Kích thước trên bản vẽ kỹ thuật có đơn vị?

Câu hỏi:

Kích thước trên bản vẽ kỹ thuật có đơn vị?

A. mm

B. dm

C. cm

D. Tùy từng bản vẽ

Đáp án đúng A.

Kích thước trên bản vẽ kỹ thuật có đơn vị mm, theo tiêu chuẩn về bản vẽ kĩ thuật, kích thước đo độ dài trên bản vẽ là mm, độ lớn của chi tiết biểu diễn chỉ có thể xác định bằng con số kích thước, ghi chúng phía trên đường kích thước và nên ghi vào khoảng giữa.

Giải thích lý do chọn đáp án A:

Bản vẽ kĩ thuật là tài liệu trình bày các thông tin kĩ thuật dưới dạng các hình vẽ, các kí hiệu theo các quy tắc thống nhất, và thường được vẽ theo tỉ lệ

Bản vẽ kĩ thuật dùng trong thiết kế, trong các quá trình sản xuất, chế tạo, thi công đến kiểm tra, sữa chữa, lắp ráp, vận hành, trao đổi,…

Mỗi lĩnh vực kĩ thuật có loại bản vẽ riêng của ngành mình, trong đó có 2 loại bản vẽ thuộc hai lĩnh vực quan trọng là:

– Bản vẽ cơ khí: gồm các bản vẽ liên quan đến thiết kế, chế tạo, lắp ráp, sử dụng … các máy và thiết bị

– Bản vẽ xây dựng: gồm các bản vẽ liên quan đến thiết kế, thi công, sử dụng … các công trình kiến trúc và xây dựng

Độ lớn của chi tiết biểu diễn chỉ có thể xác định bằng con số kích thước. Ghi chúng phía trên đường kích thước và nên ghi vào khoảng giữa. Đường kích thước được giới hạn bằng mũi lên. Đỉnh của mũi tên vẽ chạm vào đường gióng

Đường kích thước phải vẽ song song với đoạn được ghi kích thước ở trên hình biểu diễn. Khoảng cách giữa các đường kích thước song song với đường bao từ 6 đến 10 mm

Đường kích thước không được vẽ cắt với đường gióng và không cho phép dùng các đường bao, đường trục, đường tâm và đường gióng làm đường kích thước. Để tránh đường kích thước cắt đường gióng, cần đặt kích thước bé ở gần và các kích thước lớn ở xa hình biểu diễn.

Độ lớn của mũi lên phụ thuộc vào bề rộng (s) của nét cơ bản (Đường bao thấy); chiều dài mũi tên lấy từ 6 đến 10 lần giá trị bề rộng nét cơ bản. Chiều rộng bằng khoảng 2 lần (s) nét cơ bản, tất cả các mũi tên cùng một bản vẽ phải vẽ theo cùng một kích thước như nhau.

Con số kích thước biểu thị độ dài phải ghi theo vị trí của đường ghi kích thước. Nếu đường kích thước thẳng đứng, đầu con số kích thước hướng sang trái. Đối với các đường kích thước nghiêng (so với đường nằm ngang của bản vẽ), con số kích thước được ghi sao cho, nếu ta quay đường kích thước và con số kích thước một góc nhỏ hơn 900 đến vị trí đường kích thước nằm ngang thì đầu con số kích thước hướng lên trên. Kích thước độ dài lấy đơn vị đó là mm, trên bản vẽ không ghi đơn vị đo.

Nhiều chi tiết có vát mép. Nếu mép vát có góc nghiên 450 thì kích thước của nó được ghi theo quy ước: con số đầu chỉ chiều cao mép vát, con số thứ hai chỉ độ lớn của góc vát, ví dụ 5 x 450. Nếu mép vát có góc khác 450 thì kích thước của mép mát được ghi theo quy tắc chung như hình b

Nếu chi tiết có một số lỗ giống nhau, thì kích thước của lỗ chỉ ghi trên một lỗ, còn số lượng lỗ ghi phía trước con số kích thước, chẳng hạn, 3 lỗ Ø 16. Nếu chỉ có một hình chiếu thì bề dày và chiều dài của chi tiết được ghi trước con số chỉ bề dày ghi chữ s và trước con số chỉ chiều dài ghi chữ l.

Các kích thước 40-0.2 và 100+0.1 là những kích thước ghi kèm với sai lệch giới hạn của chúng. Các số +0,1; -0,2 chỉ mức độ chính xác cho phép của kích thước (danh nghĩa) khi gia công chi tiết. Ví dụ kích thước 40-0.2 có ý nghĩa như sau: 40 là kích thước chính (danh nghĩa) với sai số cho phép khi chế tạo chi tiết là 0,2 mm nhỏ hơn kích thước chính. Như vậy, kích thước giới hạn lớn nhất bằng 40 (= 40mm); kích thước giới hạn bé nhất bằng 40 – 0.2 = 39.8 mm. Kích thước thực tế của chi tiết sao khi gia công không được bé hơn 39,8 hay lớn hơn 40mm.