Thách thức của ngành lâm nghiệp Việt Nam trước thị trường Quốc tế

Ngành xuất khẩu gỗ và lâm nghiệp chế biến ở Việt Nam nói riêng, ngành Xuất khẩu nói chung luôn bị ảnh hưởng bởi các thị trường thương mại Quốc tế. Sự ảnh hưởng này dẫn đến nhiều yếu tố cạnh tranh khác nhau của sản phẩm Việt. Trong bài viết này, hãy cùng VNT LOGISTICS tìm hiểu sự cạnh tranh của ngành Xuất khẩu sản phẩm lâm nghiệp và gỗ trên thị trường Quốc tế nhé.

nganh lam nghiep nuoc ta hien nay 1

Tầm quan trọng và sự ảnh hưởng của ngành lâm nghiệp Việt Nam hiện nay

Ngành lâm nghiệp, ngành sản xuất gỗ đóng vai trò chủ lực ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam nhiều năm qua, đặc biệt là đối với ngành xuất khẩu hàng hóa. Cũng từ ngành nghề này, đã tạo điều kiện cho nhiều nông dân và người lao động Việt Nam có công ăn việc làm ổn định.

Theo thống kê, tính đến nay, Việt Nam có hơn 4.500 Doanh nghiệp chế biến và kinh doanh các sản phẩm từ gỗ, từ lâm sản. Trong số đó, 95% là các Doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong vòng 10 năm đổ lại đây, kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản đã tăng từ con số 3,4 tỷ USD (2010) lên đến 11,2 tỷ USD (2019).

Về độ phủ của các sản phẩm lâm sản Việt Nam hiện nay, thì các sản phẩm của chúng ta đã có mặt tại 120 Quốc gia và vùng lãnh thổ. Theo Tổng cục Lâm Nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn dự báo kim ngạch xuất khẩu các dòng sản phẩm gỗ và lâm sản sẽ tiếp tục tăng.

Những thách thức ngành gỗ và lâm sản Việt Nam phải đối mặt khi ra thị trường Quốc tế

Tuy những con số trên đều là tín hiệu đáng mừng cho ngành gỗ công nghiệp và lâm sản Việt Nam. Nhưng để đưa các sản phẩm này ra thị trường Quốc tế, thì Doanh nghiệp Việt vẫn còn phải đối mặt với những thách thức riêng của ngành.

1 3

2023 là năm được dự báo với nhiều khó khăn của tất cả các ngành nghề sản xuất tại Việt Nam. Tất nhiên, đối với ngành xuất khẩu gỗ và các sản phẩm lâm sản cũng sẽ gặp nhiều bất lợi, đối mặt với nhiều khó khăn.

Mặc dù qua Qúy I/ 2023, thương mại toàn cầu có một vài tín hiệu khởi sắc. Tuy nhiên các quan hệ ngoại giao, kinh tế giữa các thị trường kinh tế lớn đang “bùng nổ” nhiều cạnh tranh gay gắt. Do đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt cũng đưa ra quyết định yêu cầu Tổng cục Lâm nghiệp cần phải thúc đẩy nhanh và mạnh việc trồng rừng, bảo vệ rừng. Bởi nếu không có những điều này, Việt Nam sẽ không có đủ “cung” đáp ứng cho “cầu” thế giới. Đồng thời để ngăn chặn những hành vi chống, trốn thuế, ngành khai thác lâm nghiệp cũng đưa ra những phương án nói không với gỗ bất hợp pháp.

Để cập nhật thêm thông tin nhanh nhất về các mặt hàng xuất nhập khẩu xin vui lòng truy cập tại website: https://vntlogistics.com/

Cập nhật tổng hợp từ: Báo Công Thương