câu nhạc chuẩn bị sẵn.
Phần thi hát, thí sinh chọn một bài phù hợp với giọng hát của bản thân (có thể là dân ca, ca khúc, không bao gồm: hát chèo, hát bội, hát cải lương…).
Xem thêm : 20/10 có được nghỉ không
Thi xướng âm, thí sinh sẽ thể hiện khả năng đọc đúng cao độ, trường độ, nốt nhạc trong câu nhạc được chuẩn bị sẵn.
Môn năng khiếu âm nhạc 2 (hệ số 2): thi Thanh nhạc và Nhạc cụ. Thí sinh được tự chọn dự thi một trong hai nội dung sau:
- Nội dung 1: Thí sinh thi hát hai bài tự chọn hoặc theo loại hình âm nhạc yêu cầu.
- Nội dung 2: Thi hát và đàn (đối với thí sinh đăng ký thi nhạc cụ). Thí sinh hát một bài tự chọn kèm dự thi cả nhạc cụ. Sau đó, thí sinh đàn một bài tự chọn trên một trong các nhạc cụ: piano, guitar, nhạc cụ dân tộc… tùy theo nguyện vọng.
Danh sách các môn thi khối N:
Khối thi Tổ hợp thi N00 Ngữ văn, Năng khiếu Âm nhạc 1, Năng khiếu Âm nhạc 2 N01 Ngữ văn, xướng âm, biểu diễn nghệ thuật N02 Ngữ văn, Ký xướng âm, Hát nhạc hoặc biểu diễn nhạc cụ N03 Ngữ văn, Ghi âm – xướng âm, chuyên môn N04 Ngữ văn, Năng khiếu thuyết trình, Năng khiếu N05 Ngữ văn, Xây dựng kịch bản sự kiện, Năng khiếu N06 Ngữ văn, Ghi âm – xướng âm, thi chuyên môn N07 Ngữ văn, Ghi âm – xướng âm, thi chuyên môn N08 Ngữ văn, Hòa thanh, Phát triển chủ đề và phổ thơ N09 Ngữ văn, Hòa thanh, Bốc thăm đề – chỉ huy tại chỗ
Khối N gồm những ngành nào?
Bên cạnh niềm đam mê, việc chọn ngành nghề phù hợp với sở thích là yếu tố quan trọng. Hiện nay, khối N dành cho các thí sinh đam mê phát triển lĩnh vực âm nhạc.Đây cũng là ngành học có nhu cầu nhân lực cao, dễ tìm việc làm và mang lại mức thu nhập hấp dẫn. Cụ thể, danh sách các ngành tuyển sinh khối N gồm:
- Biểu diễn nhạc cụ phương Tây
- Biểu diễn nhạc cụ truyền thống
- Thanh nhạc
- Âm nhạc học
- Sáng tác âm nhạc
- Chỉ huy âm nhạc
- Piano
- Nhạc Jazz
Bí quyết thi khối N đạt điểm cao
Ngành nghề nào trước tiên cũng cần phải có sự yêu thích và niềm đam mê. Đối với các khối thi năng khiếu, điều này được xem là yếu tố hàng đầu để thí sinh có thể đạt điểm cao. Bạn hãy tham khảo một số bí kíp sau đây để tự tin ghi điểm trước ban giám khảo.
Chuẩn bị tâm lý: hít thở thật sâu, bình tĩnh và giữ tâm lý thoải mái.
Xem thêm : Thời gian phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu bao nhiêu ngày?
Tự tin là yếu tố quan trọng giúp thí sinh ghi điểm với ban giám khảo. Ảnh: Internet
Trang phục: chọn màu sắc nhã nhặn, lịch sự và trang trọng, phù hợp với nội dung thi.
Tài liệu: nếu thí sinh thi cùng nhạc cụ hãy chuẩn bị sẵn văn bản bài hát và thông báo cho giảng viên tone giọng của mình trước khi hát.
Chuẩn bị với môn Thanh nhạc: giữ giọng tốt, hát đúng lời và giai điệu, kết hợp với phong cách biểu diễn.
Lưu ý thêm cho các thí sinh, không nên chọn bài hát quá dễ, tốt nhất nên chọn những ca khúc có giai điệu khó để thể hiện chất giọng của mình, thuyết phục được ban giám khảo. Ngoài ra, bạn cũng nên chọn bài hát theo chất giọng và sở trường để bài thi đạt kết quả cao. Nếu yêu cầu phải thể hiện hai bài hát, bạn cần lựa chọn hai phong cách và chất giọng khác nhau của mình.
Nếu bạn có năng khiếu ca hát, chơi đàn thì ngành Âm nhạc là lựa chọn hoàn toàn phù hợp. Bên cạnh hình thức thi tuyển trực tiếp, nhiều trường đào tạo ngành Âm nhạc hiện nay áp dụng phương thức xét tuyển nhằm tạo cơ hội để các bạn trẻ có thể theo đuổi đam mê của mình. CET cũng là một đơn vị đang áp dụng hình thức tuyển sinh này. Thay vì phải chịu áp lực thi cử, bạn hoàn toàn có thể cố gắng để đạt được thành tích cao trong quá trình học tại trường.
Đến với CET, sinh viên không phải áp lực thi tuyển đầu vào ngành Âm nhạc.
Quý phụ huynh, học sinh hãy tham khảo: Chương trình đào tạo ngành Âm nhạc tại CET bằng cách để lại thông tin vài form bên dưới hoặc liên hệ Hotline: 1800 6552, tư vấn viên sẽ giải đáp mọi thông tin cần thiết.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp