Hợp đồng mua bán hàng hoá là gì? Pháp luật quy định như thế nào về hợp đồng mua bán hàng hoá? Qua bài viết cùng tìm hiểu về loại hợp đồng dân sự này.
- Làm di chúc tốn bao nhiêu tiền? [Tổng hợp chi tiết nhất]
- Cự Giải và Ma Kết có hợp nhau không? Tình đầu ý hợp hay mối duyên ngang trái
- Tổng hợp những lời chúc 8/3 cho mẹ hay và ý nghĩa nhất
- Cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1, học kỳ 2 và cả năm THCS-THPT
- 1 quả trứng vịt lộn bao nhiêu calo? Ăn trứng vịt lộn có tăng cân không?
1. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa
Theo quy định tại Điều 385 Bộ Luật Dân sự 2015 thì “Hợp đồng là sựt hỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”
Đồng thời, tại Điều 430 Bộ Luật Dân sự 2015 có đưa ra định nghĩa: “Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán”.
Trong khi đó, khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại 2005 quy định: “Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận.” Luật Thương mại 2005 không có quy định cụ thể về khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa nhưng về bản chất hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại là một dạng cụ thể của hợp đồng mua bán tài sản. Kết hợp định nghĩa chung về hợp đồng mua bán tài sản và khái niệm riêng về mua bán hàng hóa, có thể rút ra kết luận sau: “Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bản có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận”.
2. Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa
Xem thêm : 17 thực phẩm giàu vitamin C nên bổ sung cho cơ thể, tăng đề kháng
Đặc điểm chung:
– Là hợp đồng có tính đồng thuận giữa hai bên: hợp đồng mua bán hàng hóa được coi là giao kết tại thời điểm các bên thỏa thuận xong các điều khoản cơ bản, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng không phụ thuộc vào thời điểm bàn giao hàng hóa, việc bàn giao hàng hóa chỉ được coi là hành động của bên bán nhằm thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng mua bán đã có hiệu lực.
– Có tính đền bù: cụ thể khi bên bán thực hiện nghĩa vụ giao hàng hóa cho bên mua thì sẽ nhận từ bên mua một lợi ích tương đương với giá trị hàng hóa theo thỏa thuận dưới dạng khoản tiền thanh toán.
– Là hợp đồng song vụ: mỗi bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa đều bị ràng buộc bởi nghĩa vụ đối với bên kia, đồng thời lại cũng là bên có quyền đòi hỏi bên kia thực hiện nghĩa vụ đối với mình. Trong hợp đồng mua bán hàng hóa tồn tại hai nghĩa vụ chính mang tính chất qua lại và liên quan mật thiết với nhau: nghĩa vụ của bên bánphải bàngiao hàng hóa cho bên mua và nghĩa vụ của bên mua là thanh toán cho bên bán.
Đặc điểm riêng:
Xem thêm : Lịch sử & ý nghĩa của Lá cờ đỏ sao vàng Việt Nam
– Về chủ thể, hợp đồng mua bán hàng hóa được thiết lập giữa các chủ thể chủ yếu là thương nhân. Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại 2005 thì “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.”. Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân không phải là thương nhân cũng có thể trở thành chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa. Theo khoản 3 Điều 1 Luật thương mại 2005, hoạt động của bên chủ thể không phải là thương nhân và không nhằm mục đích lợi nhuận trong quan hệ mua bán hàng hóa phải tuân theo Luật thương mại khi chủ thể trên lựa chọn áp dụng Luật này.
– Về hình thức, theo quy định cụ thể tại Điều 24 Luật Thương mại 2005 thì hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được thể hiện dưới hình thức lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể của các bên giao kết. Trong một số trường hợp nhất định, pháp luật bắt buộc các bên phải giao kết hợp đồng dưới hình thức văn bản, ví dụ như hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải được thể hiện dưới hình thức văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương như điện báo, telex, fax hay thông điệp dữ liệu.
– Về đối tượng, hợp đồng mua bán hàng hóa có đối tượng là hàng hóa. Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật thương mại 2005, hàng hóa bao gồm tất cả các động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai, và cả vật gắn liền với đất đai. Ngoài ra, tại Điều 25 Luật thương mại 2005 đã bổ sung thêm quy định về hàng hóa hạn chế kinh doanh, hàng hóa cấm kinh doanh và hàng hóa kinh doanh có điều kiện.
Do vậy, không phải hàng hóa nào cũng được phép kinh doanh mà phải theo những quy định của pháp luật tức là đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh thì mới được phép lưu thông cũng như mua bán trên thị trường.
– Về mục đích, đối với hai bên chủ thể là thương nhân với nhau thì mục đích là lợi nhuận. Trong hợp đồng mua bán hàng hóa ngoài chủ thể là thương nhân thì còn có các tổ chức, cá nhân không phải là thương nhân, trường hợp này mục đích của việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa là dành cho sinh hoạt, tiêu dùng hay phục vụ hoạt động của các cơ quan tổ chức. Những hợp đồng được thiết lập giữa bên không nhằm mục đích sinh lợi với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam, về nguyên tắc, không chịu sự điều chỉnh từ Luật Thương mại 2005 trừ khi bên không nhằm mục đích sinh lợi đó lựa chọn áp dụng Luật Thương mại 2005.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp