1. Cấu tạo móng tay
Móng tay được cấu tạo bởi nhiều lớp đạm và sừng (keratin), gồm ba phần: đĩa móng, giường móng và mầm móng. Chúng không chỉ giúp bảo vệ ngón tay khỏi chấn thương mà còn ngăn vi khuẩn, tăng cường cảm giác, hỗ trợ hoạt động, đồng thời mang tới tính thẩm mỹ.
Không chỉ có chức năng bảo vệ, móng tay còn mang tính thẩm mỹ và phản ánh tình trạng sức khỏe con người
Móng tay cũng là bộ phận có thể cảnh báo các vấn đề sức khỏe của con người. Khi cơ thể chúng ta khỏe mạnh, móng tay sẽ có màu hồng nhạt với bề mặt nhẵn, không lồi lõm hay có gờ. Đồng thời, phần gốc hình bán nguyệt cũng rõ nét và có màu trắng.
Ngược lại, khi móng tay nhợt nhạt, có thể là dấu hiệu của sự lão hóa, khi chúng đổi thành màu trắng bất thường, có thể do xơ gan, suy tim, suy thận. Móng tay vàng có thể do hút thuốc lá hoặc cũng có thể biểu hiện của đái tháo đường, bệnh tuyến giáp,…
2. Móng tay bị tím có thể là dấu hiệu bệnh gì?
Móng tay bị tím ngoại trừ nguyên nhân do chấn thương hoặc tác động của ngoại cảnh, có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh, chẳng hạn:
Cảnh báo ung thư da
Khi móng tay bị tím bất thường và không mất đi trong một thời gian dài, có thể là dấu hiệu ung thư da. Lúc này, bên dưới móng sẽ có vết tím sẫm hoặc đốm đen. Hiện tượng này có thể gây nhầm lẫn với vết mực hoặc sơn. Ung thư da dưới móng tay thường có tỷ lệ mắc không cao và có thể chữa khỏi hoàn toàn.
Dấu hiệu cơ thể thiếu oxy do mắc bệnh
Đây cũng là nguyên nhân khá phổ biến dẫn tới móng tay bị tím. Một số căn bệnh sau có thể dẫn tới việc cơ thể giảm khả năng trao đổi oxy, cụ thể là:
– Bị bệnh về tim mạch
Với các đường có màu tím hoặc đỏ trên móng tay. Đây là tình trạng xuất huyết dạng mảng và thường đi kèm với sốt, nhịp tim rối loạn hoặc đập yếu. Khi các vết tím đen tồn tại dưới dạng chấm nhỏ, giống như vết máu bầm mà không phải nguyên nhân va đập hay thời tiết, có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng van tim hoặc đái tháo đường.
Xem thêm : Đặc điểm của sự ảnh hưởng của biển đông đến khí hậu nước ta ngoài vùng biển xa bờ
Tim mạch gặp vấn đề có thể khiến khả năng lưu thông máu, trao đổi oxy kém
Cũng liên quan tới bệnh về tim mạch, máu từ tim đi nuôi các vùng khác sẽ bị suy giảm, thiếu khiến cho các đầu ngón tay chân nhợt nhạt hoặc tím tái đi. Theo đó, móng tay cũng không còn hồng hào nữa.
Những người bị tim bẩm sinh có thể xuất hiện khuyết tật tại mạch máu khiến chúng bị hẹp lại, tắc nghẽn, khó lưu thông. Từ đó, móng tay chân cũng trở nên thâm tím.
Khi các mảng xơ vừa cholesterol bị vỡ và kẹt lại trong cách mạch máu ở đầu chi, chúng cũng gây nên tình trạng vết tím lốm đốm.
Bệnh liên quan tới bất thường của tế bào máu: tăng methemoglobin huyết, ngộ độc carbon monoxide hoặc đa hồng cầu có thể ảnh hưởng tới khả năng giải phóng oxy gây tím móng tay.
– Bệnh về phổi
Cũng giống như các bệnh về tim, việc mắc bệnh liên quan tới phổi, chẳng hạn như: viêm phổi, hen suyễn, suy hô hấp, phổi tắc nghẽn mạn hoặc tắc do cục máu đông,… cũng có thể khiến cho lượng oxy cung cấp tới các cơ quan, trong đó có móng tay bị giảm mạnh. Từ đó, gây tình trạng móng tay bị tím.
Cùng với tím móng, các đầu ngón tay có thể bị sưng phồng, to lên và quặp xuống, giống như một chiếc thìa úp ngược (ngón tay dùi trống) là dấu hiệu rất điển hình của việc lượng oxy trong máu thấp, liên quan tới nguyên nhân chức năng phổi, tim kém.
3. Móng tay bị tím khi nào thì cần đến bệnh viện?
Như trên đã nói, có nhiều nguyên nhân làm cho móng tay bị tím và không phải bất cứ trường hợp nào cũng cần đến bệnh viện.
Nếu là do thời tiết, khi cơ thể được sưởi ấm, móng tay sẽ trở lại trạng thái như bình thường, hồng hào và khỏe mạnh nên bạn không cần quá lo lắng.
Với trường hợp do chấn thương, nếu là va đập khiến móng tay bị tím bầm, bạn có thể thực hiện các cách khắc phục:
- Dùng đá để chườm nhằm giảm đau sưng, tan máu bầm. Tuy nhiên, chỉ nên thực hiện trong khoảng tối đa 15 phút bởi lâu hơn có thể gây bỏng lạnh.
- Chườm nóng: bằng cách dùng túi chườm hoặc đắp khăn ấm.
- Những ngày sau, bạn có thể dùng một quả trứng gà nóng đã bóc vỏ để lăn lên đầu ngón tay nhằm làm tan máu bầm, lăn cho tới khi trứng nguội thì thôi.
Va đập có thể khiến tay sưng, tụ máu ở móng
Nếu đã thực hiện những cách trên mà vẫn đau đớn, đi kèm với việc ngón tay sưng lên và qua vài ngày không đỡ, bạn nên đi khám để bác sĩ kiểm tra, đánh giá mức độ nghiêm trọng nhằm có biện pháp khắc phục.
Khi móng tay đột nhiên tím mà không phải hai nguyên nhân trên, đặc biệt, kèm theo các triệu chứng như: khó thở, thở dốc, tim loạn nhịp, khò khè, mệt mỏi,… bạn cần đi khám sớm để phòng ngừa nguy cơ bệnh nghiêm trọng.
Bạn có thể tới các cơ sở y tế uy tín như Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được chuyên gia, bác sĩ đầu ngành khám và xác định rõ nguyên nhân móng tay bị bầm.
Nếu là dấu hiệu nghi ngờ sức khỏe tim, phổi suy giảm, bạn có thể được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm đánh giá hoạt động của tim, phổi như siêu âm, chụp X-quang hoặc một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác.
Ngoài ra, không chỉ khi có dấu hiệu nghi ngờ bệnh mới đi khám mà định kỳ, bạn nên thực hiện kiểm tra sức khỏe tổng quát để phòng ngừa, phát hiện dấu hiệu bất thường từ sớm và kịp thời khắc phục.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm, cùng hệ thống thiết bị hiện đại, tiên tiến sẽ mang tới cho bạn kết quả khám chính xác và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả.
MEDLATEC là địa chỉ bạn có thể thực hiện hầu hết các loại xét nghiệm y khoa
Để biết thêm thông tin về tình trạng móng tay bị tím hoặc cần đặt lịch khám tại MEDLATEC, quý khách hãy gọi đến bệnh viện theo số 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp