Với những lao động đi làm việc tại Nhật Bản, khí hậu cũng là một yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến một số công việc cũng như cuộc sống. Đây cũng là lý do mà trước khi đến “xứ Phù Tang”, mọi người đều tìm hiểu khí hậu Nhật Bản. Vậy khí hậu Nhật Bản như thế nào? Có gì khác biệt với Việt Nam hay không?
1. Khí hậu Nhật Bản như thế nào? Gồm có mấy mùa?
Cũng giống với Việt Nam, Nhật Bản cũng có sự phân hóa khí hậu theo mùa với 4 mùa riêng biệt là Xuân, Hạ, Thu, Đông. Cụ thể như sau:
- Mùa xuân: từ tháng 3 – tháng 5.
- Mùa hạ: từ tháng 6 – tháng 8
- Mùa thu: từ tháng 9 – tháng 11.
- Mùa đông: từ tháng 12 – tháng 2
Yếu tố đem đến sự khác biệt giữa các mùa là sự chênh lệch nhiệt độ, đặc biệt là giữa mùa hạ và mùa đông. Sự chênh lệch có thể lên đến trên 30 độ. Thời điểm mùa thu và mùa xuân có khí hậu rất thoải mái và dễ chịu.Vào đầu mùa hạ có mưa nhiều trong khoảng tháng 6 đến giữa tháng 7 (trừ Hokkaido). Mùa hè tại Nhật có nhiệt độ và độ ẩm cao. Mùa thu ở Nhật thì tương đối là có mưa nhiều. Còn mùa đông thì có nhiều tuyết rơi. Đặc biệt, từ giữa mùa hạ đến đầu mùa thu thường có nhiều bão đổ bộ vào Nhật Bản.
1.1 Mùa xuân
Mùa xuân xứ Phù Tang là thời điểm đẹp nhất trong năm, tuy nhiên, thời gian mùa xuân khá ngắn, chỉ kéo dài khoảng 3 tháng, từ tháng 3- tháng 5.
Mùa xuân Nhật Bản thời tiết còn khá lạnh, đôi khi có thể có tuyết rơi, rất phù hợp với du lịch cũng như những hoạt động ngoài trời.
1.2 Mùa hạ
Mùa hạ có nhiệt độ và độ ẩm cao. Trừ vùng Hokkaido thì toàn bộ nước Nhật đều có mưa nhiều từ tháng 6- tháng 7.
1.3 Mùa thu
Mùa thu là khoảng thời tiết dễ chịu nhất trong năm vì thời tiết lúc này khá mát mẻ. Thời điểm này cũng có khá nhiều mưa và bão phát sinh ở vùng phía tây của Bắc Thái Bình Dương đổ bộ vào Nhật Bản, đôi khi gây ra nhiều thiệt hại.
Xem thêm : Hồ sơ thi THPT quốc gia 2023 gồm những gì?
Xem thêm: Bão ở Nhật Bản hiểm họa khó lường và cách phòng tránh cần thiết
1.4 Mùa đông
Mùa đông là thời điểm lạnh nhất trong năm. Độ chênh nhiệt so với mùa hè lên đến 30 độ. Thời gian này, nền nhiệt ở mọi khu vực đều bị hạ thấp, không khí thường khô và hiện tượng tuyết rơi ở nhiều nơi. Đặc biệt là khu vực gần biển và vùng phía bắc sẽ có tuyết phủ dày trong suốt mùa đông.Lúc này, gió mùa đông bắc thổi từ lục địa châu Á tới bị chắn bởi hệ thống núi đồi chạy dọc nước Nhật gây ra tuyết rơi nhiều từ Hokkaido tới trung tâm Honshu.
Có thể bạn quan tâm: Cảnh đẹp Nhật Bản và những địa danh checkin ấn tượng
2. Đặc điểm khí hậu Nhật Bản – Các Vùng
Nhật Bản nằm trong vùng khí hậu ôn hòa thuộc bán cầu Nam, tuy nhiên, do đặc trưng địa hình trải dài nên khí hậu Nhật Bản có sự phân bổ không đồng đều. Nhật Bản thường được chia thành 6 vùng khí hậu sau:
2.1 Vùng cực bắc Hokkaido
Vùng này có khí hậu hậu ôn hòa, có mùa đông dài và lạnh, mùa hè mát mẻ. Lượng mưa không nhiều nhưng mùa đông tuyết rơi khá nhiều khiến các đảo thường xuyên bị ngập trong tuyết.
2.2 Vùng biển Nhật Bản
Mùa đông, gió Tây Bắc thổi vào khu vực bờ biển phía Tây đảo Honshu, mang theo tuyết nặng. Vào mùa hè, vùng biển mát mẻ hơn xong thi thoảng vẫn phải đối mặt với những đợt thời tiết nóng bức mà gió phơn gây ra.
2.3 Cao nguyên trung tâm
Khu vực cao nguyên có sự khác biệt khá lớn giữa mùa hè – mùa đông, ngày – đêm. Đây là kiểu khí hậu điển hình và lượng mưa ít.
Biển nội địa Seto: vùng này có đặc trưng khí hậu dịu mát quanh năm do được các ngọn núi vùng Chugoku và Shikoku chắn những cơn gió mùa hạ cũng như mùa đông.
2.4 Biển Thái Bình Dương
Do nằm trên biển phía Đông nên mùa hè hóng và độ ẩm cao do chịu ảnh hưởng từ gió mùa Tây Nam, mùa đông cũng ít bị ảnh hưởng của tuyết.
2.5 Quần đảo Tây Nam
Vùng này mang khí hậu cận nhiệt nên những quần đảo Ryukyu trải qua mùa đông ấm và mùa hè tương đối nóng ẩm. Lượng mưa tại vùng này khá lớn. Tại Okinawa, mùa mưa bắt đầu từ đầu tháng 5, trong khi đó trên đảo Honshu mưa bắt đầu từ giữa tháng 6 và kéo dài đến gần cuối tháng 8. Vào cuối hè và đầu thu, các cơn bão thường mang theo mưa nặng.
3. Khí hậu Nhật Bản so với khí hậu Việt Nam có gì khác biệt?
Xem thêm : Chó bị chảy máu mũi: Hiện tượng và cách điều trị [A-Z]
Việt Nam và Nhật Bản nằm trong các đới khí hậu khác nhau, vì thế, khí hậu và thời tiết tại hai quốc gia có khá nhiều điểm khác biệt. Nhật Bản thuộc vùng khí hậu ôn đời, còn Việt Nam thuộc vùng khí hậu nhiệt đới. Thêm đó, Nhật Bản có địa hình trải dài nên sự phân bố khí hậu tại Nhật cũng có nhiều khác biệt giữa đầu bắc và đầu nam.
Do nằm trong khu vực nhiệt đời nên đặc trưng của khí hậu Việt Nam là nóng, ẩm, mưa nhiều. Độ ẩm quanh năm cao và một năm có một thời kỳ khô hạn. Cụ thể, nhiệt độ trung bình cả năm trên toàn lãnh thổ Việt Nam đều cao hơn 200 độ C, xong nhiệt độ trung bình hàng tháng lại rất khác nhau và có xu hướng tăng dần từ Bắc vào Nam, từ vùng cao xuống vùng thấp.Nằm trong khu vực nhiệt đới, lại chịu ảnh hưởng của gió mùa nên có đặc trưng là mưa ẩm với độ ẩm cao.
Nhật Bản thuộc vùng khí hậu ôn đới, mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh nên thời tiết thay đổi thất thường. Lượng nhiệt trung bình và các mùa thể hiện rất rõ trong năm, lượng mưa hàng năm dao động trong khoảng 500-1000mm.
3.1 Vậy khí hậu Nhật Bản có phù hợp với người Việt hay không?
Đây là vấn đề khá nhiều lao động thắc mắc khi muốn đi xuất khẩu lao đông Nhật Bản, nhất là những người gặp phải một số vấn đề sức khỏe.
Trong các vùng khí hậu của Nhật, vùng Hokkaido là nơi có khí hậu khó thích nghi nhất do nơi đây rất lạnh, nhiệt độ trung bình hàng năm thấp. Tại những đỉnh núi cao, tuyết thường bao phủ quanh năm.
Các vùng còn lại đều có khí hậu mát mẻ và ổn định theo mùa và luôn trong mức điều hòa nhiệt độ nên không có gì đáng ngại cho lao động Việt Nam.
Trên đây là một số đặc trưng cơ bản của khí hậu Nhật Bản. Hi vọng bài viết đã đem đến chia sẻ hữu ích, giúp lao động tìm hiểu về thời tiết Nhật Bản để chuẩn bị tốt cho việc thích nghi trong quá trình sống và làm việc.
xkld.thanhgiang.com.vn
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp