Nguyên tắc toàn diện là một phần của nguyên lý mối quan hệ phổ biến nên cũng có những tính chất của nguyên lý này là khách quan và phổ biến. Tuy , nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về nguyên tắc này. Do đó, bài viết này sẽ giới thiệu đến quý bạn đọc về nguyên tắc toàn diện là gì? (Cập nhật 2023).
Nguyên tắc toàn diện là gì? (cập nhật 2023)
1. Nguyên tắc toàn diện là gì?
Nguyên tắc toàn diện trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn là một trong những nguyên tắc phương pháp luận cơ bản, quan trọng của phép biện chứng duy vật.
Nguyên tắc toàn diện đòi hỏi, muốn nhận thức được bản chất của sự vật, hiện tượng và trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải xem xét sự vật trên nhiều mặt, nhiều mối quan hệ của nó.
Nguyên tắc toàn diện đòi hỏi chúng ta nhận thức về sự vật trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật và trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác, kể cả mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp.
Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật. Việc quan sát trong sự tồn tại của sự vật sự việc trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, yếu tố, thuộc tính khác nhau trong tính chỉnh thể của sự vật, hiện tượng ấy và trong mối liên hệ qua lại giữa sự vật, hiện tượng đó với sự vật hiện tượng khác; tránh cách xem xét phiến diện, một chiều.
Thực hiện điều này sẽ giúp cho chúng ta tránh được hoặc hạn chế được sự phiến diện, siêu hình, máy móc, một chiều trong nhận thức cũng như trong việc giải quyết các tình huống thực tiễn, nhờ đó tạo ra khả năng nhận thức đúng được sự vật như nó vốn có trong thực tế và xử lý chính xác, có hiệu quả đối với các vấn đề thực tiễn.
Xem thêm : Cách giúp mèo đẻ tại nhà và xử lý các biến chứng trong/sau sinh bạn nên biết
Nguyên tắc toàn diện đòi hỏi chúng ta phải biết phân biệt các mối liên hệ, phải biết chú ý đến các mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ tất nhiên … để hiểu rõ bản chất của sự vật và có phương pháp tác động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong sự phát triển của bản thân.
Trong hoạt động thực tế, theo quan điểm toàn diện, khi tác động vào sự vật, chúng ta không những phải chú ý tới những mối liên hệ nội tại của nó mà còn phải chú ý tới những mối liên hệ của sự vật ấy với các sự vật khác. Đồng thời, chúng ta phải biết sử dụng đồng bộ các biện pháp, các phương tiện khác nhau để tác động nhằm đem lại hiệu quả cao nhất
Nguyên tắc toàn diện là một phần của nguyên lý mối quan hệ phổ biến nên cũng có những tính chất của nguyên lý này là khách quan và phổ biến. Mối liên hệ giữa các sự vật là có tính khách quan và tính phổ biến vì mọi vật trên thế giới đều có chung bản chất và nguồn gốc, đó là tính vật chất của thế giới. Sự tồn tại khách quan của các sự vật cụ thể đều là biểu hiện của mối liên hệ bên trong và mối liên hệ bện ngoài. Không có mối liên hệ giữa các yếu tố bên trong thì không có bản thân sự vật đó, không có mối liên hệ giữa sự vật với những vật xung quanh thì sự vật đó củng không có điều kiện để tồn tại được. Bên cạnh đó sự vật nào vùng là khâu trung gian và mối giới của nhau, do đó mà các sự vật liên hệ với nhau thành một thể thống nhất mà môi sự vật trong đó đều là một bộ phận hay một khâu của nó.
2. Nội dung của nguyên tắc toàn diện trong nhận thức và thực tiễn
– Nguyên tắc toàn diện trong sự đối lập với chủ nghĩa chiết trung và thuật nguỵ biện, phản ánh mối liên hệ chủ yếu để rút ra những mặt, những mối liên hệ tất yếu của sự vật, hiện tượng đó; nhận thức chúng trong sự thống nhất hữu cơ nội tại bởi chỉ có như vậy, nhận thức mới có thể phản ánh được đầy đủ nhất sự tồn tại khách quan với nhiều thuộc tính, nhiều mối liên hệ, quan hệ và tác động qua lại của các khách thể nhận thức.
– Nguyên tắc toàn diện xem xét mối liên hệ gắn với nhu cầu thực tiễn; không viển vông, ảo tưởng bởi mối liên hệ giữa sự vật, hiện tượng với nhu cầu của con người rất đa dạng, trong mỗi hoàn cảnh, chỉ phản ánh được mối liên hệ nào đó phù hợp với nhu cầu của con người nên nhận thức về sự vật, hiện tượng cũng mang tính tương đối, không đầy đủ, không trọn vẹn. Nắm được điều đó, sẽ tránh được việc tuyệt đối hoá những tri thức đã có, xem đó là những chân lý bất biến, tuyệt đối mà không bổ sung, không phát triển. Chỉ có như vậy mới thấy được vai trò của các mặt trong từng giai đoạn cũng như của toàn bộ quá trình vận động, phát triển của từng mối quan hệ cụ thể của sự vật, hiện tượng.
– Nguyên tắc toàn diện xem xét mối liên hệ đồng bộ; không cục bộ, phiến diện; nghĩa là trong thực tiễn, phải áp dụng đồng bộ một hệ thống các biện pháp, các phương tiện khác nhau để tác động làm thay đổi các mặt, các mối liên hệ tương ứng của sự vật, hiện tượng. Song trong từng bước, từng giai đoạn phải nắm đúng khâu trọng tâm, then chốt để tập trung lực lượng giải quyết, tránh dàn trải.
– Nguyên tắc toàn diện dự báo được khả năng vận động, phát triển; tránh trì trệ, bảo thủ.
Ví dụ:
Quan điểm này thể hiện trong tất cả các hoạt động có tác động của phản ánh quan điểm. Như những ví dụ trong đánh giá một con người với những mặt khác nhau phản ánh trong con người họ. Không thể chỉ thực hiện quan sát phiến diện từ những thể hiện bên ngoài để đánh giá tính cách hay thái độ, năng lực của họ. Cũng không thể chỉ dựa trên một hành động để phán xét con người và cách sống của họ.
Xem thêm : Trà có chứa calo không?
Khi đánh giá, cần có thời gian cho sự quan sát tổng thể. Từ những phản ánh trong bản chất con người, các mối quan hệ của người này với người khác. Cách cư xử cũng như việc làm trong quá khứ và hiện tại. Những nhìn nhận và đánh giá trên từng khía cạnh và kết hợp với nhau sẽ cho ra những quan điểm toàn diện. Từ đó mà cách nhìn nhận một người được thực hiện hiệu quả với các căn cứ rõ ràng. Nó không phải là những phù phiếm của nhận định. Chỉ khi hiểu hết về người đó bạn mới có thể đưa ra các nhận xét.
3. Một số câu hỏi thường gặp
Sẽ ra sao nếu không tôn trọng nguyên tắc toàn diện?
Mắc phải ba sai lầm là chủ nghĩa phiến diện, chủ nghĩa chiết trung, chủ nghĩa ngụy biện:
+ Chủ nghĩa phiến diện là cách xem xét chỉ thấy một mặt, một mối quan hệ, tính chất nào đó mà không thấy được nhiều mặt, nhiều mối quan hệ, nhiều tính chất của sự vật; chỉ xem xét sự vật ở một góc độ hay từ một phương diện nào đó mà thôi.
+ Chủ nghĩa chiết trung là cách xem xét chỉ chú ý đến nhiều mặt, nhiều mối liên hệ của sự vật nhưng không rút ra được mặt bản chất, không thấy được mối liên hệ cơ bản của sự vật; mà coi chúng như nhau, kết hợp chúng một cách vô nguyên tắc, tùy tiện.
+ Chủ nghĩa ngụy biện là cách xem xét qua đó đánh tráo cái cơ bản với cái không cơ bản, cái chủ yếu với cái thứ yếu,… hay ngược lại nhằm đạt được mục đích hay lợi ích của mình một cách tinh vi.
Vận dụng nguyên tắc toàn diện đối với nền kinh tế?
Nhà nước vẫn thừa nhận vai trò tích cực của các thành phần kinh tế khác cũng như thừa nhận sự tồn tại của hình thức sở hữu tư nhân.
Vận dụng nguyên tắc toàn diện vào chính trị?
Đảng cộng sản Việt Nam xác định phải ngày càng hoàn thiện cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nâng cao năng lực lãnh đạo và năng lực tổ chức thực tiễn của Đảng, Nhà nước phải được xây dựng thành Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, quản lý xã hội bằng pháp luật. Đổi mới chính trị thể hiện ở đổi mới tổ chức, đổi mới bộ máy, phân cấp lãnh đạo của Đảng, dân chủ hóa trước hết từ trong Đảng. Tăng cường quốc phòng an ninh: bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ bảo vệ an ninh quốc gia trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa.
Vận dụng nguyên tắc toàn diện vào văn hóa – xã hội?
Đảng ta coi nguồn lực con người là quý báu nhất, có vai trò quyết định đối với sự phát triển của đất nước. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Cùng với sự đẩy mạnh phát triển kinh tế, chính trị, Đảng ta chủ trương giải quyết tốt các vấn đề xã hội coi đây là một hướng chiến lược thể hiện bản chất ưu việt của chế độ ta. Phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Trên đây là toàn bộ nội dung về Nguyên tắc toàn diện là gì? (cập nhật 2023) mà chúng tôi muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu vấn đề, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất. Chúng tôi có các dịch vụ hỗ trợ mà bạn cần.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp