Mã ngạch viên chức giáo viên mầm non [Mới nhất 2024]

Viên chức là những người đang công tác, làm việc trong các tổ chức công lập, và làm việc theo hình thức hợp đồng lao động, trong đó bao gồm cả các giáo viên, các nhân viên làm việc là các trường học, cơ sở giáo dục trên cả nước. Theo Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT tiêu chuẩn bổ nhiệm, xếp lương giáo viên mầm non, quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ chức danh nghề nghiệp của viên chức trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập được phân thành 3 hạng chức danh nghề nghiệp. Bài viết dưới đây của ACC về Mã ngạch viên chức giáo viên mầm non [Mới nhất 2023] hi vọng đem lại nhiều thông tin chi tiết và cụ thể đến Quý bạn đọc.

Bảng mã ngạch viên chức ngành giáo dục mới nhất - Chia Sẻ Kiến Thức Điện Máy Việt Nam

Mã ngạch viên chức giáo viên mầm non [Mới nhất 2023]

1. Khái niệm giáo viên mầm non

Giáo viên mầm non là viên chức giảng dạy chương trình giáo dục mầm non, bao gồm: giáo viên, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập, bao gồm: trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập công lập và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

2. Bảng mã ngạch viên chức giáo viên mầm non

Căn cứ Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 02 năm 2021, chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non bao gồm:

2.1. Giáo viên mầm non hạng III – Mã số V.07.02.26;

2.2. Giáo viên mầm non hạng II – Mã số V.07.02.25;

2.3. Giáo viên mầm non hạng I – Mã số V.07.02.24.

3.Các trường hợp bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non

3.1. Viên chức đã được bổ nhiệm vào các hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non theo quy định tại Thông tư liên tịch số 20/2015/TTLT-BDGĐT-BNV nếu đạt các tiêu chuẩn hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định tại Thông tư này thì được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non như sau:

a) Giáo viên mầm non hạng IV (mã số V.07.02.06) được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III (mã số V.07.02.26);

b) Giáo viên mầm non hạng III (mã số V.07.02.05) được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III (mã số V.07.02.26);

c) Giáo viên mầm non hạng II (mã số V.07.02.04) được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II (mã số V.07.02.25).

3.2. Giáo viên mầm non hạng II (mã số V.07.02.25) được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng I (mã số V.07.02.24) khi được xác định là người trúng tuyển trong kì thi/xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non.

3.3. Giáo viên mầm non hạng II (mã số V.07.02.04) chưa đạt các tiêu chuẩn của hạng tương ứng theo quy định tại Điều 4 Thông tư này thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III (mã số V.07.02.26).

3.4. Giáo viên mầm non mới được tuyển dụng sau khi hết thời gian tập sự theo quy định và được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập đánh giá đạt yêu cầu thì được bổ nhiệm vào đúng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non đã trúng tuyển.

4. Cách xếp lương

4.1. Viên chức được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non quy định tại Thông tư này được áp dụng bảng lương tương ứng ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau:

a) Giáo viên mầm non hạng III, mã số V.07.02.26, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0, từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89;

b) Giáo viên mầm non hạng II, mã số V.07.02.25, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;

c) Giáo viên mầm non hạng I, mã số V.07.02.24, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,0 đến hệ số lương 6,38.

4.2. Việc xếp lương khi bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 1 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức và theo quy định hiện hành của pháp luật. Khi thực hiện chính sách tiền lương mới, việc chuyển xếp sang lương mới thực hiện theo quy định của Chính phủ.

5. Trách nhiệm của người đứng đầu trường mầm non công lập

Người đứng đầu các trường mầm non công lập trực tiếp quản lý, sử dụng viên chức có trách nhiệm:

a) Xây dựng Đề án vị trí việc làm; xác định cụ thể cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non phù hợp với điều kiện của nhà trường và bảo đảm thực hiện các kế hoạch, chiến lược phát triển đội ngũ của nhà trường; rà soát Đề án vị trí việc làm, lập phương án bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với giáo viên mầm non trong trường mầm non công lập thuộc thẩm quyền quản lý; trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền phân cấp;

b) Báo cáo cơ quan có thẩm quyền quản lý theo quy định kết quả bổ nhiệm và xếp lương với giáo viên mầm non;

c) Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non; tạo điều kiện để giáo viên mầm non được đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật;

d) Căn cứ vào nhiệm vụ của hạng chức danh nghề nghiệp để bố trí, phân công nhiệm vụ của giáo viên mầm non hợp lý, phát huy năng lực và hiệu quả công việc của giáo viên mầm non.

Trên đây là bài viết mà chúng tôi cung cấp đến Quý bạn đọc về Mã ngạch viên chức giáo viên mầm non [Mới nhất 2023]. Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm đến Mã ngạch viên chức giáo viên mầm non [Mới nhất 2023], quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn.