Giày da là một trong những ngành công nghiệp phát triển sớm và thu hút đông đảo người lao động lớn nhất tại Việt Nam.Tuy nhiên nhiều công nhân trong ngành có xu hướng nghỉ việc chỉ sau vài năm, thậm chí 10, 20 năm gắn bó với nghề. Vậy nguyên nhân do đâu? Cùng Vieclamnhamay.vn tìm hiểu 6 lý do phổ biến khiến công nhân giày da nghỉ việc nhé.
6 lý do khiến công nhân ngành giày da muốn bỏ việc
1. Công nhân giày da phải tiếp xúc với nhiều hóa chất độc hại
Đây là một trong những bất cập lớn nhất mà các doanh nghiệp vẫn chưa tìm được cách giải quyết triệt để. Sức khỏe của công nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi làm việc trong môi trường này lâu dài. Các doanh nghiệp cần có những biện pháp bảo hộ hiệu quả hơn cũng như đặt các bản chỉ dẫn, các biển cảnh cáo để công nhân tự biết bảo vệ chính mình. Hơn nữa, nỗ lực để cải tiến môi trường làm việc an toàn cho công nhân không thể là một bài toán mãi bỏ ngỏ. Cần tìm ra giải pháp sớm nhất. Đây là trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người lao động và cộng đồng.
Nhiều công nhân vì e ngại đến vấn đề sức khỏe đã tự động nghỉ việc. Giày da hiện vẫn là một trong những ngành có môi trường làm việc nhiều chất độc hại nhất tại nước ta. Mong rằng các doanh nghiệp kết hợp với các cơ quan nhà nước có trách nhiệm sẽ có những giải pháp thiết thực hơn trong thời gian tới để bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của công nhân giày da.
2. Mức lương thấp, công việc vất vả
Không phủ nhận trong vài năm trở lại đây một số doanh nghiệp giày da của Việt Nam và nước ngoài đã trả những mức lương khá tốt cho công nhân. Đây là tín hiệu đáng mừng, góp phần nâng cao đời sống của người lao động. Nhưng con số này chỉ ít ỏi, phần lớn mức lương của công nhân trong ngành này vẫn khá thấp, dù công việc khá vất vả và tăng ca nhiều. Người lao động hầu như không có thời gian nghỉ ngơi nhưng vẫn không đủ để trang trải cho cuộc sống thường ngày. Bởi vậy nhiều công nhân có ý định nghỉ việc để tìm kiếm một việc làm tốt hơn.
Doanh nghiệp vẫn cần cố gắng nhiều để cải thiện môi trường làm việc cũng như mức lương của công nhân. Hi vọng trong tương lại ngành giày da tại Việt Nam sẽ phát triển hơn, tạo ra nhiều cơ hội việc làm tốt, nhiều môi trường làm việc an toàn, lành mạnh cho người lao động.
Xem thêm : Cách phân biệt giữa công chức và viên chức dễ hiểu nhất
Xem thêm: 7 công việc làm thêm HOT giúp công nhân giảm bớt gánh nặng thu nhập
3. Mong mỏi tăng ca nhưng không được
Một số nhà máy, xí nghiệp mặc dù có chế độ đãi ngộ tốt nhưng lại áp dụng quy định không tăng ca và nghỉ 2 ngày thứ 7, chủ nhật nên nhiều công nhân giày da cảm thấy áp lực, khó khăn về vấn đề tài chính. “Đồng lương công nhân đã ít ỏi, không đủ chi tiêu, nay lại không được tăng ca thì lấy tiền đâu trang trải cuộc sống, nên mình phải xin nghỉ làm chỗ khác thôi”, chị N. T. H. (35 tuổi, làm công nhân giày da 5 năm) tâm sự.
Vì vậy, mong rằng doanh nghiệp sẽ đưa ra chính sách tăng ca hợp lý, lương thưởng, phụ cấp cao để khuyến khích công nhân làm việc, vừa hỗ trợ nâng cao đời sống người lao động vừa gia tăng hiệu suất lao động đáng kể.
4. Xu hướng nghỉ việc về quê làm
Nếu ở thành phố việc làm lương không cao, chế độ đãi ngộ không ổn, nhiều người lao động có xu hướng về quê tìm công việc phù hợp, tiết kiệm chi phí nhà ở, xăng xe. Mặc dù thu nhập không tốt như trước nhưng mức sống tương đối thấp nên không cần đòi hỏi nhiều. Thực tế hiện nay rất nhiều công ty rơi vào tình trạng thiếu hụt nhân sự vì công nhân đổ xô về quê làm việc vào những tháng cuối năm, khi đơn hàng giảm xuống, lương thấp.
Để giải quyết tình trạng này, một số doanh nghiệp sẵn sàng chấp nhận bỏ tiền ra để trả thêm lương cho nhân viên, nhận đơn hàng có mức giá thấp, thêm phụ cấp,… Mặc dù điều này sẽ gây áp lực kinh tế, nhưng sẽ khuyến khích người lao động tiếp tục làm việc.
5. Tần suất áp lực công việc nhiều
Xem thêm : Thiết kế thi công trạm điện, điện sao việt, công ty xây dựng điện, công ty xây lắp điện, nhà thầu đi
Mặc dù doanh nghiệp trả lương cao cho công nhân nhưng tần suất làm việc nhiều giờ, không có thời gian nghỉ ngơi sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người lao động. Dẫu chỉ có tăng ca mới gia tăng thu nhập nhưng nếu liên tục sống trong môi trường áp lực, căng thẳng, công nhân sẽ khó tiếp tục gắn bó lâu dài. Hơn thế nữa, càng lớn tuổi, sức khỏe của người lao động càng giảm đi, khó chịu đựng được trong guồng công việc quá tải.
Do đó, nhà máy, xí nghiệp nên đưa ra chính sách tăng ca phù hợp, không áp lực về doanh số, tạo ra nhiều phần quà, thưởng hấp dẫn, chương trình giải trí thú vị cho công nhân.
6. Môi trường làm việc chia bè phái
Nhiều công nhân giày da quyết định xin nghỉ vì lý do môi trường làm việc ở nhà máy chia bè kết phái, bày nhiều chiêu trò phạt không lý do chính đáng, hạch sách người lao động quá đáng, ma cũ ăn hiếp ma mới,…
Không ít đơn vị thường xuyên phê bình, chỉ trích công nhân, áp lực việc sản xuất không lý do, nhân công làm đơn xin nghỉ khó khăn,… Nhiều nơi chia công việc không công bằng, nhóm làm nhiều, bộ phận làm ít, thành quả lao động lại không được coi trọng,…
Vì thế, muốn thu hút nhân lực, doanh nghiệp ngành giày da nên xây dựng môi trường làm việc lành mạnh, văn minh, không chia bè kết phái, tôn trọng thành quả lao động của công nhân,…
Trên đây là một số lý do khiến công nhân ngành giày da lựa chọn rời bỏ công việc đã từng gắn bó lâu năm. Nếu bạn vẫn còn biết thêm lý do khác, hãy comment ngay dưới bài viết này nhé.
Ms. Công nhân
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp