Dược sĩ chưa bao giờ là ngành nghề hết hot và lỗi thời trên thị trường việc làm. Không chỉ bởi cơ hội phát triển rộng mở, mà còn mức thu nhập vô cùng hấp dẫn. Vậy Dược sĩ là gì? tất cả các thông tin liên quan đến ngành nghề này sẽ được chia sẻ trong bài viết dưới đây.
1. Dược sĩ là gì?
Dược sĩ là gì? Dược sĩ còn được gọi là Pharmacist hoặc Chemist trong tiếng anh. Đây là cụm từ dùng để chỉ những người làm việc hay công tác chuyên môn về Dược trong ngành Y tế.
Có thể nói, Dược sĩ là những chuyên gia, bậc thầy về dược phẩm (thuốc). Họ hiểu rất rõ mối liên quan giữa thuốc và cơ thể, cũng như thông tin của hầu hết các loại thuốc trong y tế.
Với am hiểu sâu sắc về dược lý, dược sĩ tham gia quá trình nghiên cứu, phát minh thuốc trong phòng thí nghiệm. Ngoài ra, còn có thể hành nghề dược thông qua việc tư vấn, cấp thuốc, bán thuốc và theo dõi quá trình điều trị bằng thuốc.
Họ dựa vào các dấu hiệu mà chuẩn đoán bạn đang gặp bệnh gì, sử dụng thuốc ra sao? Từ đó, đưa ra các giải đáp hoặc hướng dẫn sử dụng thuốc phù hợp. Tất cả đều hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe cộng đồng, sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả.
2. Vị trí công việc của một Dược sĩ là gì?
Công việc của một Dược sĩ là gì? Đây là thắc mắc của rất nhiều người khi có ý định chọn học ngành này. Với tấm bằng tốt nghiệp trên tay, Dược sĩ có rất nhiều định hướng công việc khác nhau, cụ thể:
Dược sĩ nhà thuốc/bệnh viện: đây là công việc mà chúng ta thường nghĩ đầu tiên đến khi được hỏi công việc của dược sĩ là gì. Công việc chính với vị trí này là mua bán, cấp phát thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc tại nhà thuốc/bệnh viện.
Dược sĩ thử nghiệm lâm sàng: đây là vị trí tuyển dụng thường thấy ở các công ty dược phẩm, công nghệ sinh học,… Đối với một loại thuốc sau khi nghiên cứu xong, cần phải mang đi kiểm nghiệm lâm sàng. Nhiệm vụ chính của bạn là đi liên hệ, phối hợp các đơn vị khác để kiểm nghiệm thuốc trên lâm sàng. Sau đó, tiến hành theo dõi, đánh giá, báo cáo cho đến khi kiểm nghiệm thành công.
Dược sĩ sản xuất thuốc: đây là vị trí chưa hề có dấu hiệu hạ nhiệt trong những năm gần đây. Ngoài những cơ hội việc làm tại doanh nghiệp nhà nước, bạn còn được mở rộng cơ hội tại doanh nghiệp tư nhân hoặc nước ngoài.
Xem thêm : Người bị chó dại cắn bao lâu thì phát bệnh và các triệu chứng bị chó dại cắn
Nhiệm vụ chính đối với một dược sĩ sản xuất thuốc gồm có:
- Nắm rõ quy trình vận hành máy móc, thiết bị tại nhà máy sản xuất
- Tham mưu cách sản xuất để tăng hiệu quả bảo quản, độ bền sinh lý của thuốc
- Quản lý các hoạt động sản xuất tại nhà thuốc; đảm bảo quy trình diễn ra hiệu quả, đúng quy định
- Chịu trách nhiệm xử lý khi có vấn đề phát sinh xảy ra trong quá trình sản xuất
Dược sĩ nghiên cứu thuốc: thực hiện các công việc liên quan tới nghiên cứu thuốc. Nơi làm việc có thể là Viện Dược liệu, Y học cổ truyền, Viện Kiểm nghiệm thuốc, Viện dịch tễ,…
Quản lý dược: các dược sĩ sẽ làm tất cả các công việc liên quan đến quản lý chất lượng thuốc tại các bệnh viện, Sở Y Tế,…. Mục đích nhằm đưa các loại thuốc chất lượng nhất lưu thông trên thị trường.
Trình dược viên: phụ trách khâu phân phối thuốc từ nơi sản xuất đến các nhà thuốc, bệnh viện, phòng khám,… Đây là một vị trí có mức lương hấp dẫn, thời gian linh động, phù hợp với những bạn có khả năng giao tiếp tốt.
Ngoài ra, còn khá nhiều công việc mà một dược sĩ có thể đảm nhận như: giảng viên ngành dược, nhân viên marketing Dược,…
3. Những yếu tố cần có của một Dược sĩ là gì?
Nếu bạn đã hiểu rõ Dược sĩ là gì và có hứng thú với ngành nghề này. Thì đây là những yếu tố mà bạn nhất định phải có khi muốn trở thành một Dược sĩ:
3.1. Trình độ, bằng cấp
Để trở thành dược sĩ, trước tiên bạn cần phải trải qua quá trình đào tạo tại các cơ sở uy tín theo hệ đại học, cao đẳng hoặc trung cấp. Hai khối tuyển sinh chính với ngành Dược là A00 (Toán, Lý, Hoá) và B00 (Toàn, Hoá, Sinh). Ngoài ra, còn có D07 (Toán, Hóa, Anh) và C08 (Văn, Hóa, Sinh).
Tuỳ vào ngôi trường theo học mà thời gian đào tạo cũng khác nhau. Cụ thể, hệ trung cấp dược có thời gian đào tạo là 2 năm, hệ cao đẳng 3 năm và hệ đại học trung bình từ 5 năm. Sau khi kết thúc chương trình học, sinh viên sẽ được cấp văn bằng chuyên môn tương ứng.
Một số cơ sở đào tạo về Dược tiêu biểu ở Việt Nam mà bạn có thể tham khảo: trường đại học Y Hà Nội, trường đại học Dược Hà Nội, Học viện Quân Y, Đại học Y dược Hải Phòng, Đại học Y dược Huế, Trường Đại Học Y dược TP. HCM, Học viện Y dược Cổ truyền Việt Nam, Đại học Y dược Cần Thơ,…
3.2. Kỹ năng chuyên môn
Xem thêm : Hmm là gì? Giải thích ý nghĩa thực sự của Hmm trên facebook
Nắm chắc kỹ năng chuyên môn là điều tất yếu để trở thành một dược sĩ giỏi. Điều sẽ giúp bạn đưa ra được những phương án chữa bệnh và làm việc tối ưu, hiệu quả. Sự nghiệp nhờ vậy mà trở nên rộng mở, thăng tiến nhanh chóng hơn nhiều.
Ngay khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, bạn cần phải học tập và không ngừng nâng cao một số kỹ năng quan trọng sau đây:
- Nâng cấp, học hỏi về khoa học và công nghệ dược
- Kỹ năng trong việc phát minh và sản xuất thuốc
- Kỹ năng hành nghề dược xã hội
- Kỹ năng tư duy logic
3.3. Luôn đặt y đức lên hàng đầu
Dược là ngành nghề cao quý, gắn liền với sứ mệnh bảo vệ sức khỏe nhân loại. Đó cũng chính là lý do tại Dược sĩ yêu cầu rất cao về cả kiến thức chuyên môn lẫn phẩm chất đạo đức.
Những phẩm chất cần có đối với một dược sĩ là gì?
Dược sĩ tốt là người có tính kiên trì, tỉ mỉ cùng ý thức kỷ luật cao. Bởi mỗi một quyết định của họ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, tính mạng con người. Người có tính cách nóng nảy, cẩu thả có thể dẫn tới những sai lầm không thể cứu chữa.
Ngoài ra, cần tập trung cao độ để đưa ra phán đoán chính xác nhất trong mọi tình huống. Nhưng điều quan trọng nhất hơn cả mà dược sĩ nhất định phải nhớ là luôn đặt y đức lên hàng đầu.
4. Mức lương của Dược sĩ sau khi tốt nghiệp
Dược sĩ luôn nằm trong top những ngành nghề có thu nhập đáng mơ ước. Tuy nhiên, con số cụ thể là bao nhiêu còn phụ thuộc vào bậc hạng, kinh nghiệm và vị trí công việc của Dược sĩ là gì.
- Dược sĩ đại học có thể đạt tới mức lương từ 30 – 40 triệu/ tháng. Lý do bởi trình độ của họ có thể tham gia gần như toàn bộ các lĩnh vực liên quan đến ngành Dược.
- Dược sĩ cao đẳng, trung học dao động ở mức 5 – 8 triệu đồng/ tháng khi mới ra trường. Con số này có thể tăng lên 10 – 15 triệu/ tháng khi đã có thâm niên kinh nghiệm từ 2 – 3 năm.
Vừa rồi là giải đáp chi tiết Dược sĩ là gì, Tất tần tật những điều bạn cần biết về ngành nghề này. Dược sĩ thực sự là một nghề có tiềm năng phát triển lớn với thu nhập vô cùng hấp dẫn. Sàn Dược Phẩm hy vọng bạn sẽ không ngừng nỗ lực để hoàn thành ước mơ này nhé!
Fanpage Facebook: Sàn Dược Phẩm
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp