CỔNG GIAO DỊCH BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ

Lương tối thiểu vùng là căn cứ quan trọng để người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận mức lương khi giao kết hợp đồng. Qua các năm, mức lương tối thiểu vùng được điều chỉnh phù hợp với tình hình kinh tế xã hội, bảo vệ lợi ích cho người lao động.

Bảng mức lương tối thiểu vùng có sự điều chỉnh qua các năm

Bảng mức lương tối thiểu vùng có sự điều chỉnh qua các năm

1. Bảng mức lương tối thiểu vùng qua các năm

Như đã đề cập, mức lương tối thiểu vùng (theo tháng) là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội.

Theo dõi biến động của mức lương tối thiểu vùng qua các năm có thể thấy rõ sự thay đổi của nền kinh tế từ đó đánh giá các yếu tố tương quan nhằm dự đoán sự thay đổi tình hình kinh tế, lao động của các năm tới.

Dưới đây là bảng tổng hợp mức lương tối thiểu vùng theo các năm từ năm 2008 đến thời điểm hiện tại.

Bảng 1: Mức lương tối thiểu vùng qua các năm Đơn vị: Đồng/tháng

Thông qua bảng thay đổi mức lương tối thiểu vùng qua các năm có thể thấy mức lương này tăng đều qua các năm từ 2008 cho đến năm 2019. Mức tăng lương tối thiểu vùng giao động từ 120.000 đồng (Vùng IV năm 2010) đến 650.000 đồng (Vùng I vào năm 2012).

Giai đoạn từ ngày 1/1/2019 đến 30/6/2022 mức lương tối thiểu vùng được giữ nguyên do nền kinh tế gặp nhiều khó khăn bởi dịch bệnh Covid-19. Từ 1/7/2022 mức lương tối thiểu vùng được điều chỉnh tăng trở lại theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP ngày 12/6/2022.

Nghị định cũng quy định về mức lương tối thiểu theo giờ giúp người lao động làm việc tính lương theo giờ có thể dùng làm căn cứ để thỏa thuận lương với người sử dụng lao động.

Trên đây là bảng mức lương tối thiểu vùng qua các năm Bảo hiểm xã hội điện tử eBH hy vọng có thể giúp người lao động có thêm nhiều thông tin hữu ích. Khi thực hiện giao kết hợp đồng lao động, người lao động cần lưu ý thỏa thuận với người sử dụng lao động mức lương nhận được phải lớn hơn hoặc bằng với mức lương tối thiểu vùng áp dụng tại địa bàn nơi làm việc.