Bảo hiểm thất nghiệp mặc dù không phải là một chế độ mới nhưng không phải người lao động nào cũng hiểu rõ các quy định, chính sách của chế độ này. Do vậy người lao động thường dễ bỏ lỡ những quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của mình. Vì vậy, vấn đề về nhận bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh khác dường như đang nhận được nhiều mối quan tâm của người lao động. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng tham khảo bài viết sau đây.
Nhận bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh khác
1. Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp
Theo Điều 49 Luật Việc làm 2013 quy định Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:
Thứ nhất: Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
- Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
Tức là, nếu người lao động thuộc 2 trường hợp nêu trên thì sẽ không đủ điều kiện để hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Thứ hai: Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với hợp đồng lao động có xác định thời hạn và hợp đồng không xác định thời hạn.
Từ 1-1-2021, khi Bộ Luật Lao động 2019 chính thức được áp dụng thì hợp đồng mùa vụ đã bị bãi bỏ.
Thứ ba: Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.
Thứ tư: Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
- Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
- Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
- Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
- Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
- Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Chết.
Xem thêm : Top 5 Bài Hát Hay Nhất Về Thời Học Sinh, Sinh Viên
Theo quy định pháp luật, người lao động muốn hưởng trợ cấp thất nghiệp từ bảo hiểm thất nghiệp thì phải đáp ứng đủ các điều kiện luật định. Như vậy, nếu bạn có nhu cầu muốn nhận bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh khác thì trước hết bạn phải đáp ứng các điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp như đã trình bày.
2. Nhận bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh khác có được không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp như sau:
“Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại Điều 16 của Nghị định này cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.”
Theo quy định trên, người lao động muốn hưởng trợ cấp thất nghiệp thì có thể trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp. Hay nói cách khác, nơi người lao động đăng ký bảo hiểm thất nghiệp và nơi người lao động nhận bảo hiểm thất nghiệp có thể khác nhau.
Như vậy, pháp luật cho phép người lao động được trực tiếp nộp 1 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp mà không bắt buộc phải nhận bảo hiểm thất nghiệp tại nơi mình đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Do đó, đối với câu hỏi nhận bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh khác được hay không? Thì câu trả lời là hoàn toàn có thể nếu như bạn đáp ứng đủ các điều kiện về hưởng trợ cấp thất nghiệp như đã phân tích ở phần 1.
Ngoài ra, trong trường hợp người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp và đã nhận 01 tháng trợ cấp thất nghiệp ở một nơi nhưng sau đó lại có nhu cầu nhận trợ cấp tháng thứ 2 ở nơi khác thì pháp luật vẫn cho phép và đây được coi là trường hợp chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp.
3. Điều kiện được chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp
Căn cứ theo khoản 1 Điều 22 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp và đã hưởng ít nhất 01 tháng trợ cấp thất nghiệp theo quy định mà có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đến nơi khác thì phải làm đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định và gửi trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Như vậy, để được chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động phải là người đã được hưởng ít nhất 01 tháng trợ cấp và đồng thời phải tiến hành 2 bước sau:
Bước thứ nhất, làm đơn đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu
Bước thứ hai, gửi đơn đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đến trung tâm dịch vụ việc làm mà người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Xem thêm : Bảo Hiểm Nhân Thọ Hỗn Hợp Là Gì?
Theo Điều 22 Nghị định 28/2015/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 61/2020/NĐ-CP việc giải quyết yêu cầu chuyển nơi nhận trợ cấp thất nghiệp, trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm:
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của người lao động, trung tâm dịch vụ việc làm cung cấp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động và gửi giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động muốn chuyển đến
– Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày cung cấp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động, trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động chuyển đi gửi thông báo về việc chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để dừng việc chi trả trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp do người lao động chuyển đến, trung tâm dịch vụ việc làm gửi văn bản đề nghị Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh nơi chuyển đến để tiếp tục thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động kèm theo bản chụp quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.
Tổ chức bảo hiểm xã hội nơi người lao động chuyển đến hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động theo quy định của pháp luật.
Tóm lại, để được xem xét giải quyết chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động cần nộp hồ sơ tại nơi chuyển đi để được cấp giấy giới thiệu và nhận lại hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp đã nộp trước đó. Sau đó, mang toàn bộ giấy tờ đó đến nộp tại trung tâm dịch vụ việc làm nơi muốn chuyển đến để được giải quyết thủ tục.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về nhận bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh khác, cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC về nhận bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
Hotline: 19003330
Zalo: 084 696 7979
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp