Lũ quét là hiện tượng gì?
Lũ quét là gì? Đây là hiện tượng lũ đặc biệt thường xảy ra bất ngờ trên các sông, suối tại miền núi, trung du. Lũ quét chỉ thực sự nguy hiểm khi xảy ra ở những sườn núi dốc, địa hình bị chia cắt mạnh mẽ tạo thành các hẻm, vực sâu,….
- 1 Euro Bằng Bao Nhiêu Tiền Việt Nam – Tỷ Giá Hôm Nay!
- Tiểu sử ca sĩ Nhật Tinh Anh
- Ngành Quản lý đất đai
- Read the following passage and mark the letter A,B,C or D on your answer sheet to indicate the correct answer to each of the questions from 55 to 64 An air pollutant is defined as a compound added directly or indirectly by humans to the atmosphere in such quantities as to affect humans, animals, vegetation, or materials adversely. Air pollution requires a very flexible definition that permits continuous change. When the first air pollution laws were established in England in the fourteenth century, air pollutants were limited to compounds that could be seen or smelled – a far cry from the extensive list of harmful substances known today. As technology has developed and knowledge of the health aspects of various chemicals has increased, the list of air pollutants has lengthened. In the future, even water vapor might be considered an air pollutant under certain conditions. Many of the more important air pollutants, such as sulfur oxides, carbon monoxide, and nitrogen oxides, are found in nature. As the Earth developed, the concentration of these pollutants was altered by various chemical reactions; they became components in biogeochemical cycles. These serve as an air purification scheme by allowing the compounds to move from the air to the water or soil. On a global basis, nature’s output of these compounds dwarfs that resulting from human activities. However, human production usually occurs in a localized area, such as a city. In such a region, human output may be dominant and may temporarily overload the natural purification scheme of the cycles. The result is an increased concentration of noxious chemicals in the air. The concentrations at which the adverse effects appear will be greater than the concentrations that the pollutants would have in the absence of human activities. The actual concentration need not be large for a substance to be a pollutant; in fact, the numerical value tells us little until we know how much of an increase this represents over the concentration that would occur naturally in the area. For example, sulfur dioxide has detectable health effects at 0.08 parts per million (ppm), which is about 400 times its natural level. Carbon monoxide, however, has a natural level of 0.1 ppm and is not usually a pollutant until its level reaches about 15 ppm.
Quy luật hình thành lũ quét
Đặc điểm của lũ quét là trong dòng nước lũ chứa một lượng vật rắn rất lớn, thường là bùn, đá nên còn được gọi là lũ bùn đá. Hiện tượng lũ khắc nghiệt này rất thường xảy ra vào ban đêm và sáng sớm và kéo dài từ 3 – 6 tiếng trong các tháng mùa lũ.
Các loại lũ quét thường gặp ở nước ta
Dựa trên thực trạng lũ quét ở Việt Nam thì có 4 loại lũ phổ biến xảy ra: lũ quét nghẽn dòng, lũ quét sườn, lũ bùn đá, và lũ quét hỗn hợp.
Lũ quét nghẽn dòng
Lũ quét nghẽn dòng là loại lũ hình thành khi dòng sông suối đột ngột bị tắc nghẽn, nước sông suối đang cào và làm ngập úng vùng lòng chảo, thung lũng. Lũ quét nghẽn dòng thường xuất hiện ở vùng hay có hiện tượng trượt lở ven sông.
Lũ quét nghẽn dòng hình thành do mưa lớn kéo dài
Lũ quét sườn
Đây là loại lũ thường xảy ra vào ban đêm và sáng sớm tại các vùng có địa hình núi cao, sườn dốc, nơi có mạng lưới sông suối tập trung. Lũ quét sườn hình thành do mưa lớn đột ngột và có tính nguy hiểm rất cao cho tài sản và cả tính mạng con người. Lũ quét xảy ra ở nước ta chủ yếu là loại lũ quét sườn dốc này và khu vực dễ xuất hiện lũ quét này nhất là Tp. Điện Biên, TX Sơn La, TX Lạng Sơn,….
Lũ quét sườn thường diễn ra ban đêm và sáng sớm
Lũ bùn đá
Lũ bùn đá là loại lũ mang theo lượng lớn bùn đá do sạt lở núi hoặc từ lòng suối. Hiện tượng lũ bùn đá này rất nguy hiểm vì dòng lũ chảy xiết, khả năng sát thương rất cao đối với nơi lũ tràn qua.
Lũ bùn đá mang theo nhiều bùn đất và đá tảng rất nguy hiểm
Lũ quét hỗn hợp
Lũ quét hỗn hợp là hiện tượng tổng hợp tất cả các thiên tai như sạt lở đất, lũ quét sườn dốc và lũ bùn đá. Vậy nên mỗi khi xuất hiện tình trạng mưa lũ các lực lượng chức năng thường tăng cường tuyên truyền các cách phòng chống lũ quét để bà con chuẩn bị kịp thời.
Lũ quét hỗn hợp gây ra nhiều mối nguy hiểm cho con người và vật nuôi
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân sạt lở đất? Biểu hiện & Cách đối phó
Lũ quét ở nước ta thường xảy ra ở đâu? Khi nào?
Lũ quét ở nước ta thường xảy ra ở những vùng núi, địa hình dốc tạo dòng chảy mạnh và tốc độ chảy xiết, gần lưu vực các con sông lớn: sông Đà, sông Lô, sông Thao (Lào Cai), sông Mã (Thanh Hóa), thượng nguồn sông Thu Bồn (Quảng Nam), sông Hương (Thừa Thiên – Huế),… Hiện tượng lũ quét xuất hiện chủ yếu vào đầu mùa mưa, khi lượng mưa nhiều, mực nước trên sông cao. Cụ thể là từ tháng 6 tới tháng 10 trong năm. Riêng khu vực miền Trung và Tây Nguyên thì hiện tượng lũ quét xảy ra nhiều nhất trong tháng 10 và kéo dài tới hết tháng 12.
Lũ quét thường xảy ra ở những vùng núi, địa hình dốc
Thực trạng lũ quét ở Việt Nam
Tình hình lũ quét ở nước ta xuất hiện thường xuyên là liên tục vì nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, phải chịu nhiều tác động xấu của thời tiết. Theo thống kê của Tổng cục Phòng, Chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) từ năm 1953 đến năm 2016 tại Việt Nam đã xảy ra 488 trận lũ quét và sạt lở đất (trung bình 7 trận/năm). Riêng khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2019 đã có hơn 320 trận lũ quét, sạt lở (mức trung bình tăng lên 12 – 13 trận/năm) gây thương vong hơn 1000 người và làm thiệt hại nhiều tài sản giá trị khác.
Lũ quét tàn phá khu vực miền Bắc Việt Nam
Riêng năm 2018, lũ quét và sạt lở đất đã xảy ra 14 trận ở miền núi phía Bắc, cướp đi sinh mạng của 82 người (chiếm 70% tổng số người chết và bị thương do lũ quét và sạt lở đất trên cả nước). Phần lớn các trận lũ quét và sạt lở đất đều xảy ra ở vùng núi hẻo lánh, dân cư thưa thớt. Đây là một vấn đề nghiêm trọng cần được quan tâm bởi hiện tượng sạt lở đất và lũ quét đang có xu hướng gia tăng.
Kết luận
Từ những phân tích trên các bạn cũng có thể hiểu rằng lũ quét ở nước ta rất đáng quan ngại, gây hậu quả nghiêm trọng tới đời sống sinh hoạt của người dân. Chủ động trong phòng tránh lũ quét, lũ ống, sạt lở đất,…chính là cách duy nhất hạn chế rủi ro có thể xảy ra. Các bạn hãy chủ động cập nhật các thông tin dự báo thời tiết mới nhất để tăng cường phòng tránh trong mùa bão lũ nhé.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp