Có nhiều người mua mật ong về để qua một thời gian là bị đóng đường ở đáy chai thì lập tức cho rằng đó là mật ong giả, kém chất lượng. Kèm theo là cảm xúc rất bực tức, khó chịu khi đang tự nhiên bỏ tiền ra để mua về mật ong dởm, cuối cùng là đem vứt quách đi.Nhưng không, hãy khoan bạn nhé bởi vì cái lớp đường trắng đục lại chính là dấu hiệu của mật ong thật, chất lượng rất tốt đó. Vậy tại sao mật ong bị đóng đường lại tốt được ? Mời các bạn cùng Mật ong Tây Nguyên cùng đi tìm hiểu nhé.
- Tóm tắt các đặc điểm của thơ thất ngôn bát cú và tứ tuyệt luật Đường
- Có được đổi nguyện vọng sau khi biết điểm, khi nào có điểm thi THPT quốc gia 2023?
- Thay thuốc tránh thai hàng ngày có sao không? Những điều cần lưu ý
- Không có nơi thường trú, làm sao để được cấp căn cước công dân?
- Nâng hạng bằng lái xe từ B2 lên D có phải thi lý thuyết không?
1. Mật ong bị đóng đường là như thế nào ?
Hiện tượng đóng đường (kết tinh) ở mật ong là chuyển từ dạng lỏng thường thấy thành dạng rắn. Ban đầu mật ong kết tinh ở dạng hạt mịn nhỏ li ti rồi chuyển dần sang hạt nhỏ và lớn hơn. Đóng đường cũng có nhiều dạng khác nhau có thể ở đáy chai, miệng chai hoặc đôi khi cả ở phần đáy và miệng. Và những loại mật ong của nhiều loại hoa khác nhau thì cũng có kiểu kết tinh khác nhau.
2. Vì sao mật ong bị đóng đường ?
Mật ong nguyên chất thực ra là hỗn hợp của các loại đường và một số chất khác nữa, nhưng chủ yếu là Glucose (tỷ lệ 31%) và Fructose (tỷ lệ 38,5%). Có thể các bạn chưa biết rằng khi ở nhiệt độ 20 độ C hoặc thấp hơn thì dung dịch nước đường (70% sẽ bị bão hoà và xuất hiện những kết tinh ở đáy chai.
Mật ong đóng đường để lâu thành từng cục
Thực chất mật ong cũng là dung dịch đường, tuy nhiên đặc hơn khá nhiều so với đường thông thường từ 75- 80% thế nên mật ong cũng rất dễ bị kết tinh. Đặc biệt hàm lượng đường Glucose trong mật ong (khoảng 35 đến 40%) khi bị tách nước sẽ tạo thành tinh thể (hay mầm kết tinh) khiến cho mật ong chuyển từ dạng lỏng sang dạng hạt.
Kết luận: Loại mật ong nào càng chứa hàm lượng đường Glucose cao thì càng dễ bị kết tinh. Ngoài ra trong mật ong còn chứa phấn hoa, hạt sáp ong vụn ra cũng là một phần nguyên nhân khiến mật ong bị đóng đường nhanh.
3. Các yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình đóng đường của mật ong.
+ Nhiệt độ:
Xem thêm : 5 loại cây trồng trước nhà phong thủy mang đến thật nhiều may mắn, tiền tài
– Ở dưới 10 độ C thì mật ong rất khó bị đóng đường (nếu để trong tủ lạnh thì mật chỉ đặc và dẻo lại chứ không bị đóng đường)
– Ở khoảng nhiệt độ từ 14- 20 độ C thì mật ong dễ bị kết tinh nhất
– Ở trên 27 độ C là ngưỡng làm cho phần kết tinh của mật ong tan chảy. Nếu bạn bảo quản mật ở nhiệt độ này thì sẽ không bị kết tinh, tuy nhiên nếu nhiệt độ cao hơn thì chất lượng và màu sắc của mật ong sẽ bị ảnh hưởng.
+ Nguồn mật hoa
– Đây là yếu tố quan trọng thứ 2, quyết định đến việc mật ong bị kết tinh nhanh hay chậm. Với những loại mật ong hoa nhãn hay mật ong hoa cà phê thì kết tinh rất chậm. Còn một số loại mật khác thì đô kết tinh nhanh hơn.
+ Hàm lượng nước
Mật ong càng đặc (hàm lượng nước thấp) thì nhanh bị đóng đường hơn, mật càng loãng thì chậm kết tinh hoặc đôi khi không bị kết tinh.
+ Phấn hoa có trong mật ong
Với loại mật ong nguyên chất khi khai thác chắc chắn 100% có lẫn phấn hoa sẽ làm cho mật dễ bị đóng đường. Khi mật ong qua sử lý lọc công nghiệp thì hầu như sẽ không bị đóng đường nữa.
Như vậy, hiện tượng đóng đường ở mật ong là hoàn toàn tự nhiên và chỉ những loại mật ong tốt, mật đặc thì mới bị kết tinh mà thôi.
4. Loại mật ong nào dễ bị đóng đường ?
So với các loại mật ong nguyên chất như mật ong hoa nhãn, mật ong hoa cà phê chậm đóng đương hay mật ong qua lọc công nghiệp không bị đóng đường thì mật ong rừng lại dễ bị đóng đường nhất.
Bởi vì mật ong rừng được khai thác hoàn toàn thủ công, khi lọc có lẫn nhiều phấn hoa và sáp ong li ti.
Mật ong hoa cà phê nguyên chất hầu như không bị đóng đường
5. Nhật biết loại mật ong giả bị đóng đường.
Có nhiều người vì lợi ích kinh tế nên nấu mật ong giả bằng nước đường, phen chua và một ít mật ong để tạo mùi. Tuy nhiên đa phần mật giả thì thường khá loãng lên không bị đóng đường.
Nếu mật ong giả được nấu đặc cũng có thể kết tinh nhưng chỉ ở dưới đáy chai và có đặc điểm sau.
– Kết tinh của mật ong giả đóng thành cục cứng ở dưới đáy chai chứ không phải dạng hạt như mật ong thật.
– Khi cho phần đóng đường này ngâm vào nước nóng thì rất khó tan.
Nếu bạn nghi giờ mật ong mình mua về bị đóng đường là mật ong giả thì chỉ cần đặt vào chậu nước nóng vài lần. Nếu phần kết tinh này tan nhanh thành dạng lỏng thì là mật ong thật còn lâu tan là mật ong giả. Nếm thử phần đóng đường của mật ong thật sẽ thấy tan nhanh trong miệng.
Như vậy, hiện tượng mật ong bị đóng đường là phản ứng hoá học hoàn toàn tự nhiên, đây là một đặc điểm để nhận biết mật ong nguyên chất bạn nhé !
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp