Phần mềm hợp đồng điện tử iContract được nhiều DN FDI tin dùng

Hợp đồng nguyên tắc là một trong những loại hợp đồng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, còn rất nhiều doanh nghiệp chưa hiểu rõ về nội dung cũng như tính pháp lý của loại hợp đồng này, dẫn đến việc khó áp dụng hoặc mắc phải những sai sót không đáng có. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin quan trọng về loại hợp đồng này, mời Quý bạn đọc tham khảo!

1. Hợp đồng nguyên tắc là gì?

hop dong nguyen tac

Hợp đồng nguyên tắc định hướng, làm nền tảng cho hợp đồng chính.

Hợp đồng nguyên tắc là một loại hợp đồng thể hiện sự thỏa thuận giữa các bên về việc mua bán hàng hóa hoặc cung ứng bất kỳ dịch vụ, tuy nhiên việc ký kết hợp đồng nguyên tắc chỉ mang tính chất định hướng. Hợp đồng nguyên tắc thường sẽ được sử dụng khi các bên mới bước đầu tiếp cận tìm hiểu khả năng, nhu cầu của nhau và đã thống nhất được một số nội dung về việc hợp tác.

Có thể hiểu, hợp đồng nguyên tắc được xem như là 1 loại biên bản ghi nhớ để các bên thực hiện các giao dịch phát sinh sau đó. Thỏa thuận trong hợp đồng nguyên tắc được sử dụng làm cơ sở để các bên ký kết hợp đồng kinh tế hay bổ sung thêm các phụ lục.

2. Phân biệt hợp đồng nguyên tắc và hợp đồng kinh tế

Phân biệt hợp đồng nguyên tắc và hợp đồng kinh tế.

Thông thường, hợp đồng nguyên tắc cũng bao gồm tất cả các điều khoản như một hợp đồng kinh tế nhưng chỉ quy định chung chung. Các nội dung liên quan đến hàng hóa hay dịch vụ cụ thể thì có thể được quy định ở một hợp đồng khác hoặc đơn đặt hàng hoặc phụ lục hợp đồng.

2.1. Điểm giống nhau

Điểm giống nhau giữa hai loại hợp đồng này bao gồm:

+ Giá trị pháp lý: Đều có giá trị pháp lý trong các giao dịch thương mại, doanh nghiệp, dân sự,….

+ Nội dung: Sự thỏa thuận của các bên về quyền và nghĩa vụ, nội dung và công việc, … trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, tuân theo quy định của pháp luật.

+ Hình thức: Chủ yếu bằng văn bản, có chữ ký, đóng dấu xác nhận của các bên tham gia hợp đồng.

2.2. Điểm khác nhau

Điểm khác nhau giữa hai loại hợp đồng này như sau:

Tiêu chí

Hợp đồng nguyên tắc

Hợp đồng kinh tế

Mục đích

Chỉ quy định những vấn đề chung, nguyên tắc chung, được xem như là 1 hợp đồng khung hay 1 biên bản ghi nhớ giữa các bên.

Quy định các vấn đề cụ thể hơn, chi tiết, các bên có nghĩa vụ phải thực hiện.

Thỏa thuận trong hợp đồng

Việc ký kết hợp đồng nguyên tắc mang tính định hướng, các vấn đề chi tiết khác sẽ được các bên thỏa thuận sau. Vì vậy, trên cơ sở hợp đồng này, các bên có thể tiến tới ký kết hợp đồng kinh tế chính thức hay chỉ cần bổ sung thêm các phụ lục hợp đồng của hợp đồng.

Ký kết Hợp đồng kinh tế có tính chất bắt buộc thực hiện, tính ràng buộc và quyền lợi của các bên cũng rõ ràng hơn.

Khả năng giải quyết tranh chấp

Hợp đồng nguyên tắc chỉ quy định các vấn đề chung nên rất khó để giải quyết tranh chấp khi có tranh chấp xảy ra.

Hợp đồng kinh tế quy định rõ ràng hơn nên khi xảy ra tranh chấp sẽ dễ giải quyết hơn.

Thời gian ký kết

Thường cố định là đầu mỗi năm, qua các năm nếu có sự thay đổi thì các bên chỉ cần ký phụ lục.

Hợp đồng nguyên tắc có giá trị theo thời gian nên không phụ thuộc số lượng các thương vụ / đơn hàng phát sinh trong thời gian hợp đồng có hiệu lực.

Khi phát sinh nhu cầu mua bán giữa các bên; thời gian hợp đồng kinh tế theo đó cũng ngắn hơn.

Hợp đồng kinh tế sẽ chấm dứt theo từng thương vụ / đơn hàng sau khi các bên hoàn thành trách nhiệm và / hoặc ký biên bản thanh lý hợp đồng.

3. Mẫu hợp đồng nguyên tắc

Mẫu hợp đồng nguyên tắc mới nhất năm 2023.

Dưới đây là mẫu hợp đồng nguyên tắc mới nhất, mời Quý bạn đọc tham khảo:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG NGUYÊN TẮC

Số: …………….……………

  • Căn cứ Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2015;
  • Căn cứ nhu cầu và khả năng của hai Bên,

Hôm nay, ngày … tháng … năm …, tại ………………………………………… chúng tôi gồm:

BÊN A: ……………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………….

Điện thoại: ……………………………………………….. Fax: ……………………………………..

Số ĐKKD: ……………………………………………….. Cấp ngày: …/…/… tại: ………

Mã số thuế: ………………………………………………………………………………………………

Đại diện: …………………………………….. Chức vụ: …………………………………………….

BÊN B: ……………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………….

Điện thoại: ……………………………………. Fax: …………………………………………………

Số ĐKKD : …………… Cấp ngày: …/…/… tại: ………………………

Mã số thuế : …………………………..

Đại diện : ……………………… Chức vụ: ………………

XÉT RẰNG:

– Bên A là một doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực …………… tại Việt Nam, có khả năng …………………;

– Bên B là một doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực ………….. có nhu cầu ………;

Sau khi thỏa thuận, hai Bên cùng đồng ý ký kết Hợp đồng về việc …………………. với các điều khoản sau:

ĐIỀU 1: CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG

Hai Bên tham gia ký kết Hợp đồng này trên cơ sở quan hệ hữu nghị, bình đẳng và cùng có lợi theo đúng các quy định của Pháp luật.

Các nội dung trong bản hợp đồng này chỉ được sửa đổi khi có sự thỏa thuận của hai bên và được thống nhất bằng văn bản. Văn bản thay đổi nội dung hợp đồng này được xem là Phụ lục và là một phần không thể tách rời của Hợp đồng.

Các nội dung hợp tác cụ thể theo từng thời điểm sẽ được cụ thể hóa trong các bản Hợp đồng ……………….. cụ thể.

Điều khoản nào trong Hợp đồng ……………… mâu thuẫn với các điều khoản trong Hợp đồng này thì sẽ thực hiện theo các điều khoản được quy định trong Hợp đồng này.

Các tài liệu có liên quan và gắn liền với hợp đồng này bao gồm:

– Các hợp đồng …………………… cụ thể theo từng thời điểm trong thời gian Hợp đồng này có hiệu lực;

ĐIỀU 2: GIẢI THÍCH TỪ NGỮ

Trong phạm vi hợp đồng này và các tài liệu khác liên quan và gắn liền với hợp đồng này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.Hợp đồng nguyên tắc là hợp đồng thể hiện những nguyên tắc chung làm cơ sở cho sự hợp tác giữa hai bên trong quan hệ cung ứng hàng hóa …………….. và là cơ sở cho các Hợp đồng …………………… cụ thể sau này.

……………………………………………………………………………………

ĐIỀU 3: ĐỐI TƯỢNG HỢP ĐỒNG

Bên A thỏa thuận với bên B về đối tượng hợp đồng như sau:

STT

TÊN HÀNG HÓA

Đ.vị tính

Quy cách – Chủng loại

Xuất xứ

– Đơn giá: theo bảng báo giá của bên B có sự xác nhận của Bên A.

– Khối lượng cụ thể được thể hiện bằng các bản hợp đồng mua bán cụ thể được ký kết giữa hai bên.

ĐIỀU 4: GIÁ TRỊ HỢP ĐỒNG VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN

Giá trị hợp đồng là tạm tính căn cứ vào đơn giá được xác nhận giữa 2 bên từng thời điểm và khối lượng thực tế được nghiệm thu giữa hai bên.

Bên B thanh toán giá trị hợp đồng cho bên A bằng hình thức giao nhận tiền mặt hoặc chuyển khoản vào tài khoản ngân hàng của bên A, số tài khoản ………… mở tại Ngân hàng ……………………………

Đồng tiền sử dụng để thanh toán theo Hợp đồng này là Việt Nam Đồng (viết tắt VNĐ).

ĐIỀU 5: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A

1 Quyền của bên A

……………………………………………………………………………………

2.Nghĩa vụ của bên A

……………………………………………………………………………………

ĐIỀU 6: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B

1.Quyền của bên B

……………………………………………………………………………………

2.Nghĩa vụ của bên B

……………………………………………………………………………………

ĐIỀU 7: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VÀ PHẠT VI PHẠM HỢP ĐỒNG

Trong trường hợp mỗi bên thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nghĩa vụ của mình theo Hợp đồng này, bên đó phải chịu trách nhiệm bồi thường cho những tổn thất mà bên kia phải gánh chịu do việc thực hiện không đúng nghĩa vụ đó, bao gồm cả thiệt hại trực tiếp và gián tiếp xảy ra.

Mỗi bên thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nghĩa vụ của mình theo Hợp đồng này còn phải chịu một khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng với số tiền ………………………………

ĐIỀU 8: BẢO MẬT

Các Bên có trách nhiệm phải giữ kín tất cả những thông tin liên quan tới Hợp đồng và Phụ lục Hợp đồng, thông tin khách hàng mà mình nhận được từ phía Bên kia trong suốt thời hạn của Hợp đồng.

Mỗi Bên không được tiết lộ cho bất cứ Bên thứ ba nào bất kỳ thông tin nói trên trừ trường hợp được chấp thuận bằng văn bản của Bên kia hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.

Mỗi Bên phải tiến hành mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo rằng không một nhân viên nào hay bất cứ ai thuộc sự quản lý của mình vi phạm điều khoản này.

Điều khoản này vẫn còn hiệu lực ngay cả khi Hợp đồng này hết hiệu lực và hai bên không còn hợp tác.

ĐIỀU 9: LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM CỦA MỖI BÊN

Trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng khiến cho mỗi bên không thể thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình theo hợp đồng này thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại của mỗi bên được loại trừ

Sự kiện bất khả kháng là các sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được, mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép, bao gồm nhưng không giới hạn ở các sự kiện như thiên tai, hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, tai nạn, thảm hoạ, hạn chế về dịch bệnh, nhiễm hạt nhân hoặc phóng xạ, chiến tranh, nội chiến, khởi nghĩa, đình công hoặc bạo loạn, can thiệp của Cơ quan Chính phủ…

Trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng, mỗi bên phải nhanh chóng thông báo cho bên kia bằng văn bản về việc không thực hiện được nghĩa vụ của mình do sự kiện bất khả kháng, và sẽ, trong thời gian 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày xảy ra Sự kiện bất khả kháng, chuyển trực tiếp bằng thư bảo đảm cho Bên kia các bằng chứng về việc xảy ra Sự kiện bất khả kháng và khoảng thời gian xảy ra Sự kiện bất khả kháng đó.

Bên thông báo việc thực hiện Hợp đồng của họ trở nên không thể thực hiện được do Sự kiện bất khả kháng có trách nhiệm phải thực hiện mọi nỗ lực để giảm thiểu ảnh hưởng của Sự kiện bất khả kháng đó.

Khi Sự kiện bất khả kháng xảy ra, thì nghĩa vụ của các Bên tạm thời không thực hiện và sẽ ngay lập tức phục hồi lại các nghĩa vụ của mình theo Hợp đồng khi chấm dứt Sự kiện bất khả kháng hoặc khi Sự kiện bất khả kháng đó bị loại bỏ.

ĐIỀU 10: SỬA ĐỔI, TẠM NGỪNG, CHẤM DỨT THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG

Bất kỳ sửa đổi hoặc bổ sung nào đối với Hợp đồng sẽ chỉ có hiệu lực khi có thoả thuận bằng văn bản của Các Bên.

Tạm ngừng thực hiện Hợp đồng:

……………………………………………………………………………………

Hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp sau:

a) Hợp đồng hết hạn và Các Bên không gia hạn Hợp đồng; hoặc

b) Các Bên thỏa thuận chấm dứt Hợp đồng trước thời hạn; trong trường hợp đó, Các Bên sẽ thỏa thuận về các điều kiện cụ thể liên quan tới việc chấm dứt Hợp đồng; hoặc

c) Một trong Các Bên ngừng kinh doanh, không có khả năng chi trả các khoản nợ đến hạn, lâm vào tình trạng hoặc bị xem là mất khả năng thanh toán, có quyết định giải thể, phá sản. Trong trường hợp này Hợp đồng sẽ kết thúc bằng cách thức do Hai Bên thỏa thuận và/hoặc phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành; hoặc

Thanh lý Hợp đồng: Khi có nhu cầu thanh lý Hợp đồng, hai Bên tiến hành đối soát, thanh toán hoàn thiện các khoản phí. Sau khi hai Bên hoàn thành nghĩa vụ của mình sẽ tiến hành ký kết Biên bản thanh lý Hợp đồng.

ĐIỀU 11: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Tất cả những phát sinh nếu có liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết bằng thương lượng.

Nếu không thương lượng được thì tranh chấp sẽ được giải quyết tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam theo quy tắc tố tụng trọng tài của trung tâm này. Quyết định của trọng tài là quyết định cuối cùng và phải được các bên tuân theo. Phí trọng tài sẽ do bên thua kiện trả, trừ phi có sự thỏa thuận của hai bên.

ĐIỀU 12: ĐIỀU KHOẢN QUY ĐỊNH VỀ HIỆU LỰC HỢP ĐỒNG

Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ký đến hết ngày …/…/….

Trong vòng một (01) tháng trước khi thời hạn hợp đồng kết thúc, nếu hai bên trong hợp đồng không có ý kiến gì thì hợp đồng này được tự động gia hạn 12 (Mười hai) tháng tiếp theo và chỉ được gia hạn 01 lần.

Hợp đồng này được lập thành 02 (hai) bản, mỗi bên giữ 01 (một) bản có giá trị pháp lý như nhau.

ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B

Qua bài viết trên hy vọng sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích đến bạn đọc. Ngoài ra, để được tư vấn thêm về phần mềm ký kết hợp đồng điện tử iContract, vui lòng liên hệ qua thông tin dưới đây:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://icontract.com.vn/